Kết hợp mô hình học tập qua trải nghiệm với chu trình PDCA

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng mô hình này vào trong quá trình giảng dạy học phần văn hóa – xã hội nhật bản tại trường đại học bà rịa – vũng tàu (Trang 102 - 107)

I- Ổn định lớp và triển khai hoạt động trải nghiệm:

2.2.3. Kết hợp mô hình học tập qua trải nghiệm với chu trình PDCA

Từ nội dung lí thuyết của mô hình học tập qua trải nghiệm và thực tế vận dụng, chúng tôi thấy rằng mô hình thật sự phát huy tác dụng khi kết hợp nhuần nhuyễn với chu trình PDCA để tạo ra một giải pháp kỹ thuật trong dạy và học, qua đó phát huy tối đa vai trò của người dạy và khả năng tích cực, chủ động của người học, góp phần cải tiến chất lượng giáo dục qua từng bài học cụ thể.

Chu trình PDCA là từ viết tắt của Plan (kế hoạch) - Do (thực hiện) - Check (kiểm tra) - Action (cải tiến), trong đó các tiêu chuẩn được thiết lập theo nội dung các bước từ kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra và cuối cùng là cải tiến. Đây một qui trình được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau hay còn gọi là chu trình cải tiến liên tục.

Dựa trên phương pháp khoa học được phát triển từ tác phẩm của Francis Bacon (1620), mô tả tiến trình 3 bước là” “giả thuyết” - “thực nghiệm” - “lượng giá”, Walter Andrew Shewhart (1891-1967) đã phác thảo 4 thành tố quan trọng được xem là nguyên lí của chu trình chất lượng ngày nay. Trong những năm cuối thập niên 30 của thế kỉ XX, những ý tưởng của Shewhart được mở rộng từ quản lí chất lượng công nghiệp sang những lĩnh vực khoa học khác. Đến thập niên 50 (thế kỉ XX), William Edwards Deming đã cải tiến Chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) từ nền tảng lý thuyết của Walter A. Shewhart thành một phiên bản hoàn chỉnh. Chu trình PDCA được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II.

Cho đến nay, chu trình PDCA được các cở sở giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng nhiều thập kỷ qua và sự hiệu quả của nó đã được chứng minh. Một ví dụ cụ thể về việc áp dung chu trình PDCA để cải tiến đề cương chi tiết môn học:

 Plan: Lên kế hoạch cải tiến đề cương chi tiết

 Do: Tổ chức họp hoặc khảo sát lấy ý kiến của các bên liên quan tiến hành hiệu chỉnh đề cương.

 Check: Đánh giá sự phù hợp của đề cương với chuẩn đầu ra của chương trình

 ACT: Từ các kết quả đánh giá tiến hành những hiệu chỉnh phù hợp để bắt đầu cho một chu trình hiệu chỉnh đề cương mới.

Có thể nói, nội dung của chu trình này thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Hình 2.20: Mô phỏng của qui trình PDCA

Và hiệu quả của chu trình này chính là liên tục cải tiến chất lượng cho những lĩnh vực áp dụng.

- 101 -

Chu trình PDCA đã được nghiên cứu xây dựng phù hợp với mục tiêu và đánh giá kết quả học tập ở học phần “Văn hóa – xã hội Nhật Bản” thể hiện theo trình tự sau đây:

Giai đoạn Plan – Lên kế hoạch

Xác định mục tiêu bài học

 Xác định các mục tiêu cụ thể cho từng chương, mục

 Xác định các chỉ tiêu, chỉ số sinh viên cần đạt được khi giải quyết vấn đề (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

Xây dựng giáo án và chuẩn bị bài giảng

 Phân tích nội dung bài học

 Xác định phương pháp giảng dạy phù hợp với từng chương, mục

 Lập bảng phân bổ thời gian dạy – học và thiết kế phiếu tự đánh giá cho sinh viên (Can-do check)

 Chuẩn bị giáo cụ phù hợp

Giai đoạn Do – Thực hiện

Tổ chức hoạt động: dạy – học

 Giảng viên phổ biến cho sinh viên các mục tiêu và mức độ cần đạt được sau mỗi chương, mục.

 Giảng viên tổ chức các hoạt động dạy trên lớp

 Sinh viên tham gia vào quá trình dạy – học một cách tích cực, chủ động theo sự điều phối của giảng viên

Giai đoạn Check – Kiểm tra

 Giảng viên phát phiếu “Can – do check” cho sinh viên. Trên phiếu thể hiện các nội dung: Đề mục và

Sinh viên tự đánh giá quá trìnhhọc của bản thân

mục tiêu của từng chương, mục và mức độ sinh viên đạt được (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

 Sinh viên tự check vào phiếu để đánh giá năng lực của bản thân và tìm ra nguyên nhân

Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên

 Giảng viên tiến hành cho sinh viên làm những bài kiểm tra nhỏ trước khi vào bài học mới.

 Kết quả và phân tích kết quả

Giai đoạn Action – Cải tiến

Cải tiến qui trình dạy – học

 Xác định những nguyên nhân khiến sinh viên không đạt được kết quả như mong muốn và tìm giải pháp khắc phục.

 Lập kế hoạch cải tiến qui trình dạy – học (phương pháp giảng dạy, giáo cụ, …)

Kết quả thu được khi ứng dụng mô hình học tập qua trải nghiệm kết hợp với chu trình PDCA sẽ phát huy tối đa vai trò của người dạy và khả năng của người học, qua đó liên tục cải tiến chất lượng giáo dục. Cụ thể:

- Đối với người dạy: người dạy không chỉ đảm nhận vai trò là người truyền đạt tri thức mà còn có thể tạo ra môi trường để sinh viên học tập và tự đánh giá năng lực sau mỗi tiết học bằng cách phổ biến cho sinh viên các mục tiêu bài học; đưa ra vấn đề, thiết lập phạm vi/giới hạn; hỗ trợ và dẫn dắt quá trình học tập và đánh giá của sinh viên.

- 103 -

- Đối với người học: chu trình này không chỉ giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc mà còn giúp các em hiểu rõ hơn về năng lực bản thân và có thể tự đánh giá đúng khả năng của mình ngay sau mỗi tiết học.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Đề tài vận dụng mô hình này vào trong quá trình giảng dạy học phần văn hóa – xã hội nhật bản tại trường đại học bà rịa – vũng tàu (Trang 102 - 107)