Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Đề tài pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại việt nam (Trang 63 - 64)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1 Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật

- Thứ nhất, chưa đảm bảo tính đồng bộ trong quy định về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, trong khi Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có quy định biện pháp ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, song Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo không quy định chi tiết vấn đề này và hơn nữa, các văn bản pháp luật về thuế cũng không hướng dẫn cụ thể. Có thể nói, chưa có sự thống nhất trong việc quy định các biện pháp ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi

nghiệp nói chung và cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng dẫn đến các biện pháp ưu đãi thuế vẫn chưa được rõ ràng và áp dụng hiệu quả. - Thứ hai, các chính sách, các quy định hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã “cụ thể” nhưng chưa thực sự “chi tiết” như: hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ đào tạo… Các hình thức hỗ trợ chỉ mới dừng lại ở mặt nội dung mà chưa có hướng triển khai chi tiết vào thực tiễn.

- Thứ ba, phần lớn các nội dung hỗ trợ này có phạm vi đối tượng rộng, dàn trải và dành cho các DNNVV nói chung, chưa có sự định hướng riêng cho nhóm đối tượng đặc thù, cụ thể là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Thứ tư, các quy định pháp luật về điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn còn khá khắt khe dẫn đến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa đáp ứng được. Cụ thể là tại Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh quy định về một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế là văn bản còn nhiều quy định khắt khe, nhất là đối với việc hỗ trợ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sỡ hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Như vậy, doanh nghiệp phải có dự án cải tiến mang tính khả thi và hiệu quả thì mới nhận được hỗ trợ dự án cải tiến công nghệ quản lý tiên tiến. Trong khi, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới ra đời chưa thể đáp ứng việc đổi mới, cải tiến công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao ban hành kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ. Quy định pháp luật này là khắt khe đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bước đầu hoạt động và phát triển gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, với những ràng buộc về điều kiện nêu trên, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ rất khó tiếp cận được sự hỗ trợ về đổi mới công nghệ hiện nay. Điển hình tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong năm 2019 chưa có một doanh nghiệp nào nhận được sự hỗ trợ về đổi mới công nghệ. Có thể nói, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần quy định tạo điều kiện thuận lợi hơn giúp cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bước đầu nhận được sự hỗ trợ để có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo bước đà quan trọng để phát triển

Một phần của tài liệu Đề tài pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)