Nhân lực ngành du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc giai đoạn 2020 2025 thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Nhân lực ngành du lịch

- Thực trạng về tình hình sử dụng lao động (số lượng và chất lượng)

Lực lượng lao động trong ngành du lịch thành phố Châu Đốc trong những năm gần đây cũng tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của khu vực. Theo báo cáo thống kê của Phòng Văn hoá và du lịch thành phố, năm 2015 lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 1.286 người, đến cuối năm 2018 là 2.509 người. Như vậy, chỉ trong vòng khoảng ba năm nhân lực du lịch trực tiếp cũng tăng hơn gấp đôi. Nguyên nhân chính là do thành phố Châu Đốc là điểm du lịch mới, ngành du lịch ở đây cũng còn non trẻ so với các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn và so với ngành du lịch các nơi khác, ngành du lịch của thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. (Sở VHTT&DL, 2018)

Lực lượng lao động đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch của một địa phương. Theo đó, khi chất lượng lao động tốt sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho ngành du lịch. Lực lượng lao động đầy đủ, dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, khả năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ tốt sẽ giúp phục vụ tối đa các nhu cầu của khách, giúp cho khách du lịch có được sự trải nghiệm và hài lòng cao nhất khi đến Châu Đốc. Xác định được vai trò quan trọng này của lực lượng lao động, lãnh đạo thành phố Châu Đốc, lãnh đạo tỉnh An Giang đã quyết tâm, không ngừng chỉ đạo các sở ban ngành, toàn hệ thống thành phố, tỉnh cùng vào cuộc, đào tạo nâng cao chất lượng lực lượng lao động phục vụ du lịch. Trong đó, lực lượng lao động được chú trọng không chỉ là lực lượng lao động trực tiếp ở ngành du lịch như nhà hàng, khách sạn; mà còn là lực lượng lao động gián tiếp tới ngành du lịch như y tế, giao thông vận tải, ngân hàng… Cụ thể các công tác đó như sau:

60

Trong năm 2017, đã tổ chức 03 lớp nghiệp vụ du lịch cho 57 học viên tham dự với tổng kinh phí 228 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. Tổ chức 02 lớp tập huấn công tác quản lý nhà nước, tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch cho cán bộ, công chức ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và các hộ dân kinh doanh du lịch cộng đồng tại huyện Tịnh Biên và huyện Chợ Mới với trên 200 học viên tham dự.

Triển khai thực hiện Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho 02 ngành du lịch và nông nghiệp (Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016

của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh): Năm 2018, tổ chức 17 lớp nghiệp vụ du lịch cho

700 học viên với tổng kinh phí là 870 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa của doanh nghiệp, cụ thể: 01 lớp Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm; 01 lớp tiếng anh theo khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu (B1); 10 lớp tập huấn về du lịch cho cộng đồng tại các huyện, thị xã, thành phố; 02 lớp tập huấn kinh doanh lưu trú tại nhà dân; 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn và 01 Lớp nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế và nội địa.

Phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khóa tập huấn bộ sản phẩm du lịch tỉnh An Giang và giới thiệu giải pháp khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang cho gần 100 học viên.

Tổ chức 02 lớp phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cho 200 cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú và lữ hành trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch tại điểm Giỏi tỉnh An Giang lần thứ I năm 2018 từ ngày 16/8/2018 đến ngày 18/8/2018. Kết quả, 8 thí sinh đạt giải bao gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải 3 và 3 giải khuyến khích, đây là sân chơi bổ ích cho các đồng chí đang công làm công tác hướng dẫn viên du lịch tại điểm học hỏi, trao đổi kinh

61

nghiệm và đáp ứng các tiêu chuẩn mới phù hợp với quy định của Luật Du lịch năm 2017.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch trên địa bàn thành phố châu đốc giai đoạn 2020 2025 thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)