Phân tích tình hình chi phí của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh công ty tnhh thương mại xuất nhập khẩu sơn thanh đang (Trang 31 - 40)

Chi phí là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng hoặc giảm của lợi nhuận. Do đó chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận hạn chế sự gia tăng và có thể giảm chi phí đến mức thấp nhất. Đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Qua bảng 7.1 ta thấy tình hình thực hiện chi phí của công ty trong 3 năm qua đều tăng. Năm 2009 tổng chi phí của công ty là 4.618.421.482 đồng. Năm 2010 tổng chi phí là 4.917.652.204 đồng, tăng so với năm 2009 một khoảng là 299.230.722 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,48%. Tổng chi phí năm 2011 là 5.191.045.257 đồng, tăng so với năm 2010 một khoảng là 273.393.053 đồng, tương ứng tăng 5,56%.

Tổng chi phí của công ty bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, không có chi phí tài chính và chi phí khác. Nhìn chung, tỷ trọng của các khoản mục chi phí không thay đổi nhiều trong 3 năm 2009-2011. Trong đó, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất cao, trên 90%, tiếp đến là chi phí bán hàng khoảng 4.5% - 5.5% và chi phí quản lý gần bằng 3%. Cụ thể tình hình biến động của từng loại chi phí này như sau:

Hình 7.1: Biểu đồ tình hình chi phí công ty Thanh Đang

Bảng 7.1: Tình hình chi phí chung của công ty Thanh Đang

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Tuyệt đối % Tuyệt đối % Giá vốn hàng bán 4,243,495,574 91.88 4,528,970,802 92.10 4,717,922,061 90.89 285,475,228 6.73 188,951,259 4.17

Chi phí tài chính - 0.00 - 0.00 - 0.00 - -

Chi phí bán hàng 208,434,913 4.51 228,600,039 4.65 286,366,193 5.52 20,165,126 9.67 57,766,154 25.27

Chi phí quản lý

doanh nghiệp 166,490,995 3.60 160,081,363 3.26 186,757,003 3.60 - 6,409,632 -3.85 26,675,640 16.66 Chi phí khác - 0.00 - 0.00 - 0.00 - -

Tổng cộng 4,618,421,482 100 4,917,652,204 100 5,191,045,257 100 299,230,722 6.48 273,393,053 5.56 Chỉ tiêu

2010/2009 2011/2010

1. Giá vốn hàng bán (viết tắt GVHB):

GVHB chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của công ty, chiếm khoảng 90.89% đến 92% trong tổng chi phí qua các năm 2009-2011. Năm 2010, GVHB của công ty là 4.528.970.802 đồng, tăng so với năm 2009 một khoảng là 285.475.228 đồng, tương ứng với 6.73%. Năm 2011, GVHB là 4.717.922.061 đồng, tiếp tục tăng hơn năm 2010 một khoảng là 188.951.259 đồng, tương ứng với 4.17%.

GVHB phụ thuộc vào: lượng hàng bán và giá hàng hóa mà công ty mua được. Giá vốn hàng bán tăng trong các năm 2010 và 2011 chủ yếu do số lượng hàng bán tăng dần qua mỗi năm. Bên cạnh đó, sự tăng giá của đồng USD so với VND khiến cho giá các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sơn (chủ yếu nhập từ nước ngoài) tăng dẫn đến giá sơn thành phẩm công ty thu mua vào tăng. Thêm vào đó, do nguồn cung 1 số nguyên vật liệu sản xuất sơn bị thiếu hụt, cung không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất khiến giá các nguyên vật liệu này tăng cao dẫn đến việc tăng giá sơn thành phẩm. Ngoài ra, sự tăng giá của xăng dầu khiến chi phí vận chuyển trong khâu thu mua tăng cũng làm giá vốn hàng bán tăng.

Để hạn chế tốt nhất việc tăng giá vốn hàng bán mà không gây ảnh hưởng tới lợi nhuận, công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý.

