Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 26 - 29)

b. Các tuyến du lịch biể n đảo đang được khai thác:

3.1.2. Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

3.1. Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên

3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng

Tác giả căn cứ vào bối cảnh và xu hướng phát triển du lịch biển - đảo của Nhà nước, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cùng các văn bản về quy hoạch phát triển KT – XH, trong đó phát triển lịch nói chung và du lịch biển đảo nói riêng để xác định các định hướng, làm cơ sở xây dựng định hướng và giải pháp.

3.1.2. Định hướng phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đến năm 2030

3.1.2.1. Định hướng chung phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

Trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn 2025 nhấn mạnh: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch để tạo bước đột phá theo hướng phát triển nhanh và bền vững; tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ. Tập trung đầu tư các tuyến, điểm du lịch phát huy được ưu thế của các di tích - danh thắng quốc gia, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch biển, đảo, đầm, vịnh, rừng núi và nét văn hóa đặc trưng”.

3.1.2.2. Định hướng cụ thể a. Phát triển thị trường:

- Thị trường khách DL quốc tế: Thị trường tiềm năng: chủ yếu bao gồm các nước khối Tây Âu, Ấn Độ và Trung Đông là những nước có khả năng khai thác dài hạn do lượng khách đi DL nước ngoài từ các nước này hàng năm khá đông. Bên cạnh đó, thị trường các nước ASEAN là thị trường tiềm năng của DL Phú Yên vì giá cả hợp với mức thu nhập của người dân ở các nước này, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ hơn; Thị trường trọng điểm: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ) là những thị trường có khả năng đến Phú

21

Yên dễ dàng trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần, được xác định gồm một số thị trường khách nội địa và thị trường khách quốc tế truyền thống;

- Thị trường khách DL nội địa: Tập trung khai thác các nguồn khách DL trọng điểm đến từ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, NTB - Tây Nguyên) qua hệ thống đường không, đường bộ, ... Đặc biệt, ưu tiên mở rộng thị trường khách ra các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh thuộc Tây nam Bộ. Việc định hướng khai thác thị trường khách DL chính là cơ sở xây dựng các chiến lược về sản phẩm DLBĐ, xây dựng chính sách tiếp thị phù hợp để thu hút khách DL đến Phú Yên.

b. Định hướng sản phẩm du lịch biển - đảo:

- Nhóm sản phẩm DLBĐ chung của Tỉnh: Sản phẩm DL sinh thái biển - đảo; Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển - đảo; Sản phẩm DL văn hóa biển - đảo.

- Sản phẩm DLBĐ khai thác dựa trên lợi thế của các khu vực: Khu vực 1 (Tx. Đông Hòa): Ưu tiên phát triển các loại hình DL sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp tại đảo Hòn Nưa gắn với hoạt động thể thao mạo hiểm lặn biển, sản phẩm DL tắm biển; DL văn hóa, kết hợp với tham quan danh lam thắng cảnh, tham quan các sản phẩm làng nghề nuôi trồng và chế biến hải sản, …; Khu vực 2 (thành phố Tuy Hòa): Ưu tiên phát triển các loại hình, sản phẩm DL sinh thái biển - đảo, tắm biển, nghỉ dưỡng, DL văn hóa, thăm quan các danh lam thắng cảnh kết hợp với phát triển các dịch vụ: Dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, MICE, ăn uống, …; Khu vực 3 (huyện Tuy An): Ưu tiên phát triển loại hình DL sinh thái biển - đảo, DL nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, sản phẩm DL tắm biển kết hợp với tham quan danh lam thắng cảnh, tham quan các sản phẩm làng nghề nuôi trồng và chế biến hải sản. Khu vực 4 (Tx. Sông Cầu): Ưu tiên phát triển các loại hình DL nghỉ dưỡng, tham quan, DL sinh thái biển - đảo, Thể thao biển; vui chơi giải trí, các sản phẩm nghiên cứu khoa học.

