Nội dung pháp luật điều chỉnh về lao động cưỡng bức

Một phần của tài liệu Đề tài lao động cưỡng bức theo quy định của pháp luật lao động việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 31)

Hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế về LĐCB khá đồ sộ, bao gồm: Bộ luật Nhân quyền quốc tế (ba văn kiện nhân quyền của Liên Hợp Quốc gồm Tuyên ngôn chung về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa); trong các công ước và Nghị định thư của ILO (Công ước 29 về LĐCB và bắt buộc năm

1930 của ILO; Công ước 105 về xóa bỏ LĐCB năm 1957 của ILO; Công ước 182 về Việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999 của ILO; Khuyến nghị số 35 về LĐCB gián tiếp năm 1930

của ILO; Khuyến nghị số 190 về Việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999 của ILO…), trong các Hiệp định

thương mại quốc tế, khu vực (Hiệp định thương mại về Hàng rào kỹ thuật - TBT, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, …). Theo nội dung các

Công ước Quốc tế này, có thể nghiên cứu nội dung của pháp luật về lao động

cưỡng bức theo hai nhóm cơ bản sau đây:

2.2.2.1. Nhóm quy định pháp luật về đối tượng bị LĐCB cũng như các hình thức chống LĐCB:

Đối tượng bị LĐCB rất đa dạng, bao gồm người trưởng thành cũng như

trẻ em, không phân biệt giới tính, trình độ, không phân biệt quốc tịch dù là công dân của quốc gia nào. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉhướng tới đối tượng bị LĐCB là người lao động trong các quan hệ lao động (bao gồm NLĐ trưởng thành và lao động trẻ em).

Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của NLĐ di trú 2007

(Điều 2) nhận định: việc NLĐ di trú không có giấy tờ tùy thân không phải là lỗi của NLĐ, các nước thành viên có nghĩa vụ hợp tác để bảo vệ NLĐ di trú, tránh

việc làm, trả công và tiếp cận bình đẳng với công việc và điều kiện sống đàng hoàng cho NLĐ; hỗ trợ NLĐ di trú là nạn nhân của phân biệt đối xử, lạm dụng, bóc lột và bạo lực được tiếp cận hệ thống pháp luật và tư pháp quy định tại khoản 4 và 5 điều 2 Tuyên bố ASEAN là một trong những quy định pháp lý nhằm chống và xóa bỏ LĐCB của cộng đồng các nước ASEAN, và đó cũng

chính là mục tiêu tìm kiếm giải pháp trung và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng

LLLĐ và xây dựng LLLĐ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (Điều 6) để

nhằm hướng đến việc phát triển kinh tế xã hội phát triển bền vững, toàn diện và rộng rãi (Điều 25) được nêu ở Tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ

17 họp ngày 18/10/2010 tại Hà Nội. Đối với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16/12/1966 khẳng định “không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một

cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm” (Điều 7) và “không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệđều bị cấm; không ai bị bắt làm nô dịch; không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức…” (Điều

8). Trong Công ước 29 tại Điều 4 khẳng định “Cơ quan có thẩm quyền không

được áp đặt hoặc cho phép áp đặt việc LĐCB hoặc bắt buộc vì lợi ích của những

tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân”. “Không một sự nhượng quyền nào cho những tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân nhằm áp đặt một hình thức LĐCB

hoặc bắt buộc nào đó nhằm sản xuất hoặc thu hoặc những sản phẩm mà những

tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân ấy sử dụng hoặc buôn bán” (Điều 5 Công

ước 29). Theo đó, Điều 2 Công ước 105 cũng khẳng định trách nhiệm và nghĩa

vụ bắt buộc của các nước tham gia Công ước là phải “cam kết sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ ngay và toàn bộ LĐCB bắt buộc, như đã quy định tại Điều 1, Công ước này”. Để chống LĐCB, mỗi nước thành viên cần xem

xét đến tầm quan trọng của giáo dục trong việc xoá bỏ nạn lao động trẻ em, tiến hành các biện pháp hữu hiệu và trong một thời gian định sẵn để: a) ngăn chặn trẻ

em khỏi những hình thức lao động tồi tệ nhất; b) có sự trợ giúp trực tiếp cần thiết và thích hợp cho việc đưa trẻ em ra khỏi những hình thức lao động tồi tệ và

phục hồi chức năng và đưa trẻ hòa nhập vào xã hội; c) đảm bảo việc tiếp cận nền giáo dục không phải trả tiền và hướng nghiệp dạy nghề tại bất kỳnơi nào nếu có thể và cần thiết, cho tất cả các đối tượng trẻ em được đưa ra khỏi các hình thức

lao động tồi tệ nhất; d) xác định và tiếp cận với những trẻ em có nguy cơ cao và e) tính đến hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em gái là nội dung được đề cập tại khoản

