Quy định về thành phần và nội dung Hồ sơ thiết kế đê biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ quảng ninh đến quảng nam các chuyên đề nghiên cứu về tiêu chuẩn an toàn, thấm, trượt, lún, biến dạng đê biển (Trang 26 - 38)

Báo cáo nghiên cứu khả thi gồm chương sau:

Chương 1: Mđầu

1. 1- Nhng căn c và cơ sđể lp d án:

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc cho phép lập dự án xây dựng đê;

- Đề cương khảo sát lập BCNCKT đê đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Nội dung, thành phần khối lượng tham khảo phụ lục PL2 và PL3;

- Biên bản đánh giá hiện trạng đê cũ (nếu là cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới thay thếđê cũ);

- Biên bản thống nhất những vấn đề liên quan đến việc xây dựng đê giữa các cơ quan có liên quan như: UBND huyện sở tại, cơ quan QLKT công trình thuỷ lợi, cơ quan quản lý đê điều sở tại và cơ quan tư vấn;

- Báo cáo Quy hoạch tưới tiêu kèm bản đồ quy hoạch lưu vực bảo vệ, tiêu do đê đảm nhận đã được phê duyệt;

- Biên bản bàn giao vị trí khảo sát để lập BCNCKT giữa cơ quan Quản lý đê điều, ban Quản lý dự án và cơ quan Tư vấn;

(Những tài liệu trên phải được đóng kèm theo trong phần phụ lục)

1. 2- Tng hp các ch tiêu kinh tế k thut ch yếu ca công trình

- Nhiệm vụ công trình; - Diện tích bảo vệ vùng ảnh hưởng của biển; - Cấp công trình; - Hình thức, quy mô kết cấu; - Tổng hợp các khối lượng chính; - Tổng mức đầu tư;

Chương II: S cn thiết phi đầu tư

2.1- Điu kin t nhiên, dân sinh, kinh tế-xã hi

2.1.1- Điu kin t nhiên

- Miêu tả vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa mạo; Địa chất, thổ nhưỡng;

- Về khí tượng: lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, lượng bốc hơi với các giá trị cao nhất, trung bình và thấp nhất.

- Thuỷ hải văn:

+ Phía biển là các yếu tố: mực nước, chu kỳ triều, tần suất gió, diễn biến bão gió,... ứng với các tần suất được quy định trong thiết kếđê biển.

+ Mực nước trong đồng: Cao nhất, trung bình, thấp nhất.

Tất cả các đặc trưng nói trên đều phải lấy ở các trạm khí tượng thuỷ văn gần nhất để tính chuyền về khu vực, vùng xây dựng đê.

- Tính toán các thông số khí tượng thuỷ hải văn cần thiết để thiết kế tương ứng với các cấp công trình.

- Quy hoạch hiện trạng các công trình thuỷ lợi trong khu vực;

- Công trình trên hệ thống đê, các hệ thống đê lân cận để hoàn thiện hệ thống đê bảo vệ các yếu tố ảnh hưởng của thuỷ triều và dòng chảy nội đồng.

2.1.3- S cn thiết phi đầu tư

- Bảo vệổn định phục vụ sản xuất, đời sống; - An toàn chống bão lũ.

2.2- Đánh giá hin trng đê cũ

⇓2.2.1- Nhiệm vụ bảo vệ theo quy hoạch cũ được duyệt: Trích các số liệu liên quan đến thiết kếđê cũ (nếu còn hồ sơ lưu) hoặc số liệu nắm được qua thực tế quản lý công trình (nếu không còn hồ sơ lưu);

⇓2.2.2- Hiện trạng đê:

- Mặt cắt đê, vật liệu xây dựng, thời gian xây dựng; - Tình trạng hư hỏng, nguyên nhân;

- Quá trình sử dụng đã sửa chữa như thế nào (nếu có);

- Biên bản đánh giá chất lượng của cơ quan chuyên môn (nếu là đê lớn) hoặc Biên bản đánh giá của cơ quan quản lý đê điều, cơ quan quản lý khai thác CTTL, ban QLDA và cơ quan tư vấn;

Chương III- La chn tuyến, quy mô, hình thc, kết cu công trình

3.1- Nhim v ca đê theo quy hoch mi:

Những tuyến đê hiện có do xây dựng từ lâu, đến nay do tình hình sản xuất, dân sinh, kinh tế xã hội đã thay đổi nên nhiệm vụ của đê phải đánh giá lại, dẫn đến quy mô của đê cũng sẽ phải thay đổi theo. Đê ngoài nhiệm vụ bảo vệ vùng sản xuất phía trong, con người và tài sản, có thể còn phải giải quyết các nhiệm vụ khác (như giao thông trong vùng, liên vùng... ), . Vì vậy cần phải xác định rõ nhiệm vụ của đê tại thời điểm xây dựng đê mới.

