Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện sóc sơn (Trang 42 - 50)

4.1.1.1 Vịtrí địa lý

Sóc Sơn là huyện ngoại thành ở phía bắc thủ đô Hà Nội. Trung tâm huyện cách trung tâm Hà Nội gần 30 km. Sóc Sơn được định vị trong mối quan hệ với các địa phương lân cận như sau:

- Phía Bắc : Giáp với huyện Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên -Phía Đông: Giáp với huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

-Phía Tây: Giáp với thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc -Phía Nam: Giáp với huyện Đông Anh thành phố Hà Nội Bản đồ:

Sóc Sơn là đầu mối giao thông thuận tiện nối thủ đô với sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta qua hệ thống quốc lộ như quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Hà Giang…, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn…, đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một số tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh; các tuyến đường sắt, đường thuỷđi các tỉnh phía Bắc... Đây là một trong những lợi thế quan trọng của Sóc Sơn trong lưu thông hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4.1.1.2. Địa hình

Sóc Sơn là một huyện trung du, đồi núi, nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng, phức tạp và có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia thành 3 vùng với những đặc trưng khác nhau vềđịa hình:

Vùng đồi gò bao gồm 9 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú, Phù Linh, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tân Dân, có cao độđịa hình từ 15 ÷ 200m. Sườn núi có độ dốc 40 ÷ 500.

Vùng đất giữa bao gồm 8 xã: Phù Lỗ, Phú Cường, Phú Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Mai Đình, Tân Minh và thị trấn Huyện, có cao độ địa hình từ 10 ÷ 15m.

Vùng trũng gồm 9 xã ven các sông Cầu, Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, có cao độđịa hình từ 4 ÷ 9m.

Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Sóc Sơn. Đồng

thời,với địa hình dốc tự nhiên, sẽ tương đối thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiêu thoát nước trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Sóc Sơn.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Sóc Sơn về cơ bản là thuộc khí hậu của vùng Hà Nội, chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từtháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

- Nhiệt độ không khí trung bình trong năm khoảng 24,46ºC.

- Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng).

- Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm², bức xạ quang hợp chỉđạt 61,4 kcal/cm².

- Lượng mưa trung bình trong năm đạt 1.600 – 1.700 mm (1.670 mm), lượng mưa năm ít nhất là 1.000 mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630 mm.

Song lượng mưa phân bốkhông đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với lượng mưa chiếm 80 – 85% lượng mưa của cả năm. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650 mm.

- Độẩm không khí trung bình 84%.

- Hướng gió: Có hai hướng gió chính là gió hướng đông nam vào mùa hè và gió hướng đông bắc vào mùa đông. Tốc độ gió trung bình: 3m/s.Tốc độ gió trung bình: 3m/s.

- Bão: Bão xuất hiện vào khoảng tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, thường trùng với thời kỳnước sông Hồng dâng cao. Hàng năm huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5 –7 cơn bão.

Các yếu tố khí hậu khác trong năm: sương muối có từ 2-3 ngày/năm, mưa phùn khoảng 40 ngày/năm, số giờ nắng trung bình: 1620 giờ/năm.

Lượng bức xạ: 8,5kcal/cm2/tháng.[13]

Nhìn chung, huyện nằm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp với khảnăng bố trí nhiều vụ gieo trồng trong năm.

4.1.1.4. Sông ngòi – Thủy văn

Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy qua:

- Sông Cà Lồ chảy qua phía Nam Huyện với chiều dài 20 km, cao độ mực nước tại Phú Cường: Hmax=+8,99m (ứng với tần suất tính toán P=10%), lưu lượng: Qmax= 268m3/s, Q min= 4,5m3/s. Cao trình đê 10,5m, mặt đê rộng 6m.

- Sông cầu bao quanh phía Đông của Huyện từ KM 17 đến KM 28 +828 dài 11.828 mét với điểm đầu ở Trung Giả (sông Công nhập vào) đến điểm cuối ở Việt Long. Toàn bộ tuyến đê đã được cứng hoá bê tông với mặt rộng 5m.