2. Chi phí bán hàng (viết tắt CPBH)

Sau GVHB, CPBH chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi phí hàng năm của công ty. Mặc dù CPBH chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 4.51% đến 5.52%, khá nhỏ, nhưng với tổng chi phí hằng năm cao nên giá trị của CPBH là không nhỏ. Tổng CPBH của công ty đều tăng qua các năm 2009-2011, mức tăng ngày càng lớn. Năm 2010, CPBH của công ty là 228.600.039, tăng so với năm 2009 một lượng 20.165.126 đồng, tương ứng với 9,67%. Mức tăng này chủ yếu đến từ sự gia tăng các chi phí lương, BHXH, BHYT trả cho NVBH; chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí trả trước. Năm 2011, CPBH là 286.366.193 đồng, tiếp tục tăng 57.766.154 đồng, tương ứng với 25,27%. Mức tăng CPBH của năm 2011 gấp gần 2.86 lần mức tăng của năm 2010. Mức tăng này đến từ việc tăng của hầu hết các loại chi phí trong cơ cấu CPBH do lạm phát cao (trừ chi phí khác và chi phí trả trước giảm)

CPBH bao gồm chi phí lương nhân viên bán hàng (viết tắt NVBH), tiền BHXH và BHYT cho NVBH chi phí vật liệu bao bì, chi phí dịch vụ mua ngoài,…Trong đó chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là lương NVBH (38,46% đến 42.84%). Chi phí NVBH đều tăng qua các năm. Năm 2010, lương NVBH của công ty là 104.675.000, tăng so với năm 2009 một lượng 24.515.000 đồng, tương ứng với 30,58%. Năm 2011, lương NVBH là122.680.000 đồng, tiếp tục tăng 18.005.000 đồng, tương ứng với 17,20%. Chi phí lương NVBH tăng do công ty số lượng NVBH tăng nhằm đẩy mạnh việc bán hàng và do tăng lương theo thâm niên làm việc. Chi phí lương cho NVBH tăng cũng khiến cho tiền BHXH + BHYT tăng tương ứng.

Chiếm vị trí thứ 2 trong cơ cấu CPBH là chi phí vật liệu bao bì (viết tắt CPVLBB). Nếu năm 2009, CPVLBB là 69.279.037 đồng, tương ứng tỷ trọng 33.24% thì sang năm 2010, chi phí này còn 41.812.363, chiếm tỷ trọng 18.29%, giảm 1 lượng 27.466.674 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 39.65% so với năm 2009. Tuy nhiên, vào năm 2011 CPVLBB là 50.872.286 đồng, chiếm tỷ trọng 17.76%, tăng lên 1 lượng 9.059.923 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,67%. Năm 2010, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, công ty phải giảm bớt CPVLBB nhằm giảm giá thành bán ra để tăng tính cạnh tranh. Năm 2011, CPVLBB tăng do công ty đầu tư hơn vào thiết kế bao bì, dán nhãn sản phẩm nhằm thu hút thị hiếu khách hàng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Các chi phí khác như chi phí công cụ đồ dùng, phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phải trả, chi phí trả trước, chi phí khác…chiếm tỷ lệ nhỏ và trồi sụt tùy từng năm. Các loại chi phí này tăng giảm phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố như: giá các dịch vụ mua ngoài, công cụ đồ dùng tăng do lạm phát; số lượng bán các sản phẩm, dịch vụ cần sử dụng thêm các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ mua ngoài; các công cụ, đồ dùng cần mua sắm theo kế hoạch và nhu cầu mỗi năm, tùy thuộc các chương trình, chính sách bán hàng từng năm… Mỗi loại chi phí này tăng giảm tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng tổng chung của các loại chi phí này qua các năm lần lượt chiếm tỷ trọng 24.74% (2009), 16.06% (2010), 17.34% (2011) trong tổng CPBH, vì vậy công ty cũng cần quan tâm và thực hiện chính sách tiết kiệm, chọn các nơi cung cấp với giá cạnh tranh, sử dụng và quản lý hiệu quả nhằm giảm các chi phí này đến mức thấp nhất.

