Khảo sát định tính

Một phần của tài liệu Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa (Trang 41)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2.3.1. Khảo sát định tính

Trong nghiên cứu này, để đảm bảo tính phù hợp của các đặc trƣng của cảnh quan nông nghiệp ở Bến Tre, khảo sát định tính bằng hình ảnh đƣợc tiến hành trƣớc nhằm tìm hiểu các khía cạnh làm nên vẻ mỹ quan của các đơn vị cảnh quan nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu. Khảo sát định tính đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện Google Form, trong đó ngƣời tham gia khảo sát đƣợc yêu cầu dùng không quá ba cụm từ mô tả điều làm họ thích về ảnh của đơn vị cảnh quan, sau đó là ba cụm từ mô tả điều họ không thích về đơn vị cảnh quan. Các tính từ

đánh giá thẩm mỹ và đã đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu. Họ nhận thức sự tự nhiên, các thuộc tính liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc (đẹp, bình yên, mảng xanh, đa dạng, lộn xộn và nhàm chán) của các yếu tố cảnh quan. Các nhận định về cảnh quan sau đó đƣợc tổng hợp và phân vào các nhóm đặc trƣng theo chủ đề. Khảo sát định tính hƣớng đến đối tƣợng rộng rãi, không giới hạn thành phần tham gia, ngoài ra, để điều tra ảnh hƣởng của các biến nhân khẩu học xã hội đến sở thích thẩm mỹ, tất cả những ngƣời tham gia đƣợc hỏi về tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn, nơi ở và trải nghiệm của họ về tỉnh Bến Tre.

2.2.3.2. Khảo sát định lượng

Các đặc trƣng của mỹ quan cảnh quan thu thập từ khảo sát định tính sau đó đƣợc dùng trong thiết kế bảng hỏi khảo sát định lƣợng bằng hình ảnh. Mỗi loại hình cảnh quan nông nghiệp đƣợc đánh giá bằng hai ảnh đặc trƣng, thứ tự ảnh đƣợc sắp xếp ngẫu nhiên để giảm hiện tƣợng thiên kiến của cảm nhận của ngƣời tham gia khảo sát. Các đặc trƣng của cảnh quan đƣợc đánh giá bằng thang Likert năm điểm. Khảo sát đƣợc tiến hành trên phƣơng tiện Google Form, đối tƣợng hƣớng đến là nhân viên làm việc ở các công ty cung cấp dịch vụ du lịch. Điểm cảm nhận của từng đối tƣợng cảnh quan là trung bình cộng của điểm cho từng đặc trƣng của đối tƣợng cảnh quan.

2.2.4. Phƣơng pháp bản đồ

2.2.4.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Trong đề tài, phƣơng pháp bản đồ đã đƣợc vận dụng từ khâu đầu tiên để thu thập thông tin, chuẩn hóa phân tích, tổng hợp các yếu tố thành tạo cảnh quan, đến việc thành lập các bản đồ cảnh quan, các bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan và cuối cùng là thành lập bản đồ định hƣớng sử dụng cảnh quan tại khu vực nghiên cứu.

Các phân tích dữ liệu không gian và biên tập bản đồ đƣợc thực hiện bằng phần mềm ArcGIS phiên bản 10.6. Dữ liệu không gian sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn sơ cấp và thứ cấp. Bảng liệt kê các dữ liệu bản đồ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.

Bảng 2.1: Dữ liệu bản đồ sử dụng trong nghiên cứu

Loại dữ liệu Tỉ lệ/Phân giải Nguồn

Sử dụng đất Phân giải 10m Giải đoán ảnh Viễn thám

Ảnh vệ tinh Phân giải 10m https://scihub.copernicus.eu/dhus/#/home

Thủy hệ Tỉ lệ 1/10.000 Sở TNMT Bến Tre

Hành chính Cấp xã https://www.diva-gis.org/gdata

Bảng 2.2: Tƣ liệu viễn thám sử dụng

Vệ tinh Thời gian thu thập ênh ảnh, dữ liệu

2018-08-16 2018-09-09 2018-10-03 2018-10-27 2018-11-20 2018-12-14 2019-01-07 2019-01-31 Phân cực VH 2019-02-24 Sentinel 1 Phân cực VV 2019-03-20 Tỉ sốVH/VV 2019-04-13 2019-05-07 2019-05-31 2019-06-24 2019-07-18 2019-08-11 2019-09-04 2019-09-28 Kênh 2 (Xanh) Kênh 3 (Lục) Kênh 4 (Đỏ) Kênh 5 (Rìa đỏ thực vật) Kênh 6 (Rìa đỏ thực vật) Sentinel 2 13 - 01 - 2019 Kênh 7 (Rìa đỏ thực vật) 25 - 09 - 2019 Kênh 8 (Cận hồng ngoại)