Sông Công chảy qua phía Bắc Huyện với chiều dài 11km, nhập với sông Cầu tại Trung Giã. Cao độ mực nước: Hmax= 9,3m (với tần suất P=10%), lưu lượng: Qmax= 1880 m3/s, Qmin= 0,32 m3/s.[13]

Ngoài ra, huyện còn có nhiều hồ ở vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn như Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi... Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện cho Sóc Sơn có khả năng phát triển vận tải thuỷ và đáp ứng được một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là huyện có diện tích đồi gò lớn nhất Thành phố, nên hiện trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.[13]

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

*Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của huyện có 15 loại đất chính, trong đó:

A. Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha, bao gồm 8 loại sau đây:

- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu (Pb.i.k).

- Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu (Pb). - Đất phù sa không được bồi có gley trung bình hoặc mạnh (Ps).

- Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu thường chua (Pc). - Đất phù sa không được bồi gley mạnh úng nước mưa mùa hè (Pj). - Đất phù sa ngòi suối (Py).

- Đất phù sa không được bồi dưới có sản phẩm feralitic (Pf).

Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của các con sông, đã có sự phân hoá theo thời gian, không gian và đặc điểm hình thành.

Nhìn chung các vùng đất phù sa tương đối bằng phẳng (cốt +3,5 m ÷ +5,5 m); thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến thịt nặng; thành phần dinh dưỡng khá, hàm lượng mùn đạt 2-3%, đạm 0,15-0,20%. Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng.

B. Đất bạc màu bao gồm 2 loại:

- Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ. - Đất dốc tụxen đồi núi.

Nhìn chung, các loại đất bạc màu có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thấp. Địa hình phần lớn đồi núi thấp và ruộng bậc thang với tầng canh tác mỏng.

C. Nhóm đất feralitic: là nhóm đất đặc trưng của vùng đồi gò Sóc Sơn với 5 loại đất sau:

- Đất feralitic.

- Đất feralitic vàng đỏ hoặc vàng. - Đất feralitic vàng hoặc đỏ vàng. - Đất feralitic nâu vàng.

D. Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện.

*Tài nguyên nước

A. Nguồn nước mặt: huyện Sóc Sơn có trữlượng nước mặt khá dồi dào tuy nhiên nguồn nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hàng năm riêng vùng đồi gò đã tiếp nhận trung bình 50-60 triệu m3

nước mưa, đây là lượng nước mưa nghèo, phân bốkhông đều trong năm. Chính vì vậy nước mặt của huyện được khai thác từ 3 nguồn chính: - Nước mưa được giữ lại bằng các hồ chứa như: Đại Lải qua Kênh số II, Đồng Quang, Cầu Bãi, Hoa Sơn, Đạo Đức,…

- Nước của các sông chảy qua huyện: sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ. - Nước từ sông Hồng qua hệ thống tiếp từ Đông Anh.

B. Nguồn nước ngầm: huyện nằm trong khu vực có nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữlượng khá lớn, chất lượng tốt có tầng bảo vệ chống ô nhiễm.

Vùng đồng bằng của huyện nước ngầm nông ở độ sâu 0,7-1,3m vào mùa mưa, vào mùa khô có độ sâu 3,2m. Nước ngầm ổn định ở độ sâu 3,1- 3,2m với áp lực yếu không ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng.

Vùng đồi gò của huyện, mực nước ngầm có độ sâu từ 30-40m với tầng chứa nước khoảng 4-20m tuỳ theo các khu vực tăng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Chất lượng nước tốt thuộc loại nước nhạt, nước mềm đến rất mềm, hàm lượng sắt cao nên khi sử dụng cần phải có biện pháp xử lý.

Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất 64 cấp năm 1995 có 3 tầng chứa nước: Tầng mạch nông không áp (ph); tầng chứa nước có áp yếu (qp2) và tầng chứa áp lực (pql).

Tầng chứa nước chính (pql) ở phía Nam dọc sông Cà Lồ và phía Đông dọc theo sông Cầu có khả năng khai thác với quy mô vừa, càng lên phía Tây Bắc thì độ sâu tầng nước ngầm càng giảm.

