7. Bố cục
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về phòng tránh rủi ro trong giao kết và
và thực hiện hợp đồng bán hàng đa cấp
Từ khi xuất hiện, trải qua bao thăng trầm, thậm chí là bị coi như một phương thức kinh doanh bất chính, đến nay BHĐC đã được công nhận rộng rãi và vô cùng phát triển, vai trò quan trọng của mô hình BHĐC trong nền kinh tế toàn cầu đã được thừa nhận rộng rãi.
Trong nền kinh tế thị trường, do nhu cầu của việc trao đổi hàng hóa dịch vụ, các hoạt động trung gian thương mại đã xuất hiện, bao gồm đại diện, đại lý, môi giới và ủy thác mua bán hàng hóa. Có thể thấy bóng dáng của hoạt động BHĐC trong từng hình thức trung gian thương mại kể trên. Cụ thể, BHĐC mang đặc tính của hình thức đại diện ở việc người tham gia hoạt động BHĐC thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và được hưởng thù lao. Bên cạnh đó, những người tham gia BHĐC đóng vai trò là trung gian cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (doanh nghiệp và người tiêu dùng) và được hưởng thù lao khi hoàn thành công việc, đó chính là đặc điểm
33
của hình thức môi giới. Các doanh nghiệp và người tham gia BHĐC ký kết hợp đồng thỏa thuận việc người tham gia bán hàng hóa cho doanh nghiệp và hưởng thù lao, đây chính là đặc điểm của hình thức đại lý. Cuối cùng, những NPP thực hiện các hoạt động tiếp thị bán hàng hóa vì lợi ích của doanh nghiệp nhưng lại được toàn quyền quyết định việc mua bán với người tiêu dùng, tức là nhân danh chính mình để giao dịch với khách hàng, đây là đặc điểm của hình thức ủy thác thương mại. Như vậy, hoạt động BHĐC không phải là hình thức trung gian thương mại nhưng lại mang đặc điểm của cả bốn hình thức trung gian, chính vì vậy việc quản lý hoạt động này nói chung và phòng ngừa rủi ro trong giao kết và thực hiện hợp đồng đa cấp nói riêng đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và chặt chẽ để nó thực sự phát huy hiệu quả trong nền kinh tế.