M Ở ĐẦU
3.3 Biện pháp quản lý
Xây dựng phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển của nước ta. Phát triển bền vững đã được khẳng định trong chủ trương, đường lối phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta “phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường, đảm bảo sựhài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học”.
Để đảm bảo theo dõi sát diễn biến môi trường trong quá trình hoạt động của ngành công nghiệp giấy, chương trình quản lý môi trường của các nhà máy được đề ra dựa trên đặc điểm của các nguồn gây ô nhiễm và phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của nhà máy; tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp và hiệu quả cao về môi trường. Trước thực trạng ô nhiễm, các dự thảo về “nước thải, không khí, đất công nghiệp giấy” đang được bộ tài nguyên và môi trường hoàn thiện và chuẩn bịban hành. Quy định này sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng nước trước khi thải ra môi trường tự nhiên. Các biện pháp cụ thể sau:
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn về môi trường thực hiện việc kiểm soát và giám sát tình trạng môi trường định kỳ cho toàn công ty.
- Các hoạt động bảo vệ môi trường, vận hành các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường sẽ thường xuyên duy trì, quản lý và theo dõi. Lập kinh phí bảo vệ môi trường của từng công ty, duy trì vận hành và sửa chữa hệ thống xử lý chất thải hàng năm.
- Các số liệu phân tích và đo đạc về chất lượng môi trường của từng công ty sẽđược lưu trữ và gửi định lỳlên cơ quan nhà nước có chức năng quản lý môi trường.
- Lựa chọn công nghệ phù hợp để giảm tác động môi trường là ít nhất. Để đảm bảo các hoạt động giám sát môi trường chặt chẽ, ngành giấy đã và đang thành lập tổ chuyên trách giám sát về môi trường và an toàn với các nhiệm vụ sau:
1. Cử nhân viên của công ty giám sát môi trường và an toàn lao động trong các nhà máy.
2. Giám sát tình trạng môi trường của từng nhà máy có trong phân xưởng sản xuất, các khu vực sân bãi, đường giao thông trong và ngoài tường rào nhà máy có liên quan tới hoạt động sản xuất của Công ty.
3. Đôn đốc việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đảm bảo các yêu cầu vềan toàn xả thải, an toàn lao động và PCCC.
4. Tổ chức cho các công nhân học tập về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trước khi vào sản xuất.
5. Quy định trực ban và tự quản về an toàn lao động, vệ sinh nơi làm việc. 6. Quy định về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng nội bộ.
7. Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường được phân cấp trách nhiệm từ cấp lãnh đạo cao cấp nhất của công ty đến từng người lao động.
8. Thành lập đội kiểm tra môi trường và phòng cháy chữa cháy của nhà máy, người chịu trách nhiệm chính là lãnh đạo công ty, cử cán bộ chuyên trách và cán bộkiêm nhiệm ở các bộ phận sản xuất về bảo vệ môi trường của công ty.