Nhìn chung, Sóc Sơn vẫn là vùng nghèo nước, đặc biệt ở vùng đồi gò, lượng mưa phân bốkhông đều theo không gian và thời gian trong năm đã làm cho huyện trở thành vùng hạn và ngập úng trọng điểm của Hà Nội. Do đó, để phát triển lâu bền môi trường tự nhiên, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cần có chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên nước cho huyện và cho vùng thông qua xây dựng, nâng cấp các hồ, đập để giữ nước phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và phát triển du lịch.

* Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2016 toàn huyện hiện có 4.436,61 ha đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng phòng hộ phân bố ở khu vực núi phía Bắc huyện.

Rừng của Sóc Sơn chủ yếu là các loại cây như: thông, bạch đàn, keo và các loại hỗn giao, trước đây ở một số khu vực đã trồng các cây rừng bản địa: lim xanh, bời lời nhớt, muồng, côm tầng, dung sạn,… Hiện nay tổng diện tích đất có rừng là 3.596 ha, trong đó rừng có trữ lượng là 3.181,7 ha, với tổng trữ lượng là 224.468,1 m3, trong đó:

- Rừng Thông: có tổng diện tích 1.062 ha, trong đó đã có trữ lượng là 1.056,7 ha, tập trung nhiều ở các xã Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú, Tiên Dược và Minh Trí. Đây là loài cây có khả năng sinh trưởng tốt trên các đồi trọc của Sóc Sơn, cung cấp gỗ và cho nhựa phục vụ sản xuất, bên cạnh đó rừng Thông còn có ý nghĩa trong việc tạo cảnh đẹp, tạo không khí trong sạch và là nơi nghỉ mát hay dưỡng bệnh rất tốt. Tổng trữ lượng của rừng thông là 117.490,5 m3, chiếm 52,4%.[13]

- Rừng hỗn giao có tổng diện tích 1.894,1 ha, được trồng ở hầu hết các xã, bao gồm các kiểu rừng: Thông + Keo, Bạch đàn + cây khác,… nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Đến nay đã có 1.668,1 ha diện tích rừng hỗn giao cho trữlượng 76.022 m3. [13]

* Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của con người Hà Nội nói chung và Sóc Sơn nói riêng đã có từ vài nghìn năm trước, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, tổtiên chúng ta đã đến làm ăn sinh sống ởvùng đất này.

Ngoài cây trồng chính là cây lúa nước, người dân còn có nghề trồng rau và cây ăn quả; gắn với nghề làm ruộng còn có nghề chăn nuôi, nghề rừng, nghề săn bắn và nghề nuôi cá. Nhiều nghề thủ công xuất hiện và phát triển cùng với nghề nông theo nhu cầu của cuộc sống.

Vùng đất này đã gắn với nhiều truyền thuyết, các di tích lịch sử đã ghi lại những truyền thống hào hùng của dân tộc ta trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt là di tích lịch sử Đền Sóc (xã Phù Linh) gắn với truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó còn có hơn 300 di tích lịch sử, văn hoá khác nằm rải rác ở các xã trong huyện đã minh chứng cho một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và đậm chất nhân văn. Sóc Sơn đã và đang cùng với các quận, huyện khác góp phần đưa Thủ đô Hà Nội thành một trung tâm văn hoá của đất nước, nơi hội tụ và thu hút nhân tài, bách nghệ bốn phương.

* Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản của huyện chủ yếu là than bùn ở các xã phía Bắc huyện. Vàng sa khoáng ở Minh Trí phân bố dài 500 m bề rộng 30 - 50 m, kèm theo là 1 vành đai thiếc sa khoáng bậc 1 có diện tích 2,2 km2. Ngoài ra còn có

nhiêu loại khoáng sản có giá trị là nguyên vật liệu xây dựng như Kaolin, đá ong, cát xây dựng.

Trong đó nổi bật là tiềm năng về Kaolin ở khu vực Minh Phú, Phù Linh với trữ lượng khá lớn có thể khai thác để phát triển công nghiệp sứ dân dụng cho địa phương. Bên cạnh đó là cát vàng và sỏi phục cho xây dựng có thể khai thác dọc sông Công, sông Cầu, tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên nay đang bị tư nhân khai thác bừa bãi, không có tổ chức dẫn đến việc thất thoát tài nguyên và gây hậu quả sói lở bờ sông.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện sóc sơn (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)