Để xác định nhiệm vụ mới của đê phải có quy hoach được duyệt, hoặc ý kiến bằng văn bản của các đơn vị có liên quan, kể cả trường hợp nhiệm vụ của

đê không thay đổi cũng phải thể hiện bằng văn bản; Những đê có kết hợp làm tuyến đường giao thông phải có ý kiến của cơ quan chuyên ngành

3.2- La chn tuyến đê bin.

3.2.1. Yêu cầu chung

Tuyến đê biển được chọn trên cơ sở so sánh kinh tế – kỹ thuật các phương án, trên cơ sở xem xét:

- Sự phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển toàn vùng; - Điều kiện địa hình, địa chất;

- Diễn biến cửa sông và bờ biển;

- Vị trí công trình hiện có và công trình theo quy hoạch;

- An toàn, thuận lợi trong xây dựng, quản lý, khai thác đê và khu vực đê bảo vệ;

- Bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử và địa giới hành chính.

3.2.1.1. V trí tuyến đê

Vị trí tuyến đê phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Đi qua vùng có địa thế cao, địa chất nền tương đối tốt; - Nối tiếp với các vị trí ổn định, tận dụng công trình đã có; - Đi qua vùng thuận lợi cho cho bố trí các công trình phụ trợ;

- Không ảnh hưởng đến công trình thoát lũ (đối với đê cửa sông) và đáp ứng được yêu cầu về chỉnh trị lòng sông;

- ảnh hưởng của tuyến đê đến hoạt động giao thông bến cảng, vùng đất phía sau, bãi tắm, vùng du lịch, di tích lịch sử và danh danh lam thắng cảnh có thể chấp nhận;

- Đối với tuyến đê quan trọng cần phải tiến hành thí nghiệm mô hình thuỷ lực để xác định.

- Vị trí tuyến đê phải đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái. Dự báo được những vấn đề có thể xảy ra và nêu lên được những đối sách tương ứng.

3.2.1.2. Hình dng tuyến đê

- Trên mặt bằng tuyến đê nên đơn giản, tốt nhất là nên có hình dạng thẳng, tránh gấp khúc hay lồi lõm nhiều để không gây ra các vùng cục bộ tập trung năng lượng sóng phá hoại tuyến đê. Trong trường hợp phải bố trí tuyến đê lõm cần có biện pháp giảm sóng (đê giảm sóng, hàng cây chắn sóng) hoặc tăng cường sức chống đỡ của đê;

- Chọn hướng có lợi cho việc chống sóng, tránh tuyến đê vuông góc với phương sóng mạnh hay dòng chảy mạnh để giảm nhẹ tác động phá hoại của chúng;

- Không tạo ra mắt xích yếu ở nơi tiếp xúc với công trình lân cận, không ảnh hưởng xấu đến các vùng đât liên quan.

3.2.2. Tuyến đê quai lấn biển

Tuyến đê quai lấn biển cần đảm bảo:

- Nằm trong quy hoạch tổng thể hệ thống công trình khai thác vùng đất mới cửa sông, ven biển cũng như các yêu cầu về thoát lũ, giao thông thuỷ, môi trường du lịch;

- Thống nhất với quy hoạch hệ thống kênh mương thuỷ lợi, đê ngăn và cống thoát, hệ thống giao thông phục vụ thi công và khai thác;

- Khả thi trong thi công, đặc biệt là hợp long đê, tiêu úng, bồi đắp đất mới quai, cải tạo thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng, quy trình khai thác, ...; - Tuyến đê quai phải xác định trên cơ sở nghiên cứu về quy luật bồi xói

trong vùng quai đê và các yếu tố ảnh hưởng khác như điều kiện thuỷ thạch động lực ở vùng nối tiếp, sóng dâng, ngăn chặn dòng bùn cát ven bờ, sự mất cần bằng tải cát ở vùng lân cận.