Kênh 11 (Hồng ngoại sóng ngắn) Kênh 12 (Hồng ngoại sóng ngắn) NDVI (Chỉ số thực vật chuẩn hóa) SAVI (Chỉ số thực vật có hiệu chỉnh đất)

Nghiên cứu thuộc dự án “Nghiên cứu thành lập bản đồ dịch vụ sinh thái tỉnh Bến Tre” do Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân, Trần Đức Dũng, Nguyễn Duy Hiếu (2021) thực hiện tại khu vực ven biển tỉnh Bến Tre, nghiên cứu đã kế thừa kết quả giải đoán ảnh viễn thám của đề tài.

2.2.4.2. Đơn vị cảnh quan

DVST đƣợc biểu diễn theo nhiều đơn vị không gian, việc chọn đơn vị không gian thể hiện DVST thƣờng dựa trên hai yếu tố là 1) độ chi tiết của dữ liệu đầu vào và 2) đối tƣợng cần biểu diễn trên bản đồ.

Đơn vị ô lƣới (grid) là đơn vị biểu diễn phổ biến thƣờng đƣợc dùng trong các nghiên cứu đòi hỏi sự tích hợp dữ liệu, do thế mạnh của đơn vị ô lƣới trong việc tích hợp thông tin ở các quy mô không gian khác nhau. Đơn vị ô lƣới cũng phù hợp để mô tả DVST thƣờng liên tục và không giới hạn trong các ranh giới hành chính. Có ba dạng ô lƣới thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm ô lƣới vuông (rectangular), ô lƣới tam giác (triangular) và lƣới lục giác (hexagon).

Ngoài ra, kích thƣớc ô lƣới tối ƣu đƣợc chọn theo nguyên tắc cân bằng giữa tính đồng nhất của thông tin sử dụng đất và yêu cầu tài nguyên của máy tính. Các mức kích thƣớc đƣợc chọn dựa trên kích thƣớc phân mảnh (segmentation) thu đƣợc từ bƣớc dùng ảnh viễn thám phân loại SDD.

Nghiên cứu này sử dụng đơn vị cảnh quan theo ô lƣới lục giác kích thƣớc đƣờng chéo ngắn nhất là 200m. Phân chia ô lƣới đƣợc thực hiện bằng công cụ ZonalMetrics phát triển bởi Adamczyk và Tiede (2017) trên ArcMap 10.6. Dữ liệu đầu vào cho việc phân chia ô lƣới bao gồm lớp sử dụng đất và thông số đƣờng chéo ngắn nhất của hình lục giác (Hình 2.1).

Hình 2.1: Ô lƣới lục giác và đƣờng chéo ngắn nhất

2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá tính đa dạng của cảnh quan (chỉ sốShannon) Shannon)

Độ đa dạng của cảnh quan đƣợc xác tính bằng chỉ số Shannon, tính toán dựa trên đầu vào là lớp phủ và sử dụng đất phân loại từ ảnh viễn thám. Nhằm đảm bảo tính đồng nhất của đơn vị không gian của các loại DVST, ô lƣới tính chỉ số Shannon đƣợc xác định là đơn vị không gian của bản đồ.

Chỉ số đa dạng Shannon (Spellerberg và Fedor, 2003) đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ thông tin của từng ô lƣới. Ngoài ra, chỉ số đa dạng Shannon thể hiện sự đa dạng của các loại hình thực phủ trong hệ sinh thái, chỉ số này tăng khi có nhiều loại thực phủ hoặc loại thực phủ chiếm diện tích lớn.

Trong đó:

S: số loại thực phủ có trong hệ sinh thái;

ni: tổng diện tích của loại thực phủ có trong hệ sinh thái; N: tổng diện tích của các loại thực phủ trong hệ sinh thái;

: Mức độ phong phú tƣơng đối của mỗi loại thực phủ, tức là tổng diện tích của loại thực phủ trên tổng diện tích của các loại thực phủ trong hệ sinh thái.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LU N 3.1. Thành phần tham gia khảo sát

3.1.1. Khảo sát định tính

Bảng câu hỏi đã đƣợc khảo sát với 40 ngƣời (50% nữ). Những ngƣời tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi (tuổi trung bình = 26.1), trong đó độ tuổi từ 21 đến 30 tuổi chiếm 90%, độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm 10%. Hầu hết ngƣời tham gia khảo sát định tính ở thành thị (97.5%). Trình độ học vấn 10% phổ thông, 7.5% trung cấp, 5% cao đẳng, 72.5% đại học còn lại là thạc sỹ, trong đó khoảng 60% làm việc liên quan đến môi trƣờng. Có 75% ngƣời tham gia khảo sát đã từng đến khu vực tỉnh Bến Tre.

3.1.2. Khảo sát định lƣợng

Bảng câu hỏi đã đƣợc khảo sát với 30 ngƣời (60% nữ) là hƣớng dẫn viên của các công ty du lịch. Những ngƣời tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 19 đến 60 tuổi (tuổi trung bình = 24.37), trong đó độ tuổi từ 19 đến 29 tuổi chiếm 80%, độ tuổi từ 29 đến 39 chiếm 16.67%. Trình độ học vấn 20% phổ thông, 30% cao đẳng, 50% đại học. Có 63.33% ngƣời tham gia khảo sát đã từng đến khu vực tỉnh Bến Tre.

3.2. Đánh giá giá trị mỹ quan của cảnh quan3.2.1. Kết quả khảo sát định tính 3.2.1. Kết quả khảo sát định tính

Kết quả khảo sát định tính sử dụng hình ảnh các đối tƣợng thực phủ cho thấy đặc trƣng về “Mảng xanh” đƣợc đề cập đến nhiều nhất bởi nhóm khảo sát. Các đặc trƣng tích cực khác đƣợc nhắc đến nhiều bao gồm “Bình yên”, “Đa dạng”, “Tự nhiên”. Hai đặc trƣng tiêu cực thƣờng xuyên đƣợc đề cập đến bao gồm “Nhàm chán” và “Lộn xộn”. Các đặc trƣng còn lại đƣợc đề cập nhƣng ít nên không đƣa vào khảo sát định lƣợng. Khảo sát định lƣợng sử dụng hình ảnh đƣợc thiết kế sử dụng sáu tính từ “Mảng xanh”, “Bình yên”, “Đa dạng”, “Tự nhiên”, “Nhàm chán” và “Lộn xộn” để lƣợng hóa mỹ quan của các đối tƣợng thực phủ.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát định tính Đặc trƣng Số lần đƣợc đề cập Mảng xanh 189 Bình yên 187 Đa dạng 79 Đẹp 21 Tự nhiên 55 Lộn xộn 33 Nhàm chán 140 Nhân tạo 30

Do đặc trƣng về mảng xanh đƣợc đề cập nhiều trong quá trình khảo sát định tính, thiết kế bảng hỏi định lƣợng tách riêng hai nhóm thực phủ với đặc trƣng mảng xanh và không có mảng xanh để tránh hiện tƣợng “dẫn dắt cảm nhận” xảy ra với ngƣời tham gia khảo sát khi phải nhận xét liên tiếp hai đối tƣợng tƣơng phản nhau về một đặc trƣng nổi trội. Bảng hỏi định lƣợng đƣợc đính kèm ở Phụ lục 5.

3.2.2. Kết quả khảo sát định lƣợng

Kết quả khảo sát định lƣợng bằng 24 hình ảnh (hai hình cho một đối tƣợng thực phủ) theo sáu đặc trƣng đƣợc thống kê trong bảng 3.2. Nhìn chung các đối tƣợng đặc trƣng bởi mảng xanh nhƣ Lúa, Cỏ, Dừa, Rừng ngập mặn và Tôm lúa có phổ điểm cao hơn đáng kể đối với các đối tƣợng mang dấu ấn nhân sinh thiếu mảng xanh nhƣ Đất dân cƣ, Dƣa hấu, Muối. Đối tƣợng Bãi triều mặc dù ít mang dấu ấn nhân sinh nhƣng có phổ điểm thấp.

Bảng 3.2: Kết quả điểm thẩm mỹ từ khảo sát xã hội

Tiêu chí Mảng Bình Đa Tự Nhàm Lộn

Cảnh quan xanh yên dạng nhiên chán xộn

Lúa 0,81 0,90 0,65 0,82 0,72 0,76

Tôm lúa 0,82 0,86 0,71 0,84 0,70 0,73

Tôm công nghiệp 0,43 0,60 0,58 0,54 0,56 0,59

Dừa 0,79 0,85 0,77 0,78 0,74 0,75 Xoài 0,84 0,80 0,73 0,77 0,73 0,73 Rừng ngập mặn 0,81 0,82 0,79 0,83 0,70 0,68 Muối 0,43 0,62 0,55 0,58 0,62 0,65 Dân cƣ 0,34 0,46 0,55 0,48 0,53 0,55 Dƣa hấu 0,62 0,72 0,62 0,62 0,65 0,65 Cỏ 0,90 0,88 0,75 0,81 0,71 0,74 Bãi triều 0,38 0,65 0,57 0,60 0,60 0,61 Mặt nƣớc 0,65 0,71 0,65 0,70 0,65 0,64 Đặc trƣng "Mảng xanh" 1.00 0.80 Đ iể m 0.60 0.40 0.20 0.00

Dân cƣ Bãi Muối Tôm Dƣa Mặt Dừa Lúa Rừng Tôm Xoài Cỏ triều công hấu nƣớc ngập lúa

nghiệp mặn

oại thực phủ

Nhận xét: Kết quả đánh giá “Mảng xanh” (Hình 3.1) cho thấy Cỏ là đối tƣợng đƣợc đánh giá cao nhất (0,90) về mảng xanh, 48,33% đối tƣợng tham gia phỏng vấn (Phụ lục 3) cho điểm 5 về khía cạnh mảng xanh của Cỏ; trong khi đó Dân cƣ là đối tƣợng đƣợc đánh giá thấp nhất (0,34) do khu vực dân cƣ đã đƣợc bê tông hóa, hiếm thấy thực vật tạo nên mảng xanh.

Đặc trƣng "Bình yên" 1.00 0.80 Đ iể m 0.60 0.40 0.20 0.00

Dân cƣ Tôm Muối Bãi Mặt Dƣa Xoài Rừng Dừa Tôm Cỏ Lúa công triều nƣớc hấu ngập lúa

nghiệp mặn

oại thực phủ

Hình 3.2: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Bình yên” của đối tƣợng thực phủ Nhận xét: Kết quả đánh giá “Bình yên” (Hình 3.2) cho thấy Lúa là đối tƣợng đƣợc đánh giá cao nhất (0,90) về mức độ bình yên, các đối tƣợng khảo sát đã cho điểm 5 chiếm 70% ngƣời tham gia khảo sát (Phụ lục 3); các yếu tố cảnh quan nhƣ: Cỏ (0,88), Tôm lúa (0,86), Rừng ngập mặn (0,85) cũng đƣợc đánh giá cao; còn lại yếu tố cảnh quan Dân cƣ đƣợc đánh giá thấp (0,46).

Đặc trƣng "Đa dạng" 1.00 0.80 Đ iể m 0.60 0.40 0.20 0.00

Muối Dân cƣ Bãi Tôm Dƣa Lúa Mặt Tôm Xoài Cỏ Dừa Rừng

triều công hấu nƣớc lúa ngập

nghiệp mặn

oại thực phủ

Hình 3.3: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Đa dạng” của đối tƣợng thực phủ Nhận xét: Kết quả đánh giá “Đa dạng” (Hình 3.3) cho thấy Rừng ngập mặn là đối tƣợng đƣợc đánh giá cao nhất (0,79) về đa dạng, 48,33% đối tƣợng tham gia phỏng vấn (Phụ lục 3) cho điểm 5 về khía cạnh đa dạng của rừng ngập mặn; các yếu tố cảnh quan nhƣ: Dừa (0,77), Cỏ (0,75) cũng đƣợc đánh giá cao; trong khi đó Muối và Dân cƣ là đối tƣợng đƣợc đánh giá thấp nhất (0,55) về khía cạnh đa dạng. Đặc trƣng "Tự nhiên" 1.00 0.80 Đ iể m 0.60 0.40 0.20 0.00

Dân cƣ Tôm Muối Bãi Dƣa Mặt Xoài Dừa Cỏ Lúa Rừng Tôm

công triều hấu nƣớc ngập lúa

nghiệp mặn

oại thực phủ

Nhận xét: Kết quả đánh giá “Tự nhiên” (Hình 3.4) thấy Tôm lúa là đối tƣợng đƣợc đánh giá cao nhất (0,84) về tự nhiên, 58,33% đối tƣợng tham gia phỏng vấn (Phụ lục 3) cho điểm 5 về khía cạnh tự nhiên của tôm lúa; bên cạnh đó các yếu tố cảnh quan nhƣ: Rừng ngập mặn (0,83), Lúa (0,82), Cỏ (0,81) cũng đƣợc đánh giá cao; trong khi đó Dân cƣ là đối tƣợng đƣợc đánh giá thấp nhất (0,48) về khía cạnh tự nhiên. Đặc trƣng "Nhàm chán" 1.00 0.80 Đ iể m 0.60 0.40 0.20 0.00