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Năm 2010 chi phí QLDN là 160.081.363 đồng, giảm 6.409.632 đồng, tương đương với tỷ lệ 3,85%, so với năm 2009. Tuy nhiên, vào năm 2011 chi phí QLDN là 183,257,003, tăng so với năm 2010 một lượng là 26,675,640 đồng, tương ứng với 16,66%.

Tiền lương văn phòng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu CPQL, trên 50%. Vì vậy, trong năm 2010, sự cắt giảm về nhân sự khối văn phòng của công ty khiến lương văn phòng giảm 1 lượng là 16.407.000, tương ứng với tỷ lệ 15,2% - khá lớn so với sự biến động tăng - giảm các loại chi phí còn lại. Đây là nguyên nhân chính của việc giảm CPQL trong năm 2010.

Năm 2011, thực hiện chính sách tăng lương cho nhân viên của nhà nước và chế độ tăng lương theo thâm niên của công ty, nhằm đảm bảo cuộc sống và khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả, do vậy chi phí lương và tiền BHXH+BHYT cho nhân viên văn phòng tăng lên. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến CPQL tăng trong năm 2011 đến từ việc tăng của chi phí trả trước. Trong năm 2011, các khoản chi phí trả trước được phân bổ bao gồm: mua bảo hiểm tài sản; sửa chữa văn phòng. Cũng trong năm này, do thực hiện các chính sách tiết kiệm đã khiến các khoản chi phí khác gồm văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước, chi phí bằng tiền khác…đều giảm, tuy mức giảm không đáng kể nhưng đây là một điểm tích cực cần phát huy.

Bảng 7.2: Kê chi tiết chi phí bán hàng các năm 2009-2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối

Tương đối Lương NVBH 80.160.000 38,46 104.675.000 45,79 122.680.000 42,84 24.515.000 30,58 18.005.000 17,20 Tiền BHXH + BHYT 7.425.300 3,56 10.810.050 4,73 16.433.200 5,74 3.384.750 45,58 5.623.150 52,02 CP vật liệu bao bì 69.279.037 33,24 41.812.363 18,29 50.872.286 17,76 - 27.466.674 -39,65 9.059.923 21,67 CP công cụ đồ dùng 6.028.812 2,89 - 22.790.189 7,96 - 6.028.812 -100,00 22.790.189 CP DV mua ngoài 10.462.032 5,02 6.983.121 3,05 24.956.105 8,71 - 3.478.911 -33,25 17.972.984 257,38 CP khấu hao TSCĐ - - 34.579.602 15,13 46.106.136 16,10 34.579.602 11.526.534 33,33 CP phải trả 10.922.632 5,24 - - - 0,00 - 10.922.632 -100,00 - CP khác 22.293.464 10,70 9.495.669 4,15 2.528.277 0,88 - 12.797.795 -57,41 - 6.967.392 -73,37 CP trả trước 1.863.636 0,89 20.244.234 8,86 - 0,00 18.380.598 986,28 - 20.244.234 -100,00 Tổng cộng 208.434.913 100 228.600.039 100 286.366.193 100 20.165.126 9,67 57.766.154 25,27

(Đơn vị tính: đồng)

Loại chi phí

2011/2010

Bảng 7.3: Kê chi tiết chi phí quản lý các năm 2009-2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối

Tương đối Thuế phí và lệ phí 3.500.000 2,10 3.500.000 2,19 3.500.000 1,87 - 0 - 0

Lương văn phòng 107.940.000 64,83 91.533.000 57,18 99.320.000 53,18 - 16.407.000 -15,20 7.787.000 8,51

Văn phòng phẩm 4.102.206 2,46 3.592.033 2,24 3.500.000 1,87 - 510.173 -12,44 - 92.033 -2,56

Tiền điện thoại 12.647.864 7,60 16.642.276 10,40 15.702.981 8,41 3.994.412 31,58 - 939.295 -5,64

