XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẦN THỰC HIỆN:

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khỏe xí nghiệp may việt tiến (Trang 42)

4. ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LA I:

2.8. XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẦN THỰC HIỆN:

2.8.1 Đối với Nước mưa chảy tràn:

Dưới đây là các biện pháp khống chế ô nhiễm nước mưa chảy tràn sẽ được thực hiện tại dự án:

- Thực hiện vệ sinh quét dọn khu vực sân bãi và đường vận chuyển sau mỗi lần bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa. Thu hồi triệt để nguyên vật liệu, sản phẩm nếu bị rơi vãi.

- Nguyên vật liệu sản xuất được lưu chứa tại kho đảm bảo các yếu tố mái che, tường bao, nền bê tông, tuyệt đối không tập kết ngoài trời.

- Thực hiện nạo vét bùn tại các hố ga thoát nước mưa thường xuyên mỗi tuần vào mùa mưa và định kỳ đầu và cuối mùa mưa.Đường thoát nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

2.8.2 Đối với nước thải sinh hoạt :

Toàn bộ nước thải của công nhân viên tại nhà xưởng được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 5 ngăn.

Hình 2.8.2. Sơ đồ công nghệ của bể tự hoại 5 ngăn (BASTAF)

Thuyết minh quy trình công nghệ bể tự hoại cải tiến:

Nước thải sau khi qua hầm tự hoại được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng – lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyền hóa, đồng thời cho phép tách riêng hai pha (lên men a xít và lên men kiềm). BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải nhờ vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước. Lượng bùn sau thời gian lưu thích hợp sẽ được công ty thuê xe hút chuyên dùng của Dịch vụ môi trường tại địa phương đến hút. Sử dụng bể BASTAF để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định (hiệu suất xử lý trung bình theo hàm lượng cặn lơ lửng SS, nhu cầu oxy hóa học Đầu vào Đầu ra COD và nhu cầu oxy sinh hóa BOD từ 85- 95%). So với các bể tự hoại thông thường, trong điều kiện làm việc tốt, BASTAF có hiệu suất xử lý cao hơn gấp 2-3 lần.

Toàn bộ nước thải sau khi xử lý sơ bộ sẽ được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty CP Nguyên Phụ liệu dệt may Bình An công suất 2.000 m3 /ngày.đêm. Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ được bơm ra cống thoát nước nội bộ sau đó xả ra suối Cái.

Hình 2.8.2: Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty CP Nguyên Phụ liệu dệt may Bình An công suất 2.000 m3 /ngày.đêm

Thuyết minh công nghệ: 1.Mương dẫn

Nước thải sản xuất từ nhà máy theo hệ thống thoát nước qua mương dẫn vào trạm xử lý nước thải. Tại đây có lắp thiết bị tách rác thô để tách các chất thải rắn có kích thước lớn, hạn chế ảnh hưởng đến hệ thống bơm phía sau (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…)

2.Hố thu gom

Hố gom lưu chứa tập trung nước thải trong một khoảng thời gian vừa đủ để sau đó nước thải được bơm chìm bố trí trong bể bơm lên Thiết bị lược rác tinh. Bể không có chức năng xử lý các thành phần ô nhiễm trong nước thải nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc tập trung và tạo điều kiện phân phối nước đến các công trình phía sau.

3. Thiết bị lược rác tinh.

Thiết bị được làm bằng inox với kích thước khe nhỏ 2mm sẽ tiếp tục giữ lại các chất thải rắn kích thước lớn hơn 2mm giúp giảm bớt hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các thiết bị cơ khí cũng như hoạt động của các công trình xử lý đơn vị tiếp theo. Nước thải sau khi qua thiết bị lược rác tinh sẽ tự chảy xuống Bể điều hòa.

4. Bể điều hòa.

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau, đặc biệt là cụm bể sinh học giúp cho các vi sinh có thể thích nghi với nước thải trong điều kiện ổn định, tránh được tình trạng vi sinh bị sốc tải. Bên cạnh đó, bể điều hòa lưu lượng và nồng độ giúp cho các quá trình sử dụng hóa chất cũng như chế độ hoạt động của các thiết bị cơ khí như bơm, máy thổi khí được duy trì một cách ổn định. Tại đây, bể được bố trí máy thổi khí có chức năng ngăn chặn việc lắng cặn có thể gây phân hủy kỵ khí, phát sinh mùi hôi trong quá trình vận hành. Dòng thải được 2 bơm luôn phiên cấp lên cụm bể phản ứng keo tụ tạo bông.

5. Cụm xử lý hóa lý

hủy sinh học cao (tỉ lệ giữa BOD/COD thấp), do đó cần thiết phải có sự tác dụng của hóa chất để giảm nồng độ chất hữu cơ khó phân hủy, góp phần tăng tỉ lệ giữa BOD/COD đủ điều kiện để vào hạng mục xử lý sinh học.

Các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học tồn tại dưới dạng các hạt keo, huyền phù phân tán trong môi trường nước.

Các hạt keo này có kích thước rất nhỏ từ 0,01 – 0,1 μm và lơ lửng trong môi trường nước. Nhìn chung, sự lơ lửng của các hạt keo này đủ bền để dưới tác dụng của trọng lực vẫn không thể khiến chúng lắng hoặc nổi. Do đó, dưới những điều kiện thông thường, các hạt keo này rất khó xử lý nếu như không có những tác nhân xúc tác. Chính vì vậy, cụm hóa lý được thiết kế là cần thiết

6. Cụm phản ứng

Đầu tiên, hóa chất điều chỉnh pH sẽ được châm vào bể nhằm tạo môi trường tối ưu cho quá trình keo tụ - tạo bông phía sau. Đồng thời, hóa chất phá màu cũng sẽ được châm vào để xử lý độ màu (một thành phần ô nhiễm đặc trưng của nước thải dệt nhuộm).

7. Cụm keo tụ

Tại cụm keo tụ, hóa chất keo tụ được bổ sung vào nhằm thực hiện quá trình nén điện tích các hạt keo trong nước thải, nhằm liên kết chúng lại với nhau. Hóa chất keo tụ thường được sử dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải như: phèn sắt, phèn nhôm, hoặc PAC… Các hạt keo sau khi đã được nén điện tích sẽ có xu hướng liên kết với nhau tạo nên khối lượng lớn hơn và lắng xuống.

Đó là mục tiêu cần hướng đến của quá trình xử lý hóa lý. Khi có các tác nhân xúc tác là hóa chất keo tụ và phản ứng trong môi trường pH tối ưu, các phản ứng dễ dàng được diễn ra trong thời gian rất nhanh. Motor khuấy với tốc độ 60 vòng/phút được lắp đặt cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình.

8. Cụm tạo bông

Để tạo điều kiện cho quá trình tạo bông cặn được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, tại bể tạo bông, hóa chất trợ keo tụ được châm vào là polimer anion. Ngược lại với quá trình

keo tụ, quá trình tạo bông hiệu quả hơn với thời gian phản ứng lâu hơn và tốc độ khuấy của motor chậm hơn, với tốc độ 30 vòng/phút. Vì nếu motor khuấy quá nhanh sẽ làm vỡ

các bông cặn vừa được hình thành.

Tiếp tục dòng nước thải được tự động chảy qua 4 bể lắng đứng. 9. Bể lắng đứng.

Bể lắng là một trong những phương pháp quan trọng của hệ thống xử lý nước thải. Phương pháp này dùng để xử lý cơ học nhằm loại bỏ một số chất rắn có khả năng lắng trong nước thải trước khi chuyển sang giai đoạn xử lý sau. Kết hợp với quá trình đông keo tụ thì hiệu quả lắng sẽ được nâng lên rất nhiều. Dùng để loại bỏ các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi áp dụng các phương pháp xử lý sinh học. Bể lắng này có khả năng loại bỏ 50 – 70% chất lơ lửng, 25-40% BOD có trong nước. Nước trong được thu qua các máng răng cưa chảy tự động qua bể Aerotank. Lượng bùn lắng được thu dưới đáy bể về cụm bể chứa bùn.

10. Bể Aerotank.

Tại Bể Aerotank các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý. Máy thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và H2O…theo phản ứng sau: Chất hữu cơ

+ Vi sinh vật hiếu khí + O2 → H2O + CO2 + sinh khối mới+...

Bên cạnh đó, trong môi trường hiếu khí vi khuẩn hấp phụ Photpho, Nitơ cao hơn mức bình thường, Photpho và Nitơ lúc này không những chỉ cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp sau. Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3 – , SO4 2– ,… Một cách tổng quát, vi sinh vật tồn tại trong hệ thống

bùn hoạt tính bao gồm Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn Nitrate hóa Nitrosomonas

Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix và Geotrichum cũng tồn tại. Dòng nước tiếp theo được tự động chảy tràn qua bể lắng vi sinh.

11. Bể lắng sinh học.

Nước thải sau khi ra khỏi Bể sinh học hiếu khí Aerotank sẽ chảy tràn qua Bể lắng sinh học. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ Bể sinh học hiếu khí Aerotank. Phần bùn sau lắng được dẫn về Bể chứa bùn, một lượng bùn được Bơm bùn bơm tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để duy trì nồng độ bùn trong bể. Phần bùn dư còn lại sẽ được bơm vào Bể chứa bùn để giảm độ ẩm vì bùn vừa bơm từ Bể lắng thường chứa độ ẩm khá lớn. Bùn sau khi về Bể chứa bùn sẽ được Bơm bùn bơm vào Máy ép bùn để giảm độ ẩm của bùn trước khi mang đi xử lý theo quy định.