2 Điều 7 Công ước 182. Điều 2 Khuyến nghị 35 về LĐCB gián tiếp thì quy định cần tránh các hình thức gián tiếp tạo ra sức ép kinh tế giả tạo đối với người dân khiến họ phải tìm kiếm việc làm có trả lương, đặc biệt là những hình thức như: a) đưa ra các loại thuế và hình thức đóng thuế khiến cho họ phải tìm kiếm việc

làm có hưởng lương trong các doanh nghiệp tư nhân; b) áp đặt các biện pháp hạn chế về sở hữu, định cư, hoặc sử dụng đất đai gây khó khăn cho việc kiếm sống của những người canh tác độc lập; c) mở rộng một cách thái quá tình trạng lang thang kiếm sống; d) thông qua luật pháp hạn chế sự di chuyển dẫn đến một số lao động phục vụ cho những người có địa vị ưu thế hơn so với những NLĐ khác. Văn bản này cũng khuyến nghị không nên có bất kỳ hạn chế nào về dòng chuyển dịch lao động tự nguyện từ một hình thức thuê mướn này sang một hình thức thuê mướn khác hoặc là từ vùng này sang vùng khác mà những hạn chế đó

có thể gây sức ép đối với những NLĐ buộc họ phải xin việc trong một ngành nghề hoặc một vùng nào đó, trừ khi những hạn chế đó đã được cân nhắc là cần thiết vì lợi ích của dân chúng hoặc của chính những NLĐ có liên quan (Điều 3 Khuyến nghị 35).

Khuyến nghị 190 của ILO tại Điều 8 cũng quy định việc các nước thành viên nên thành lập hay chỉđịnh những cơ chế cấp quốc gia thích hợp để giám sát và thực hiện những quy định quốc gia về việc cấm và loại bỏ những hình thức

lao động trẻ em tồi tệ nhất. Để đảm bảo việc thi hành có hiệu quả những quy

định quốc gia về việc cấm và loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ

nhất. Khuyến nghị có nhắc đến việc các nước thành viên nên quy định ngay những biện pháp hành chính dân sự hay hình sự, ví dụ như một hệ thống giám

tồi tệ nhất, và trong trường hợp thường xuyên vi phạm có thể xem xét việc tạm thời hay vĩnh viễn rút giấy phép hoạt động (Điều 14). Hiệp định thương mại quốc tế và khu vực là những văn bản pháp lý không đề cập đến LĐCB, việc điều chỉnh các văn bản này nhằm hướng đến sự tự do lưu chuyển hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, xuất nhập khẩu hàng hóa để hạn chế và chống bán phá;

nhưng những quy định này gián tiếp ngăn ngừa, chống sử dụng LĐCB trên thực tếở doanh nghiệp các nước tham gia

2.2.2.2. Nhóm quy định pháp luật về xửlý hành vi lao động cưỡng bức.

Điều 6 Công ước về Nô lệ 1926 quy định “Hành vi nô dịch hóa người khác hay xúi giục người khác tự biến mình hay một người phụ thuộc vào mình thành nô lệ, hoặc tòng phạm hay tham gia và âm mưu thực hiện những hành vi đó, sẽ

bị coi là tội phạm hình sự”. Điều 25 Công ước 29 còn quy định về trách nhiệm

đối với việc sử dụng lao động bất hợp pháp, theo đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng các hình phạt thích hợp. Khuyến nghị 190 nêu rõ, các

nước thành viên nên quy định những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất sau

đây là tội phạm: a) Tất cả các hình thức nô lệ hay những tập tục tương tựnhư nô

lệ, ví dụ như việc buôn bán trẻ em, giam giữ thế nợ, lao động khổ sai, lao động

cưỡng ép hay bắt buộc để sử dụng trong các cuộc xung đột vũ trang; b) Việc sử

dụng, mua bán hay dụ dỗ trẻ em cho mục đích mại dâm sản xuất sách báo đồi trụy hay các cuộc biểu diễn khiêu dâm; c) Sử dụng mua bán hay dụ dỗ trẻ em cho các hoạt động bất hợp pháp đặc biệt cho việc sản xuất và buôn lậu ma túy

như đã được định nghĩa trong các Hiệp ước quốc tế có liên quan, hay cho các hoạt động có liên quan đến việc mang hay sử dụng súng trường hay các loại vũ

khí khác một cách bất hợp pháp (Điều 12). Vì ILO là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, là tổ chức liên chính phủ quốc tế bao gồm các quốc gia, cấu trúc tổ chức theo cơ chế ba bên – gồm đại diện từ chính phủ, NSDLĐ và NLĐ

tại các quốc gia thành viên. Chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định là tổ chức bảo vệ NLĐ không giới hạn đối tượng, lĩnh vực ngành nghề; đối với những vấn đề về quyền con người, về an sinh xã hội như: cưỡng bức lao động,

phân biệt đối xử. Do đó, văn bản quốc tế trực tiếp điều chỉnh đến LĐCB chủ yếu là từ ILO. Bên cạnh đó còn hàng trăm văn bản, Công ước, thỏa thuận quốc tế

gián tiếp chống LĐCB, bảo vệ con người của Liên Hợp Quốc như: Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội ác A-pác-thai năm 1973; Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hay trừng phạt dã man, vô

nhân đạo hay hạ nhục con người thông qua ngày 10/12/1984; Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1977); Tuyên ngôn về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (1963); Tuyên bố về xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ

(1967); Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội (1969); Công ước ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng (1948); Công ước về xóa bỏ về tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979).

Một phần của tài liệu Đề tài lao động cưỡng bức theo quy định của pháp luật lao động việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 31)