- Sản phẩm DLBĐ đặc thù của Phú Yên: Du lịch biển cao cấp chuyên; L thể thao biển, … tập trung chủ yếu tại khu vực Tx. Sông Cầu nằm ở phía Bắc, Tx. Đông Hòa nằm ở phía Nam và thành phố Tuy Hòa ở trung tâm của tỉnh.

c. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực:

Mở rộng quy mô và chất lượng các cơ sở đào tạo nhân lực ở Phú Yên theo hướng liên kết giữa đơn vị đào tạo với doanh nghiệp sử dụng nhân lực nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có kỹ năng thực tiễn. Đào tạo theo nhu cầu xã hội, đa dạng hình thức đào tạo dựa trên việc liên kết hợp tác của các đơn vị doanh nghiệp.

d. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:

Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở lưu trú, các hệ thống khu nghỉ dưỡng biển cao cấp cả trên bờ và tại một số đảo ven bờ có tiềm năng như: hòn Chùa, hòn Lao Mái Nhà, hòn Nưa, ...; ưu tiên xây dựng các công trình thể thao giải trí tổng hợp, các khu công viên nội đô, khu hội chợ triển lãm gắn với hoạt động ẩm thực; Phát triển các công trình vui chơi, ...

e. Định hướng phát triển theo lãnh thổ không gian du lịch: - Các không gian du lịch chung của tỉnh:

+ Hướng trục dọc Bắc - Nam (hướng chủ đạo): Nối Phú Yên với các tỉnh duyên hải Miền Trung theo trục quốc lộ 1A.

+ Hướng Đông - Tây: Nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung thông qua các hành lang kinh tế: QL14, 19, 24, 25; ĐT654.

- Các không gian du lịch định hướng khai thác DLBĐ:

+ Không gian du lịch trung tâm thành phố Tuy Hòa, và một số vùng phụ cận thuộc Tx. Đông Hòa, Tuy An: Tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái gắn với thể thao biển; Tham quan tìm hiểu các làng nghề truyền thống gắn với đời sống của cư dân vùng biển.

+ Không gian DLBĐ thị xã Sông Cầu và phụ cận (phía Bắc Phú Yên): tham quan các danh thắng; du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch gắn với văn hóa ẩm thực.

f. Định hướng tiếp tục đầu tư khai thác các khu, điểm và tuyến DLBĐ:

- Định hướng khai thác các khu DLBĐ có ý nghĩa quốc gia; định hướng khai thác các điểm DLBĐ địa phương và định hướng khai thác các tuyến điểm DL tổng hợp biển - đảo.

- Các tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến đường bộ: Tuyến du lịch tham quan thành phố Tuy Hòa (1ngày); Tuyến Tuy Hòa - Tuy An - Sông Cầu (1-2 ngày); tuyến du lịch Tuy Hòa - Tuy An - Đồng Xuân (1-2 ngày); Tuyến Tuy Hòa - Vũng Rô - Đèo cả - Núi Đá Bia (1-2 ngày); Tuyến đường thủy: Tuyến du lịch trên vịnh Xuân Đài - đầm Cù Mông;Tuyến du lịch trên đầm Ô Loan - Hòn Lao Mái Nhà; Tuyến du lịch trên vịnh Vũng Rô - Hòn Nưa; Tuyến du lịch trên sông Chùa: tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian của cư dân Phú Yên;Tuyến du lịch dọc hạ lưu sông Ba (sông Đà Rằng).

- Các tuyến DL liên tỉnh, khu vực nội địa: Tuyến 1: Tuy Hòa-Quy Nhơn- Tuy Hòa (2N-1Đ); Tuyến 2: Tuy Hòa-Hội An-Đà Nẵng-Huế-Tuy Hòa (4N-3Đ); Tuyến 3: Tuy Hòa-Nha Trang-Ninh Chữ-Tuy Hòa (3N-2Đ); Tuyến 4: Tuy Hòa - Nha Trang - Phan Thiết - Tp. HCM - Tuy Hòa (4N-3Đ).

Ngoài ra còn có một số tuyến đường biển và hàng không: Tuyến đường biển: Hải Phòng - Đà Nẵng - Vịnh Xuân Đài - Vũng Rô - Nha Trang - Vũng Tàu; Tuyến đường hàng không: Hà Nội - Phú Yên - Tp. HCM và Hà Nội - Đà Nẵng - Tp. HCM - Phú Yên. Song song đó, du lịch Phú Yên cũng định hướng phát triển thêm một số tuyến du lịch chuyên đề khác như: Tuyến DL tham quan các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể về đá; Tuyến DL thể thao tổng hợp: leo núi, lặn biển, đua thuyền, ...; Tuyến DL đi xe đạp, xe ngựa tham quan, khám phá khung cảnh làng quê nông thôn Phú Yên; Tuyến DL thể thao mạo hiểm, đi bộ dã ngoại, đi xe máy mạo hiểm.

23

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)