6. Bố cục của báo cáo
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX sử dụng hình thức đối thoại giữa các nhân vật khá phổ biến. Quá trình xây dựng nhân vật ngoài việc giới thiệu tiểu sử, miêu tả ngoại hình, thể hiện hành động, Hồ Biểu Chánh còn chú ý đến ngôn ngữ của nhân vật. Ông đưa vào tiểu thuyết nhiều giọng điệu khác nhau để phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Là một nhà văn Nam Bộ nên trong lời đối thoại của nhân vật, ông đưa vào khá nhiều khẩu ngữ, từ địa phương Nam Bộ.
Thái úy Lê Niệm là một người ngang tàn cường bạo, tính cách này của ông thể hiện ngay trong cả lời nói: “É, nhẹ nặng mà làm gì? Thằng cha già đó có
hơi cầu cao. Lão cho một đá hôm qua đó là dạy cho nó biết khôn, đặng nó hết đánh phách nữa” [25;11].
Hay như anh em Đinh Long, Đinh Hổ là người nóng nảy, bộc trực. Khi Thanh Tòng bị bắt vào triều, họ đuổi theo nói rằng: “Chớ phải hồi nãy mà
mấy thằng quân đó nó động đến công tử thì chúng nó chết hết” [25;19]. Rồi
khi Thanh Tòng bị vua bắt đi đày, họ tức giận lắm, liền đuổi theo để mà giải thoát cho chàng, rồi nói với quân lính rằng: “Triều đình vô đạo, nghe lời đứa
dua nịnh mà hãm hại kẻ hiền lương. Nay anh em ta quyết tôn công tử Thân Thanh Tòng lên ngôi Bắc Giang Vương đặng chiêu binh mãi mã kéo về kinh đô mà diệt tru bọn bất minh bất chánh. Mấy mươi quân sĩ đứa nào thuận tùng thì quì xuống cho mau, còn đứa nào nghịch ý thì ta chém đầu liền bây giờ”
[25;46].
Điều đáng chú ý trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là ngôn ngữ của nhân vật gần gũi với đời sống hơn, ít mang tính chất ước lệ, khuôn sáo như tiểu thuyết trung đại. Lời của Ngô Quyền trong lúc tức giận Kiều Công Tiễn: “Tội ác như
vậy mà còn kiếm cớ chửi mình! Tại mi muốn gây họa lớn, vậy sau mi đừng oán trách ta nghe” [24;37]. Hay lời của Dương Kiết Lợi: “Hứ! Chúng nó thế lực bao nhiêu mà phải lo, ông khá an tâm, để đó mặc ta” [24;47].
Như vậy, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tác phẩm đã phản ánh tính cách và tâm trạng của họ. Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ngôn ngữ của nhân vật thường ít hơn so với ngôn ngữ của người kể chuyện. Nhưng bằng tài năng của mình, ông đã khiến cho lời nói của nhân vật được tái hiện sinh động, trở nên gần gũi và nhờ đó mà lôi cuốn được người đọc.
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Bên cạnh việc sử dụng hình thức đối thoại để thể hiện tính cách nhân vật, còn có thể sử dụng hình thức độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lý của nhân vật. Chính sự hiểu biết tưởng tận về đời sống nội tâm đã tạo cơ sở cho nhà văn dựa vào đó để lý giải tính cách của nhân vật. Trong văn học trung đại, các nhà văn ít chú ý đến việc miêu tả tâm lý nhân vật. Vì thế sự xuất hiện của hình thức miêu tả tâm lý nhân vật thông qua độc thoại nội tâm đã đánh dấu một bước tiến của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam.