Tiền BHXH+BHYT 10.507.500 6,31 12.656.470 7,91 14.267.000 7,64 2.148.970 20,45 1.610.530 12,72 Đồ dùng vp 12.575.579 7,55 8.941.845 5,59 8.420.291 4,51 - 3.633.734 -28,90 - 521.554 -5,83 CP khấu hao 5.693.244 3,42 3.980.909 2,49 2.922.959 1,57 - 1.712.335 -30,08 - 1.057.950 -26,58 Tiền điện 5.135.726 3,08 8.189.463 5,12 7.112.271 3,81 3.053.737 59,46 - 1.077.192 -13,15 Tiền nước 363.376 0,22 623.352 0,39 454.220 0,24 259.976 71,54 - 169.132 -27,13 CP bằng tiền khác 4.025.500 2,42 3.532.753 2,21 3.104.546 1,66 - 492.747 -12,24 - 428.207 -12,12 CP trả trước 0,00 6.889.262 4,30 28.452.735 15,24 6.889.262 21.563.473 313,00 Tổng cộng 166.490.995 100 160.081.363 100 186.757.003 100 -6.409.632 -3,85 26.675.640 16,66 2011/2010 Loại chi phí 2009 2010 2011 2010/2009

Bảng 7.4: Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

CP/ΣDT CP/ΣLN CP/ΣDT CP/ΣLN CP/ΣDT CP/ΣLN

Giá vốn hàng bán 4.243.495.574 0,910 90,675 4.528.970.802 0,908 63,745 4.717.922.061 0,895 56,784 Chi phí bá n hàng 208.434.913 0,045 4,454 228.600.039 0,046 3,218 286.366.193 0,054 3,447 Chi phí quả n lý 166.490.995 0,036 3,558 160.081.363 0,032 2,253 186.757.003 0,035 2,248

Tổng 0,990 98,686 0,986 69,216 0,984 62,479

Chỉ tiêu

Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí:

Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, ta cần đánh giá các chỉ tiêu tỷ suất chi phí trên doanh thu và tỷ suất chi phí trên lợi nhuận. Nhìn chung, qua các năm, cả 2 loại tỷ suất này đều giảm, điều đó cho thấy công ty sử dụng các loại chi phí ngày càng tốt hơn.

Tỷ suất chi phí, trung bình 3 năm gần bằng 0.986 cho thấy cần phải bỏ ra khoảng 0.986 đồng chi phí để thu lại 1 đồng doanh thu. Tỷ suất chi phí cao chủ yếu do giá vốn hàng bán quá cao, điều này đã được phân tích ở trên. Đáng lưu ý là tỷ suất CP/ΣDT của chi phí bán hàng (0,045 – 0,054) và chi phí quản lý (0,032 – 0,036) luôn rất nhỏ, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng và quản lý 2 loại chi phí này rất hiệu quả.

Tỷ suất chi phí trên doanh thu ngày càng giảm do mức tăng của doanh thu hằng năm luôn lớn hơn mức tăng của chi phí. Điều này cho thấy những chính sách nhằm làm tăng doanh thu và giảm chi phí của công ty đã đạt được những kết quả nhất định, làm cho lợi nhuận công ty qua mỗi năm ngày càng tăng.

Tóm lại, tổng chi phí hiện tại của công ty là rất cao, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Trong đó, giá vốn hàng bán đóng vai trò lớn nhất. Vì vậy, để giảm chi phí kinh doanh nhằm làm tăng lợi nhuận, công ty cần có những chính sách phù hợp để giảm giá vốn hàng bán nhưng không được ảnh hưởng đến sản lượng hàng bán. Bên cạnh đó, cần tiếp tục sử dụng và quản lý hiệu quả chi phí bán hàng và chi phí quản lý nhằm giảm chi phí đến mức tối đa.

Phần 8

Một phần của tài liệu phân tích tình hình kinh doanh công ty tnhh thương mại xuất nhập khẩu sơn thanh đang (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)