Dân cƣ Tôm Bãi Muối Dƣa Mặt Tôm Rừng Cỏ Lúa Xoài Dừa công triều hấu nƣớc lúa ngập

nghiệp mặn

oại thực phủ

Hình 3.5: Kết quả khảo sát đặc trƣng “Nhàm chán” của đối tƣợng thực phủ Nhận xét: Đối với đặc trƣng “Nhàm chán” điểm đánh giá đối tƣợng càng cao thì không có sự nhàm chán, ngƣợc lại điểm đánh giá cho đối tƣợng càng thấp thì ngƣời đáng giá càng cảm thấy nhàm chán. Kết quả đánh giá “Nhàm chán” (Hình 3.5) cho thấy Dừa là đối tƣợng đƣợc đánh giá cao nhất (0,74) về mức độ ít nhàm chán, 50% đối tƣợng tham gia phỏng vấn (Phụ lục 3) cho điểm 5 về mức độ nhàm chán của dừa; các yếu tố cảnh quan khác nhƣ: Xoài (0,73), Lúa (0,72) cũng đƣợc đánh giá cao; trong khi đó đối tƣợng đƣợc đánh giá thấp nhất là Dân cƣ (0,53) và Tôm công nghiệp (0,56) có mức độ nhàm chán cao.

Đặc trƣng " ộn xộn" 1.00 0.80 Đ iể m 0.60 0.40 0.20 0.00

Dân cƣ Tôm Bãi Mặt Muối Dƣa Rừng Xoài Tôm Cỏ Dừa Lúa công triều nƣớc hấu ngập lúa

nghiệp mặn

oại thực phủ

Hình 3.6: Kết quả khảo sát đặc trƣng “ ộn xộn” của đối tƣợng thực phủ Nhận xét: Tƣơng tự nhƣ đặc trƣng “Nhàm chán”, đặc trƣng “Lộn xộn” đƣợc ngƣời tham gia khảo sát cho điểm càng cao thì càng ít lộn xộn và ngƣợc lại. Kết quả đánh giá “Lộn xộn” (Hình 3.6) cho thấy Lúa là đối tƣợng đƣợc đánh giá cao nhất (0,76) về mức độ ít lộn xộn, 38,33% đối tƣợng tham gia phỏng vấn (Phụ lục 3) cho điểm 4 và 36,67% đối tƣợng tham gia phỏng vấn (Phụ lục 3) cho điểm 5 về khía cạnh lộn xộn; các yếu tố cảnh quan nhƣ: Dừa (0,75), Cỏ (0,74) cũng đƣợc đánh giá cao; trong khi đó đối tƣợng đƣợc đánh giá thấp nhất về khía cạnh lộn xộn là Dân cƣ (0,55) và Tôm công nghiệp (0,59).

Hình 3.7: Bản đồ giá trị mỹ quan theo sáu đặc trƣng

Nhận xét: Các khu vực có điểm đặc trƣng của các đối tƣợng thực phủ cao tập trung ở nơi trồng lúa của huyện Thạnh phú, huyện Ba Tri và nơi trồng dừa, tôm lúa của huyện Bình Đại. Các đối tƣợng dân cƣ và tôm công nghiệp có điểm tƣơng đối thấp đƣợc thể hiện rõ qua bản đồ giá trị mỹ quan của sáu đặc trƣng.

Kết quả giá trị mỹ quan của đơn vị cảnh quan là tích của chỉ số Shannon của mỗi đơn vị bản đồ sau khi tính toán với giá trị trung bình của nhận định mỹ quan của các đối tƣợng thực phủ trong đơn vị bản đồ.

3.3. Bản đồ giá trị thẩm mỹ

Hình 3.8 trình bày bản đồ mỹ quan tổng thể kết hợp sáu đặc trƣng cảnh quan và chỉ số đa dạng Shannon đƣợc chuẩn hóa về thang 0-1 (phụ lục 2). Thang điểm thể hiện điểm mỹ quan đƣợc chia theo các phân vị.

Nhận xét: Nhìn chung, điểm mỹ quan khu vực đƣợc phân bố không đều tại khu vực nghiên cứu. Do sự phát triển công nghiệp, ngƣời dân đã thay đổi hình nhƣ canh tác từ trồng trọt sang nuôi tôm công nghiệp và làm muối, các mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá dịch vụ sinh thái văn hóa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w