Các nhà văn ngoài việc phản ánh, miêu tả các sự việc một cách trung thực, để làm cho nhân vật của mình thêm sống động, họ đã đưa ra những hoàn cảnh
tâm lý để nhân vật tự bộc lộ cảm xúc của mình. Nó đã góp phần làm cho nhân vật chân thật hơn, gần gũi với cuộc sống đời thường hơn, sống động hơn. Qua những suy nghĩ của Thân phu nhơn có thể thấy bà là người hết mực thương chồng con, xót cho chồng khi bị nhục mạ, xót cho con khi phải lâm vào tình thế khó xử: “Ðã biết bà cũng trọng danh dự của chồng, nghe người
ta nhục chồng bà cũng nhục lắm”. “Ngặt vì người thù là quan Thái úy Lê Niệm, là cha của nàng Lệ Bích, mà lại là một vị đường đường danh tướng tại triều. Ví như con của bà tranh đấu mà thắng được người thì việc oán thù càng thêm lớn nữa, tình thông gia chắc phải đứt, duyên con trẻ chắc là phải rã rời” [25;14].
Suy nghĩ của Xương cấp về thân phận trôi nổi của mình đã khiến chàng buồn lòng lắm rồi, lại nghĩ về gia quyến gặp nguy nữa thì càng thêm sầu não: “Ban đầu Xương Cấp nghĩ thân phận, khi trước vào cung ra điện, nay sao ăn
gởi nằm nhờ; khi trước ngồi kiệu gấm có thị vệ theo hầu, nay sao dựa cây khô một mình, duy có cây cỏ gió trăng làm bạn. Nghĩ thân phận đã buồn rồi mà rồi lại còn nhớ đến cha thăng hà không được báo hiếu, ngôi vua quyền chúa người ta thâu đoạt tuy giận mà cũng chưa đủ sầu, thảm là thảm thân chìm nổi giữa trần ai, không biết mẹ ở đâu, không biết em còn mất” [24;108].
Khác với các tác giả văn học trung đại, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Hồ Biểu Chánh đã tập trung miêu tả tâm lý nhân vật với nhiều sắc thái khác nhau. Và đây cũng là đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào quá trình hiện đại hóa của thể loại tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Tiểu kết
Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, xây dựng nhân vật là một trong những nhiệm vụ mà nhà văn phải quan tâm nhiều nhất. Bởi vì nhân vật không chỉ thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn ở thời điểm lịch sử ấy.
Để khắc hoạ được một thế giới nhân vật chân thực và sinh động, Hồ Biểu Chánh đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: khắc họa chân dung nhân vật thông qua việc giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động, sử dụng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. Bằng các biện pháp nghệ thuật này, tiểu thuyết lịch sử Hồ Biểu Chánh đã tiếp cận được gần hơn hiện thực đời sống, xã hội và khắc họa số phận con người một cách sâu sắc. Mặt khác, thông qua thế giới nhân vật trong tác phẩm, người đọc càng thêm
trân trọng một tấm lòng luôn trăn trở trước số phận con người của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn tiên phong đầu thế kỷ XX, ông xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng. Là một cây bút dồi dào sức lực, bằng tác phẩm của mình, ông đã thật sự khơi dậy tình yêu văn chương của nhiều thế hệ độc giả trong suốt quãng đời cầm bút của mình với nhiều thể loại và thể loại nào cũng ghi đậm dấu ấn trong lòng độc giả.
Hồ Biểu Chánh là một cây bút tài năng với sự nỗ lực không ngừng trong việc cách tân tư duy nghệ thuật. Mỗi tác phẩm của ông đều tạo được ấn tượng mới mẻ, sâu sắc cho người đọc. Bằng khả năng tìm tòi, tiếp cận cái mới, tạo phong cách mới, Hồ Biểu Chánh đã mang đến một cơn gió lạ cho nền văn học, đặc biệt là với thể loạt tiểu thuyết. Từ những cốt truyện dân dã đời thường nhưng không kém phần sâu sắc về đạo lý, ông đã tái hiện lại một xã hội với tất cả các mặt của nó.
2. Giai đoạn đầu thế kỷ XX, dòng tiểu thuyết lịch sử đã có riêng cho mình
một đội ngũ nhà văn khá đông đảo và số lượng tác phẩm đáng kể. Đề tài mà các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này khai thác chủ yếu là đề tài đấu tranh chống xâm lược. Bằng cảm hứng lịch sử và dân tộc sâu sắc, các nhà văn muốn thông qua tác phẩm của mình mà khích lệ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, hun đúc lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với nước nhà.
Hồ Biểu Chánh cũng thế, ông đã sáng tác hai tác phẩm tiểu thuyết lịch sử
Nam cực tinh huy và Nặng gánh cang thường nhằm phát huy tinh thần tự tôn
dân tộc, lòng yêu nước, thương dân của người dân Việt ở mọi thời đại. Mặc dù thế mạnh của ông là tiểu thuyết đạo lý nhưng tiểu thuyết lịch sử của ông cũng không kém phần lôi cuốn, hấp dẫn.
3. Qua hai tiểu thuyết lịch sử Nam cực tinh huy và Nặng gánh cang thường,
thế giới nhân vật hiện lên phong phú và đa dạng, mỗi nhân vật mang một cá tính riêng. Đó là những người anh hùng với lý tưởng cao cả, dám xả thân vì việc nghĩa. Là những con người kiên cường, dũng mãnh, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để cứu nước, cứu dân. Bên cạnh nhân vật anh hùng là nhân vật phản diện, những kẻ tiểu nhân. Chúng thì chỉ cần mưu cầu trục lợi cho mình, bất chấp mọi hành vi thủ đoạn. Kẻ tiểu nhân vốn không có đạo lý ở trong lòng nên có thể làm chuyện xằng bậy, gây điều thị phi mà không cảm thấy hổ thẹn với lương tâm.
Trong tiểu thuyết lịch sử của mình, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện một quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người, về nhân vật lịch sử và về người anh
hùng. Ngoài việc quan tâm, phản ánh con người lịch sử, con người trong mối quan hệ chặt chẽ xã hội, ông còn chú ý đến sự bình thường ở người anh hùng phi thường. Ở họ không chỉ có mối quan hệ xã hội mà còn có nhiều mối quan hệ đời tư khác tạo nên sự phức tạp trong cuộc sống. Nổi trội nhất vẫn là mối quan hệ giữa cá nhân với dân tộc, giữa cá nhân với gia đình và cá nhân trong quan hệ nam – nữ.
4. Trên con đường đi đến thế giới nghệ thuật riêng của mình, Hồ Biểu Chánh
đã tập trung vào con người như một yếu tố quan trọng để sáng tạo nghệ thuật. Xét riêng về mảng tiểu thuyết lịch sử, ông đã tái tạo một hệ thống nhân vật trên nhiều phương diện, ở nhiều khía cạnh của cuộc đời. Chính sự quan tâm đến mặt đời thường ở những con người phi thường trong lịch sử đã làm cho tác phẩm của Hồ Biểu Chánh càng thêm sinh động, chân thật.
5. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống nhân vật mang đậm màu sắc của cuộc
sống, Hồ Biểu Chánh còn đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật. Vẫn là các thủ pháp thông thường như miêu tả ngoại hình, hành động và cách sử dụng ngôn ngữ nhưng Hồ Biểu Chánh đã có ý thức đi sâu vào bản thể con người, phát hiện và lý giải một những điều tưởng như rất bình thường trong cuộc sống. Bằng sự lao động miệt mài trong việc tìm cách đổi mới tư duy nghệ thuật mà Hồ Biểu Chánh đã tạo nên những tác phẩm có chỗ đứng vững chắc trong lòng người đọc. Và cũng chính bằng sự lao động miệt mài đó của một tài năng, ông đã ttrở thành người tiên phong mở đầu cho một giai đoạn văn học mới, văn học Việt Nam hiện đại.
6. Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của miền Nam và của cả nước, ông đã
để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ các tác phẩm của mình. Tiểu thuyết của ông được phổ biến rộng rãi và đã đi vào lòng của đại đa số dân chúng ở vùng đất Nam Bộ. Hồ Biểu Chánh không chỉ khẳng định được chỗ đứng riêng cho mình trong lòng người đọc và trên văn đàn văn học, mà còn đóng góp rất lớn vào việc tạo nên truyền thống văn học cho miền đất Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ông là một những người khai sinh ra nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, riêng ông đã có những đóng góp to lớn trong thời kỳ đầu của tiến trình này. Công lao ấy của Hồ Biểu Chánh rất đáng trân trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tống Văn Chính (2011), Quan niệm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
2. Đinh Trí Dũng (2008), “Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, Tạp chí Khoa học, 37 (1B), tr.13 – 18.
3. Bằng Giang (1974), Mảnh vụn văn học sử, Nxb Chân Lưu, Sài Gòn.
4. Lê Giang (chủ nhiệm đề tài, 2008 – 2010), Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di
sản văn học Nam Bộ 1930 – 1945, Báo cáo tổng kết kết quả đề tài KHCN cấp
Đại học quốc gia trọng điểm, Trường Đại học KHXH&NV.
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
6. Phan Mạnh Hùng (2016), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Bộ trước
1932, Nxb Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1996), Văn học Việt Nam 1900 – 1930, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Khuê (1998), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
9. Phạm Thị Ngọc Lan (1991), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh trước năm 1932, Luận văn Cao học, Trường ĐHSP Hà Nội 1.
10. Lưu Liên (1987), “Tiểu thuyết, một thể loại năng động, đầy triển vọng”,
Tạp chí Văn học (4), tr. 68 – 77.
11. Bùi Văn Lợi, “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX
đến 1945 (diện mạo và đặc điểm), Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
12. Phương Lựu (2014), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Lê Đình Mai (tuyển chọn và biên soạn, 1999), Phan Bội Châu, Tản Đà,
Hồ Biểu Chánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Mai Thế Mạnh (2016), “Nhân vật trong tiểu thuyết Nam cực tinh huy của
Hồ Biểu Chánh – từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng nghệ thuật”, Kỷ yếu
hội thảo khoa học – Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ, tr.619 –
15. Cao Thị Xuân Mỹ (2001), Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí
Minh.
16. Võ Văn Nhơn (2000), “Con đường đến với tiểu thuyết hiện đại của hai nhà văn tiên phong Nam bộ”, Tạp chí Văn học (3), tr.39 – 42.
17. Trần Xuân Phong (1997), Những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong lĩnh
vực tiểu thuyết giai đoạn 1912 – 1931, Luận án Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ
Chí Minh.
18. Huỳnh Thị Lan Phương (2011), “Sự kế thừa và đổi mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, Tạp chí Khoa học (17b), tr.16 – 27. 19. Trang Quan Sen, Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở (chủ biên, 2006), Hồ
Biểu Chánh – người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Văn
nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
20. Trần Đình Sử (1993), Dẫn luận Giáo trình Thi pháp học, Nxb ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
21. Trần Hữu Tá (1999), “Tiểu thuyết Nam bộ trong chặng đầu của tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam”, Tạp chí Kiến thức ngày nay (309), tr.33 – 37. 22. Bùi Việt Thắng (biên soạn, 2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
23. Lê Ngọc Thuý (2002), Đóng góp của văn học Quốc ngữ ở Nam kỳ cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vào tiến trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
Tài liệu khai thác trực tuyến
24. Hồ Biểu Chánh, Nam cực tinh huy, trên
http://hobieuchanh.com/pages/truyendai/NamCucTinhHuy/ncth_gt.html Ngày download: 27/08/2019
25. Hồ Biểu Chánh, Nặng gánh cang thường, trên
http://hobieuchanh.com/pages/truyendai/NangGanhCangThuong/ngct_gt.html Ngày download: 27/08/2019
26. Lê Trường Xuân, Các tác giả viết về Hồ Biểu Chánh,
http://www.hobieuchanh.com/pages/baiviet/LeTruongXuan/LeTruongXuan.ht ml