- Dữ liệu thứ cấp: Được lấy chủ yếu từ những nguồn như sách, giáo trình, tạp chí, tài liệu chuyên môn, web…và các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật điều tra bằng bảng câu hỏi với 200 sinh viên ngẫu nhiên đang học tại trường Đại học Tây Nguyên.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:
- Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, tức là có thể tiếp cận các đối tượng khảo sát ở bất cứ nơi đâu trong khuân viên của trường Đại học Tây Nguyên như giảng đường, thư viện, phòng tự học, …
- Kích thước mẫu:
Theo Hoàng Trọng (2005), trong phân tích nhân tố thông thường số quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến.
Công thức tính số lượng mẫu sẽ là: N = 5*m Trong đó:
- N là số lượng mẫu cần thiết - m là số biến quan sát
Mô hình khảo sát trong nghiên cứu này gồm 5 biến đại diện và 29 biến quan sát, số lượng mẫu cần thiết là : N= 5*26= 135.
Như vậy số lượng mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là từ 135 mẫu. Do tổng thể nghiên cứu lớn bao gồm là tất cả sinh viên đang học tập tại Đại học Tây Nguyên (12.867 sinh viên số liệu tính đến năm 2019), nên để đảm bảo tính đại diện và tính chính xác cao chúng tôi quyết định điều tra 200 sinh viên.
Đánh giá của sinh viên đối với CLDV ngân hàng Agribank chi nhánh Đại học Tây Nguyên với các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert bao gồm 5 mức độ: (1) Rất không hài lòng; (2) không hài lòng; (3) bình thường; (4) hài lòng; (5) rất hài lòng