Gồm các nhóm sau:
- ở thể khí: HCN, c s 2( S02, H3P.
Gây ho, phù phổi, nôn mửa, nhức đầu đôi khi gây choáng. - Chất vô cơ:
Arseniat chì, phosphur kẽm (ZngPg), muôi Barium (Ba(COg)2, BaCl2, Ba(OH)2), muối Thalium, Fluorua acetat natri (CHaFCOONa).
Gây phù phổi, co quắp, chết do suy nhược hô hấp. - Hợp chất hữu cơ thiên nhiên: Strychnin.
- Hợp chất hữu cơ tổng hợp: Warfarin. Sau đây là một số chất thưòng được sử dụng.
8.1. H yd rop h osp h u r (H3P)
Thường gặp trong:
- Kỹ nghệ sản xuất acetylen (thành phần không tinh khiết trong khí acetylen). - Kỹ nghệ luyện kim.
- Nông nghiệp (giết côn trùng và chuột). Thưòng dùng dạng kẽm phosphur (ZnaPa).
Zn3P2 + 6HC1 (dịch v ị ) ---> 3ZnCl2 + 2H3P
Hap là một chất khí có tỷ-trọng d =1,1185 có mùi tỏi hắc, nồng độ 400cm3/m3 có thể gây chết trong nửa giò.
Triệu chứng nhiễm độc cấp:
Nhẹ: xanh xám, mệt mỏi, đau ngực. Nặng:
- Đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy. - Đau cớ, co giật, rung tay chân.
- Đau tức ngực có thể phù phổi cấp. - Trụy tim mạch, hôn mê và chết. Xử trí:
Không có gì đặc hiệu, xử tr í tuỳ theo biểu hiện lâm sàng. Đề phòng phù phểi cấp.
8.2. S tr y c h n in (C2iH22N20 2) (Strychnidin-10-one)
Strychnin
Là alcaloid của h ạt cây Mã tiền (Strychnos nux vomica, Loganỉaceae) có nhân indol. ở Việt Nam còn có cây Hoàng Nàn (một loài dây leo bóc lấy vỏ) có Strychnin.
Liều chết của h ạ t Mã tiền là 0,05 g ồ ngưòi lớn. Liều tử vong của Strychnin 0,2mg/kg. Người th ì nhạy cảm với strychnin hơn súc vật.
8.2.1. Độc tín h
Là chất độc gây co giật kiểu uốn ván (do làm tăng sự kích thích các dây ndron đệm của tuỷ).
Ech nhạy vối strychnin.
Strychnin ít chịu ảnh hưồng của sự thối rữa cơ thể.
Dễ phát hiện bằng các phản ứng hoá học nên sự ngộ độc strychnin là dễ phát hiện nhất. Trong tử th i strychnin tồn tại ít nhất 2 tháng.
8.2.2. T riệu c h ử n g n h iễ m độc cốp
- Triệu chứng xuất hiện rất sốm (30 phút sau khi uông và vài phút sau khi tiêm). - Các cơn co giật kiểu uốn ván nối tiếp nhau, mỗi cơn cách n h au vài ba phút, hàm cứng, người uốn cong.
- Do thồ nông và ngắt quãng nên giảm thông khí phế nang, người xanh tím, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tàng.
- Sốt (do co cơ).
- Hôn mê (nếu co giật kéo dài).
8.2.3. X ử tr í
- Để nạn nhân nằm trong buồng tốỉ, yên tĩnh. - Rửa dạ dày.
- Chông ngạt thở do các cơn co giật.
- Dùng valium hay thiopental (tiêm tĩnh mạch). - Đ ặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ.
- Tăng cường lợi niệu: mannitol (truyền) hoặc furosemid.
8.2.4. K iểm n g h iệ m - Định tính:
Dùng phản ứng oxy hoá strychnin với K2Cr20 7 trong môi trưòng acid sulfuric đậm đặc xuất hiện những vệt tím ngả sang đỏ, hồng, vàng rồi mất.
- Định lượng:
Khử hoá strychnin VỐỊ Zn h ạt và HC1 đậm đặc ỏ nhiệt độ sôi. Sau đó cho tác dụng với NaNOa được sản phẩm màu đỏ. So màu bằng quang sắc kế, đối chiếu vói mẫu chuẩn.
8.3. W arfarin: ClpH180 4
Còn có tên Warf.42 (a phenyl p acetyl- etyl hydroxy coumarin).
o
Warfarin
- Bột trắng, không tan trong nước, tan trong ete, CHCI3 và cồn. - Chất này giống như dicoumarol.
- Dùng để giết chuột (dạng đặt bả hay rải bột trên đường đi của chuột). - Gây ngộ độc chậm, thường biểu hiện 3, 4 ngày sau khi bị ngộ độc ở người. - ít khi gây độc cho người và gia súc ỏ liêu đánh bả chuột (chủ yếu do cố ý). - Uống * 1 - 2mg/kg/ngưòi/6ngày có thể gây nguy hiểm đến chết.
- W arfarin tác động như một chất chấng đông máu. Triệu chứng nhiễm độc cấp:
- ứ c chế sự tạo thành prothrombin
- Giông như tác dụng của dicoumarol (gây tiểu ra máu, chảy máu đưòng tiêu hoá, băng huyết, chảy máu quanh thận, chảy máu rôn, chảy máu dưối da, chảy máu màng não,...).
Xử trí:
- Dùng vitam in K (cho tới khi thời gian tạo th àn h prothrom bin trở lại bình thường).
- Truyền máu toàn phần và máu tươi mói lấy. - Chông sốc nếu có biểu hiện.
- Giữ nạn nhân yên tĩnh.