B. NỘI DUNG
2.3.1.2. Chính sách pháp luật của Nhà nước
95 Mỹ Lan, (2019), “Việt Nam xếp trong nhóm “Non trẻ” về mức độ sẵn sàng cho Cách mạng 4.0”, https://www.msn.com/vi-vn/news/other/vi%E1%BB%87t-nam-x%E1%BA%BFp-trong-nh%C3%B3m-non- tr%E1%BA%BB-v%E1%BB%81-m%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%99-s%E1%BA%B5n-
s%C3%A0ng-cho-c%C3%A1ch-m%E1%BA%A1ng-40/ar-AAEXpHA#page=2, ngày truy cập: 04/10/2019
96 Nguyễn Mạnh Hùng (2019), “ Viễn thông trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0”,
http://phutho.gov.vn/chinhquyendientu/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=206771, ngày truy cập: 04/10/2019.
84
Hiện nay, nhà nước ta đã và đang từng bước triển khai hoạt động xây dựng khung pháp lí về tiền ảo nói chung.
Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2018 về tăng cường các hoạt động liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác của Thủ tướng Chính phủ được xem là động thái chính thức của nhà nước liên quan đến vấn đề tiền ảo. Từ thực tiễn liên quan đến tiền ảo đang diễn ra trên thế giới, nhà nước ta đã đang từng bước hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật trên cơ sở tham khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. Từ đó “a) Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra; b) Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; c) Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế”97.
Có thể nhận thấy rằng, trong quá trình hội nhập sâu và rộng như hiện nay thì chủ trương của Đảng và nhà nước ta như vậy là hoàn toàn đúng đắn và mang tính chất quyết định quan trọng đối với nền kinh tế thị trường phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ như hiện nay. Vì vậy, thiết nghĩ cần đẩy mạnh
97 Quyết định số 1255/QĐ-TTr ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo
85
hơn nữa công tác xây dựng khung pháp lí về tiền ảo để kịp thời theo kịp đà phát triển của thế giới về mọi phương diện.