4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tình huống về chủ thể trong tố tụng dân sự
Yêu cầu về kiến thức:
Mỗi ngành luật đều tồn tại các mối quan hệ pháp luật phát sinh giữa các chủ thể với nhau. Theo đó, trong TTDS tồn tại 02 nhóm chủ thể, bao gồm: nhóm chủ thể tiến hành tố tụng và nhóm chủ thể tham gia tố tụng.
28
- Để giải quyết được tình huống, người học cần hiểu được quy định của pháp luật TTDS về các chủ thể được điều chỉnh theo hai nhóm chủ thể nêu trên: + Nhóm chủ thể tiến hành TTDS bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
+ Nhóm chủ thể tham gia tố tụng bao gồm: nhóm chủ thể là đương sự và nhóm người tham gia tố tụng khác.
- Xác định năng lực chủ thể của đương sự dựa vào các quy định về chủ thể trong BLDS.
- Xác định được tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể trong tình huống để từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án.
Yêu cầu về kỹ năng:
Trong nhóm tình huống này người học cần có các kỹ năng sau đây:
Kỹ năng nghiên cứu quy phạm pháp luật được áp dụng trong việc đọc, hiểu các quy định của pháp luật về chủ thể trong TTDS.
Kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật: đối với chủ thể trong TTDS còn được điều chỉnh bởi các luật liên quan như BLDS, Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động,.. nên khi gặp một tình huống cụ thể, chủ thể đó được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật thì người học phải rà soát để nắm được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó.