Cấu trúc ma trận của một bài toán tối ưu thường gặp được mô tả trong bảng
3-1 như sau:
Bảng 3-1: Cấu trúc ma trận của bài toán thường gặp Cấu trúc biến Giá trị biến Dấu RHS Cân bằng sản phẩm và bán sản phẩm Ràng buộc khống chế chất lượng Các ràng buộc đặc biệt
Ràng buộc về khả năng sản xuất, lưu trữ HÀM KINH TẾ (MỤC TIÊU)
Cấu trúc biến và giá trị biến đặt theocác cột khác nhau, mỗi cột tương ứng với một biến với giá trị tương ứng nằm ngay ở hàng bên dưới mỗi cột.
Các hàng bên dưới liên quan đến ràng buộc: ràng buộc bán sản phẩm, sản phẩm nội bộ, ràng buộc liên quan đến chất lượng sản phẩm, ràng buộc đặc biệt liên
quan đến tiêu thụ năng lượng của từng phân xưởng cũng như ràng buộc về khả năng sản xuất, lưu trữ.
Hàng cuối cùng là hàm mục tiêu.
Dấu và giá trị RHS (Right hand side) được đặt ở cột cuối cùng sau khi đã xác định hết tất cả các biến.
Cột “dấu” sẽ nhận giá trị “=”, “<”, “>” tương ứng với từng ràng buộc khác nhau, cũng như tương ứng với giá trị RHS của mỗi ràng buộc. Cụ thể là:
+ Đối với ràng buộc bán sản phẩm: “dấu” sẽ nhận giá trị “=” và “RHS” nhận giá trị tương ứng với nhu cầu của mỗi sản phẩm.
+ Đối với các ràng buộc liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cần lưu ý đến bài toán phối liệu theo phương pháp cộng tính. Mỗi tiêu chuẩn có một công thức phối trộn cộng tính khác nhau, có thể là cộng tính thể tích (RON, tỷ trọng, hàm lượng aromatique), cộng tính khối lượng (hàm lượng lưu huỳnh, khối lượng phân tử) hay cộng tính phần mol (áp suất hơi Reid RVP).