Phân tích và lựa chọn số liệu đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 86)

6. Ý nghĩa của đề tài

3.2. Phân tích và lựa chọn số liệu đánh giá

Từ kết quả đánh giá tổng hợp hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố trong thời gian qua như luận văn đã phân tích ở phần 3.1, tác giả tiến hành việc phân tích, xử lý bộ số liệu đo đạc tại 26 trạm quan trắc chất lượng nước khu vực hạ lưu hệ thống sơng Sài Gịn – Đồng Nai, 15 điểm quan trắc chất lượng nước tại các tuyến kênh rạch nội thành. Trong đĩ, tập trung phân tích, và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính đại diện của bộ dữ liệu như phân tích sự phân phối, mức độ tập trung, mức độ phân tán, tỷ lệ giá trịvượt quy chuẩn của những giá trị đo đạc ở 02 thời điểm - đỉnh triều lớn nhất và chân triều thấp nhất. Kết quả phân tích bằng SPSS cho thấy:

Xét về phân phối chuẩn (là khi Trị trung bình – Mean và Trung vị– Mediane – gần bằng nhau; Độ xiên – Skewness – dao động từ -1 đến + 1), tính trên 10 chỉ tiêu quan tâm (nhiệt độ, độ đục, pH, TSS, DO, BOD5, COD, PO43-

Coliform), các giá trị đo đạc ở thời điểm chân triều thấp cĩ phân phối chuẩn đạt 7/10 chỉ tiêu (tỷ lệ 70%); trong khi đĩ, các giá trị đo đạc ở thời điểm đỉnh triều lớn nhất chỉđạt 5/10 chỉ tiêu (tỷ lệ 50%). Bảng 3.3

Ngồi ra, khi xem xét đến hình dạng biểu đồ phân phối của các chỉ tiêu đo đạc lúc triều rịng cĩ dạng hình chuơng phân phối chuẩn hơn lúc triều lớn; ví dụ điển hình đối với 02 chỉtiêu độđục và NH4- . Hình 3.3

Xét đến mức độ phân tán thơng qua giá trị Độ lệch chuẩn - Standard Deviation, các giá trịđo đạc ở hầu hết các chỉ tiêu quan tâm tại từng thời điểm (triều lớn và triều rịng) khơng cĩ sự chênh lệch nhiều. Ví dụ như đối với chỉ tiêu NH4- , độ lệch chuẩn lúc triều rịng và triều lớn lần lượt là 0,83 và 0,77; tương tự đối với DO cũng lần lượt là 1,78 và 1,89.

Tuy nhiên, khi xem xét đến chỉ tiêu Độđục tại thời điểm đỉnh triều lớn nhất cho thấy bộ dữ liệu này cĩ sự phân tán quá lớn (độ lệch chuẩn là 44,68), xuất hiện rất nhiều giá trị ngoại lai. Trong khi lúc triều rịng, giá trị độ lệch chuẩn là 0,01 và vị trí giá trị trung vịdao động quanh vị trí giữa, khoảng tập trung của 50% giá trị đo đạc nằm cân đối, khơng xuất hiện nhiều giá trị ngoại lai. Điều này thể hiện rõ trong biểu đồ Boxplot – hình 3.4

Tổng hợp các phân tích, đánh gía trên, để đảm bảo tính đại diện và thống nhất của bộ dữ liệu, đề tài lựa chọn các giá trị đo đạc vào thời điểm triều rịng đối với 10 thơng số: nhiệt độ, độ đục, pH, TSS, DO, BOD5, COD, PO43-

, NH4- và tổng Coliform để tiếp tục thực hiện các bước đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt trên các sơng, kênh, rạch trên tồn thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời làm dữ liệu tính tốn chỉ số QWI và trên cơ sở đĩ tiến hành xây dựng bản đồ ơ nhiễm nước mặt trên địa bàn thành phố.

Bảng 0.3. Bảng mơ tả các giá trị đo đạc tại thời điểm chân triều thấp nhất và đỉnh triều cao nhất của hệ thống kênh rạch TPHCM

STT Chỉ tiêu

Chân triều thấpnhất Đỉnhtriều lớnnhất

Trị trung bình (Mean) Trung vị (Mediane) Độ xiên (Skewness) Độ lệch chuẩn (Std.Deviation) Trị trung bình (Mean) Trung vị (Mediane) Độ xiên (Skewness) Độ lệch chuẩn (Std.Deviation) 1 Nhiệt độ 28,61 28,30 1,01 1,07 28,74 28,63 0,39 1,09 2 Độ đục 0,02 0,02 5,47 0,01 37,14 25,45 4,62 44,68 3 pH 6,59 6,58 -0,56 0,64 6,52 6,54 -0,69 0,63 4 DO 4,08 4,18 -0,16 1,78 3,71 3,76 0,13 1,89 5 BOD5 2,89 2,38 12,83 2,26 3,07 2,48 2,33 1,80 6 COD 5,80 5,14 24,21 7,97 5,66 5,28 1,48 2,68 7 PO43- 0,05 0,04 5,10 0,05 0,06 0,04 12,53 0,10 8 NH4- 0,40 0,14 4,22 0,83 0,39 0,14 3,72 0,77 9 TSS 112,77 78,00 4,38 110,34 90,40 66,00 7,03 98,44 10 Coliform 73541 4600 16,45 582235 49009 4325 11,70 247158

Hình 0.3. Biểu đồ phân phối chỉtiêu Độđục lúc triều rịng và triều lớn

Hình 0.4. Biểu đồ Boxplot chỉtiêu Độđục lúc triều rịng và triều lớn

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)