3.2.3. Tuyến đê vùng biển lấn

3.2.3.1. Yêu cu chung

ở vùng biển lấn (đường bở biển bị xâm thực), tuyến đê bị phá hoại do tác động trực tiếp của sóng vào thân đê gây sạt sụt do bãi trước đê bị xói, chân đê bị moi hẫng. Khi thiết kế tuyến đê ở vùng này phải nghiên cứu xu thế diễn biến của đường bờ, cơ chế và nguyên nhân hiện tượng xói bãi và các yếu tố ảnh hưởng khác, ... Tuyến đê cần gắn liền với các công trình chống xói bãi.

Trong khi vẫn chưa có biện pháp khống chế được hiện tượng biển lấn thì tuyến đê không làm vĩnh cửu, cần bố trí thêm tuyến đê dự phòng kết hợp kết hợp với các biện pháp phi công trình để giảm tổn thất khi tuyến đê chính bị phá hoại.

3.2.3.1. Tuyến đê chính

Tuyến đê chính được xác định hợp lý như sau:

- Nằm phía trong vị trí sóng vỡ lần đầu và cách sóng vỡ lần đầu bằng một chiều dài sóng thiết kế;

- Tuyến đê song song với đường mép nước khi mực nước triều kiệt.

3.2.3.2. Tuyến đê d phòng

- Khoảng cách giữa tuyến đê dự phòng và đê chính ít nhất bằn hai lần chiều dài sóng thiết kế;

- Giữa đê chính và đê dự phòng nên bố trí các đê ngăn, khoảng cách giữa các tuyến đê ngăn nên bằng 3 đến 4 lần khoảng cách giữa hai đê.

3.2.4. Tuyến đê vùng cửa sông

Đê vùng cửa sông được nối tiếp giữa đê sông và đê biển, chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố sông, biển. Tuyến đê cửa sông được thiết kế cần đảm bảo thoát lũ và an toàn dưới tác dụng của các yếu tốảnh hưởng của sông, biển.

Đối với cửa sông tam giác châu có nhiều nhánh sông, cần phân tích diễn biến của từng nhánh để có thể quy hoạch tuyến đê có lợi cho việc thoát lũ.

Đối với đê sông hình phễu, cần khống chế dạng đường cong của tuyến đê (qua tính toán hoặc thực nghiệm) để không gây ra hiện tượng sóng dồn, làm tăng chiều cao sóng gây nguy hiểm cho bờ sông.

3.3- La chn mt ct, kết cu đê bin.

Thiết kế mặt cắt đê biển cần tiến hành cho từng phân đoạn. Các phân đoạn được chia theo điều kiện nền đê, vật liệu đắp đê, điều kiện ngoại lực và yêu cầu sử dụng. Mỗi phân đoạn được chọn một mặt cắt ngang đại diện làm đối tượng thiết kế thân đê.

Nội dung thiết kế mặt cắt và kết cấu đê biển bao gồm: Xác định chiều cao, kích thước mặt cắt, kết cấu đỉnh đê và thân đê.

Người thiết kế phải đề xuất được một số kết cấu mặt cắt để so sánh, các mặt cắt và kết cấu đê biển phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và so sánh kinh tế - kỹ thuật. Mặt cắt nào đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kinh tế cho phép sẽđược lựa chọn là phương án thiết kế.

Một số nội dung quy định dưới đây yêu cầu các cơ quan tư vấn phải lưu ý xem xét nghiên cứu:

- Xác định cao trình đỉnh đê thông qua việc xác định các thông số thuỷ hải văn: mực nước tính toán ứng với tần suất thiết kế; chiều cao nước dâng do bão, tính chiều cao sóng leo, chọn hệ số gia tăng an toàn;

- Lựa chọn dạng mặt cắt đê phù hợp với đặc điểm tự nhiên vùng ven biển - phải dựa vào các hướng dẫn thiết kế chuyên ngành: Hình dạng mặt cắt phù hợp vật liệu, kích thước, vật liệu, các yêu cầu kỹ thuật phù hợp mặt cắt đê biển;

- Tính toán ổn định công trình đê biển: phải thực hiện tính toán đầy đủ các nội dung và trường hợp làm việc;

- Lựa chọn công trình gia cố bảo vệ mái đê.

3.3- K thut thi công:

Các giải pháp thi công được lựa chọn cần bám sát vào đặc điểm tự nhiên vùng ven biển, đó là: trong quá trình thi công bị ảnh hưởng của mực nước triều lên xuống chên lệch lớn.

Phải trình bày các bước thi công của từng hạng mục một, bao gồm: - Phần đất: Tận dụng tối đa thi công bằng cơ giới;

- Phần xây lắp;

- Điện nước phục vụ thi công.

