I: Hơi nên tử máy nén vào; I Lỏng ngưng tụ ra; III Nước giải nhiệt vào; IV Nước giải nhiệt ra.
B. Tự động hóa thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí.
- Điều chỉnh phía môi chất lạnh qua thiết bị ngưng tụ - Điều chỉnh phía không khí qua thiết bị ngưng tụ.
Đề điều chỉnh nhiệt độ và áp suất ngưng tụ của các dàn ngưng giải nhiệt bằng gió cần chia thành 2 dạng chính : Chia thành 2 dạng chính :
B. Tự động hóa thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí.
Điều chỉnh môi chất lạnh
a.Phương pháp của hãng Alco : Nếu áp suất và nhiệt độ ngưng tụ giảm quá giới hạn cho phép, van điều chỉnh Alco tác động, dẫn hơi nóng thẳng vào bình chứa, gây nên sự ứ đọng môi chất lạnh lỏng ở dàn ngưng tụ và do thiếu diện tích trao đổi nhiệt, áp suất và nhiệt độ ngưng tụ lại tăng lên.
-Điều quyết định ở đây là van đã tạo nên một sự ứ đọng môi chất lỏng trong dàn bay hơi khi dẫn trực tiếp hơi nóng vào bình chứa. Cũng cần lưu ý là lượng môi chất lạnh phải đủ để ngay cả trong trường hợp lỏng bị ứ lại tại dàn ngưng thì vẫn đủ lỏng cấp cho dàn bay hơi.
-Lưu ý: Người vận hành không thể điều chỉnh áp suất ngưng tụ được.
Hình 4.6. Sơ đồ thiết bị vơi van ngã ba Alco. (10)
PCA+: Role bảo vệ áp suất cao ; VC: Van chặn ; PL: Phin lọc ; MG: Mắt gas ; BC: Bình chứa.
B. Tự động hóa thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí.
Điều chỉnh môi chất lạnh
b.Phương pháp của hãng Danfoss:
-Dụng cụ điều chỉnh này có tên gọi KVR. Van KVR được lắp đặt ở giữa dàn ngưng tụ và bình chứa nhưng nên lắp gần dàn ngưng
-Đầu tiên môi chất lạnh lỏng phải ngập đầy đoạn ống giữa van KVR và dàn ngưng, sau đó mới làm ứ đọng phần dưới của dàn ngưng. Chính vì vậy lắp van KVR càng gần dàn ngưng càng tốt. Đoạn ống đó càng dài càng tốn môi chất lạnh, và nếu có sự cố rò rỉ xảy ra thì độ ô nhiễm môi trường sẽ càng nhiều. Trái với van Alco, van KVR của Danfoss có thể hiệu chỉnh, công nhân vận hành phải lắp vào van một áp kế.
-Van điều chỉnh làm việc tuỳ thuộc vào áp suất vào và mở khi có hiệu áp Δp = 0,33 bar, ngay khi áp suất vào van cao hơn áp suất đặt đúng bằng giá trị đó. Nếu như áp suất vào giảm xuống dưới áp suất đặt thì van đóng.
-Như vậy các ống xoắn phía dưới của dàn ngưng sẽ được ngập lỏng, diện tích trao đổi nhiệt của dàn ngưng giảm xuống, và như vậy áp suất ngưng tụ không đổi được duy trì.
B. Tự động hóa thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí.
a.Điều chỉnh Đóng ngắt quạt gió qua tín hiệu nhiệt độ hoặc áp suất :
Điều chỉnh phía không khí
Đối với các dàn ngưng trang bị nhiều quạt gió li tâm hay hướng trục thì việc ngắt bớt hoặc đóng thêm quạt cho dàn ngưng là điều có thể thực hiện một cách dễ dàng. Một giải pháp khả thi là đóng ngắt quạt qua áp suất đầu đẩy máy nén. Phương pháp này có độ tin cậy cao và giá cả phải chăng. Có thể dùng rơle áp suất trình tự hoặc rơle áp suất riêng lẻ. Các rơle áp suất này tất sẵn cơ trên thị trường. Tín hiệu áp suất của rơle là áp suất đầu đẩy của máy nén. Tiếp điểm đóng mở của rơle được mắc nối tiếp với nguồn cung cấp điện cho động cơ quạt.
Phương pháp sử dụng rơle áp suất đóng ngắt quạt có thể áp dụng cho cả các dàn ngưng chỉ có một quạt duy nhất. Phương pháp này không áp dụng được cho hệ thống lạnh có quạt truyền động từ động cơ máy nén.
Đối với dàn ngưng có nhiều quạt có thể đóng ngắt một phần quạt nhờ rơle nhiệt độ. Đầu cảm của rơle lấy tín hiệu nhiệt độ dàn ngưng tụ hoặc có thể lấy ngay nhiệt độ không khí ngoài trời. Đối với quạt li tâm, phương pháp điều khiển này có các ưu điểm : kinh tế do tiết kiệm được năng lượng, tuổi thọ động cơ quạt cao hơn và giảm được tiếng ồn. Đối với quạt hướng trục thường không đạt được các ưu điểm đó.
B. Tự động hóa thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí.
b.Điều chỉnh lưu lượng gió bằng clapê gió:
-Để khắc phục tình trạng đóng, ngắt động cơ liên tục có thể sử dụng clapê gió (damper) điều chỉnh nhờ tín hiệu áp suất đầu đẩy máy nén.
-Khi áp suất ngưng tụ giảm, các tấm chắn mở to hơn để không khí đi qua lỗ bề mặt trao đổi nhiệt nhiều hơn. Khi áp suất ngưng tụ tăng lên, động cơ điều chỉnh clapê DM khép bớt clapê cho gió vào dàn ngưng ít hơn. Áp suất tăng, quá trình được lặp lại. Nếu máy nén dừng, quạt dừng và clapê gió cũng khép lại.
-Phương pháp này không kinh tế vì quạt phải chạy liên tục nên tổn hao năng lượng lớn. Tuổi thọ quạt giảm và không giảm được tiếng ồn.
B. Tự động hóa thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí.
c.Điều chỉnh tốc độ quạt qua máy biến tần:
Hình 4.9. Sơ đồ điều chỉnh vô cấp quạt dàn ngưn bằng máy biến miến tần của hãng Danfoss.[1] DRAC: Máy biến tần DRAC của hãng Danfoss ; DNQ: Dàn ngưng quạt ; VTL: Van tiết lưu.
-Do các nhược điểm của việc điều chỉnh đóng ngắt quạt nên xu hướng điều chỉnh tốc độ quạt qua máy biến tần ngày càng được chú ý. Phương pháp này có thể điều chỉnh vô cấp với độ chính xác cao áp suất và nhiệt độ ngưng tụ, không gây tiếng ồn lớn, đặc biệt xoá bỏ được tiếng ồn chu kỳ bất thường do đóng mở quạt mà còn có thể tiết kiệm được năng lượng một cách đáng kể, tăng tuổi thọ và độ tin cậy của động cơ quạt.
-Tín hiệu đưa vào máy biến tần có thể là áp suất hoặc nhiệt độ ngưng tụ. Do điều chỉnh vô cấp nên loại trừ được sự biến động đột ngột của áp suất ngưng tụ và qua đó van tiết lưu có thể làm việc một cách tin cậy hơn, luôn đảm bảo sự cấp lỏng đều đặn tối ưu cho dàn bay hơi.
Điều chỉnh phía không khí.