12. Bể khử trùng và cụm lọc áp lực than hoạt tính.

Phần nước trong từ Bể lắng sinh học sẽ tự chảy vào Bể khử trùng đồng thời hóa chất khử trùng được bơm vào để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… sau đó được bơm qua hệ thống bồn lọc áp lực với các vật liệu lọc như than hoạt tính,cát lọc, đá thạch anh..vv. Giúp cho dòng nước đầu ra có chất lượng tốt hơn nhờ khả năng hấp phụ màu, các kim loại nặng, TSS từ thân hoạt tính và cát lọc. Nước sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm.

- QCVN 13:2015/BTNMT, cột A và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT cột A trước khi thải ra môi trường.

2.8.3 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI TRONG SẢN XUẤT

Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển Dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Đường nội bộ được bê-tông hóa;

- Thường xuyên quét dọn khu vực nhà xưởng để hạn chế tối đa bụi phát tán từ mặt đất. -Các phương tiện giao thông phải được bảo trì và thay thế nếu không còn đảm bảo kỹ thuật. Bên cạnh đó, sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.

- Quy định tốc độ đối với các phương tiện di chuyển ra vào dự án; Thường xuyên phun nước mặt đường trong khuôn viên của xưởng.

- Phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm cho cơ sở đạt tiêu chuẩn của Cục đăng kiểm về chất lượng.

Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất

Theo như đánh giá thì chất lượng không khí của khu vực sản xuất tương đối tốt, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. Tuy nhiên để đảm bảo môi trường làm việc tốt cho công nhân, chủ dự án sẽ tiến hành một số biện pháp như sau:

- Máy móc thiết bị phải được đặt, thiết kế, kết cấu, điều chỉnh và bảo dưỡng cho phù hợp với các thao tác sẽ thực hiện. Việc bố trí và thiết kế của máy phải nhằm mục đích giảm tối đa nguy cơ sai sót và cho phép làm vệ sinh bảo dưỡng có hiệu quả nhằm tránh nhiễm chéo, tích tụ bụi bẩn, và nói chung là tránh những tác động qua bất lợi đối với chất lượng sản phẩm. - Thực hiện quét dọn, vệ sinh ngay sau khi kết thúc ca làm việc.

- Công nhân lao động trực tiếp tại sản xuất được trang bị bảo hộ lao động như: găng tay, khẩu trang…

- Nhà xưởng được bố trí hệ thống thông gió và điều hòa nhiệt độ thích hợp. Nhà xưởng được thiết kế cao ráo, có độ thông thoáng tự nhiên tốt. Không khí trong nhà xưởng được đối lưu theo quy tắc khí nóng giãn nở sẽ nhẹ hơn và bay lên trên, không khí lạnh nặng hơn bay vào phía dưới thế chỗ.

Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh vào các thùng chứa quy định để tránh sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng do mùi hôi và nước rỉ rác.

- Lưu trữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực chứa rác sinh hoạt có mái che có diện tích 10 m2 trong nhà xưởng.

- Kiểm soát và thu gom nước mưa để ngăn ngừa nước chảy vào khu vực chứa rác. Chất thải rắn sản xuất

– Tại các khu vực sản xuất, bố trí các thùng chứa CTR sản xuất để thu gom chất thải rắn phát sinh;

– Đối với các chất thải tái chế, công ty sẽ bán cho các đơn vị thu mua phế liệu;

– Đối với các chất thải không thể tái chế, công ty sẽ ký hợp đồng thu gom và vận chuyển đi xử lý;

– Bố trí khu vực lưu chứa chất thải rắn sản xuất có diện tích 12 m2 trong nhà xưởng. – Ngoài ra, dự án sẽ thực hiện tốt công tác quản lý nội vi và ngoại vi, áp dụng công nghệ và máy móc tiên tiến để tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu, từ đó giảm thiểu được khối lượng chất thải phát sinh

Hình 2.8.3 Sơ đồ quản lý chất thải rắn sản xuất của dự án

Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do chất thải nguy hại

Phân loại

Chất thải rắn sản xuất

Chất thải không thể tái sinh, tái chế Chất thải có thể tái sinh, tái chế Lưu trữ tạm thời Bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua

Ký hợp đồng thu gom, xử lý Lưu trữ tạm thời

CTNH sẽ được thu gom tách riêng, dán nhãn phân biệt với những loại chất thải rắn sinh Phân loại

Chất thải không thể tái chế

Lưu trữ tạm thời

Ký hợp đồng thu gom xử lý

Chất thải có thể tái sinh tái chế

Lưu trữ tạm thời

Bán cho dơn vị có nhu cầu mua

hoạt và chất thải rắn sản xuất tại dự án.

- CTNH được thu gom vào thùng chứa (bô rác chuyên dụng) có nắp đậy, có dán nhãn

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khỏe xí nghiệp may việt tiến (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)