Chương IV- Đánh giá tác động mi trường

⇓4.1- Hiện trạng môi trường sinh thái ở vùng dự án;

⇓4.2- Những biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường;

Chương V- Kinh tế xây dng

⇓5.1- Bảng tổng hợp các khối lượng chủ yếu; ⇓5.2- Kinh phí xây dựng;

Chương VI- T chc thc hin

6.1- T chc d án:

- Chủđầu tư:

- Hình thức thực hiện dự án: - Thiết kế kỹ thuật- thi công:

6.2- Kinh phí đầu tư:

- Tổng mức đầu tư:

+ Phân ra: Xây lắp- Thiết bị- Chi khác- Đền bù- Dự phòng + Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách TW - Ngân sách Địa phương

6.3- Tiến độ thi công:

Cần tổ chức thi công trong mùa khô, ảnh hưởng của thuỷ triều là thấp nhất, nếu không xong trong một mùa phải miêu tả giải pháp bảo đảm an toàn trong mùa lũ;

Chương VII- Kết lun và kiến ngh

Phn ph lc kèm theo BCNCKT

1. Các tài liu làm căn c để xác định cơ s lp đầu tư (nêu trong chương 1);

2. Báo cáo kho sát địa hình; 3. Báo cáo kho sát địa cht; 4. Tính toán thu hi văn; 5. Din gii tng mc đầu tư.

2.14. IV. NỘI DUNG GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ KỸ THUẬT- THI CỐNG VÀ TỔNG DỰ TOÁN

4.1-Ni dung thiết kế k thut và tng d toán bao gm:

a. Công tác khảo sát, điều tra cơ bản : Bổ sung tài liệu cần thiết theo đề cương thiết kế KT và theo yêu cầu thẩm định về địa hình, địa chất, thuỷ hải văn công trình, tài liệu về dân sinh kinh tế, đánh giá hiện trạng thuỷ lợi khu vực dự kiến xây dựng đê ;

c. Tính toán đơn giá và tổng dự toán.

d. Đối với đê cần phải làm thí nghiệm mô hình thì phải phân tích kỹ kết quả thi nghiệm để chọn lọc vận dụng cụ thể vào thiết kế.

4.2- Thành phn và khi lượng thiết kếđê bin được quy định như sau:

a. Địa hình: áp dụng theo quy định về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn thiết kế kỹ thuật (tham khảo PL1);

b. Địa chất: Cũng áp dụng theo quy định về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất giai đoạn thiết kế kỹ thuật (tham khảo PL2);

c. Về khí tượng thuỷ hải văn: Cần thu thập tài liệu đặc trưng về khí tượng, thuỷ hải văn theo yêu cầu của cơ quan thẩm định; Nếu cần có thể phải điều tra viết lũ lịch sử và kiểm tra trong quá trình thiết kế công trình

d. Thuỷ công

- Phải nêu ít nhất hai phương án về giải pháp kỹ thuật để phân tích và so sánh chọn phương án tối ưu về kỹ thuật và kinh tế.

- Giải pháp kỹ thuật được chọn, phải nghiên cứu ít nhất là 2 phương án kết cấu của công trình.

- Phải luận chứng chặt chẽ về kỹ thuật và kinh tế các thông số kỹ thuật cơ bản đối với đê dưới đê bao gồm: Lập luận cách bố trí tổng thể công trình, kích thước công trình về mặt bằng, mặt đứng. Lập luận về kết cấu công trình. Lập luận về lựa chọn vật liệu cho kết cấu (chất lượng kích thước).

Những luận cứ về tính toán cần thiết: Thuỷ hải văn, lựa chọn kết cấu, tính toán ổn định, kết cấu.

Dự kiến các tình huống bất lợi xẩy ra sau khi xây dựng xong công trình. e. Tổ chức và biện pháp thi công

- Lựa chọn biện pháp thi công những hạng mục quan trọng và khó khăn nhất, theo sơ đồ của các biện pháp đó.

- Tổ chức mặt bằng thi công, trong đó bao gồm hệ thống giao thông trong công trường, khu phụ trợ, kho bãi.

- Tổ chức vận chuyển, sơđồ cung cấp điện nước. - Lập các phương án tổng tiến độ thi công.

- Lập dự trù các nhu cầu vật tư, vật liệu xây dựng, xe máy, thiết bị, nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ quảng ninh đến quảng nam các chuyên đề nghiên cứu về tiêu chuẩn an toàn, thấm, trượt, lún, biến dạng đê biển (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)