tại PhườngĐồng Quang, Thành phố Thái Nguyêntừ năm 2016 – 2025
Dựa vào sự gia tăng dân số từ năm 2020 – 2025 đã tính ở Bảng 4.10 và cơ sở dự báo ở mức độ phát thải ở Bảng 4.11 ta có bảng diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư trên địa bàn Phường Đồng Quang, giai đoạn từ 2016 – 2020 và dự báođến năm 2025 ởBảng 4.12 dưới đây:
và tầm nhìn đến năm 2025
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế)
T T
T Ổ
Dân số (người) (kg/người/ngày)Lượng thải TB Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh (kg/ngày)
2016 2017 2018 2019 2020 2025 Giai đoạn 2016-2019 Giai đoạn 2020-2025 2016 2017 2018 2019 2020 2025 1 1 1.246 1.257 1.286 1.300 1.310 1.367 0,7 1,0 667,4 710,7 765,3 967,2 1.169,6 2.237,5 2 2 557 562 567 581 685 715 0,7 1,0 298,3 317,7 271,3 432,2 611,5 1.170,3 3 3 809 816 823 830 836 871 0,7 1,0 433,3 461,38 495,1 617,5 746,4 1.425,6 4 4 746 753 760 767 773 807 0,7 1,0 399,6 425,7 452,3 570,6 690,1 1.320,9 5 5 679 685 691 697 702 732 0,7 1,0 363,7 387,3 411,2 518,5 626,7 1.198,1 6 6 783 790 797 804 810 845 0,7 1,0 419,4 446,6 473,1 598,1 723,1 1.383,1 7 7 877 885 893 901 908 948 0,7 1,0 469,7 500,3 531,4 670,3 810,6 1.551,7 8 8 757 764 771 778 784 717 0,7 1,0 405,4 431,9 458,8 578,8 699,9 1.173,6 9 9 461 465 469 473 476 496 0,7 1,0 246,9 257,8 279,1 351,9 424,9 811,8 10 10 561 566 572 577 581 606 0,7 1,0 300,5 320,02 340,4 515,1 518,7 991,921 11 11 1.199 1.209 1.219 1.229 1.238 1.293 0,7 1,0 642,2 683,5 725,5 914,3 1.105,3 2.116,4 12 12 698 704 710 716 721 751 0,7 1,0 373,8 398,05 422,5 532,7 643,7 1.229,2 Tổng 10.120 10.208 10.289 10.369 10.451 10.900 - - 6,428 6,785 7,142 8.928 10,714 19,642
Nhận xét: Qua Bảng 4.12 cho thấy diễn biến khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh ở trong giai đoạn từ 2016 đến 2025 là rất lớn và tăng nhanh theo thời gian, cụ thể:
Giai đoạn 2016 – 2019, Dân số tăng dần từ 10.120 người (năm 2016) lên 10.369 người (năm 2019) thì Lượng rác thải cũng sẽ tăng dần từ 6,428 tấn/ngày (năm 2016) lên 8,928 tấn/ngày (năm 2019).
Đặc biệt giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, Dân số tăng từ 10.451 người (năm 2020) lên 10.900 người (năm 2025) và Lượng rác thải sinh hoạt tăng nhanh từ 10,714 tấn/ngày (năm 2020) lên tới 19,642 tấn/ngày (năm 2025).
Do vậy, nếu không có phương thức quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề môi trường khác như ùn tắc, dồn ứ rác tại các bãi tập kết rác, tình trạng vứt rác bừa bãi gia tăng…sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống mỹ quan và sự phát triển kinh tế tại địa phương.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Hệ thống quản lý CTR tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên đã thực hiện khá tốt công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của toàn Phường. Lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây hầu hết đã được thu gom và vận chuyển hết trong ngày. Lượng rác sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đến BCL rác thải hợp vệ sinh của thành phố trong ngày. Đồng thời với sự quan tâm của chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức của người dân về công tác vệ sinh môi trường nói chung và CTR nói riêng. Tuy nhiên, công tác quản lý CTR trên địa bàn cũng không tránh khỏi những mặt tiêu cực. Trước tiên là người dân: ý thức của người dân chưa cao, chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân về công tác xử lý CTR mà xem đó là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Nguyên nhân chính là do các kiến thức về môi trường của người dân còn nhiều hạn chế. Hầu hết người dân trên địa bàn phường đều cho rằng việc BVMT là trách nhiệm chính của các tổ chức, chính quyền còn bản thân người dân chỉ tuân thủ, thụ hưởng các kết quả của công trình bảo vệ môi trường công cộng. Khối lượng rác phát sinh ngày càng nhiều tuy nhiên số lượng thùng rác địa phương phân bổ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Các lộ trình thu gom - vận chuyển hiện nay vẫn chỉ được vạch dựa trên kinh nghiệm và thực hiện trên bản đồ giấy, do đó khó xét đến các yếu tố như: đường một chiều, chiều rộng đường, tình trạng dân cư...để tìm được phương án tối ưu. Ngoài ra, phương pháp vạch tuyến thủ công chỉ thực hiện dựa theo kinh nghiệm và ước lượng chứ không có sự tính toán dẫn đến tình trạng hao phí nhiên liệu và năng xuất lao động không cao cũng như gây mất vẻ mỹ quan của thành phố. Do vậy, cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin vào việc
vạch tuyến để xem xét tất cả các đặc tính của con đường cũng như việc chọn đường đi ngắn nhất nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường mà vẫn đạt hiệu quả thu gom - vận chuyển trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và từng bước áp dụng công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý này.
5.2. Đề nghị
- Tăng cường tuyên truyền thường xuyên để nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rác thải còn e ngại trong việc thực hiện phân các loại rác thải.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác thải cho địa bàn và tiến hành thay thế các trang thiết bị đã cũ, hết hạn sử dụng để tránh tình trạng rò rỉ trong quá trình vận chuyển, gây mùi hôi thối
- Bổ sung cán bộ phụ trách môi trường tại địa bàn phường và thành lập các tổ chức tự quản vềmôi trường.
- Ban hành cơ chế hoạt động của mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của toàn Phường.
- Đối với công tác quản lý để có thể đưa một phương pháp quản lý mới vào thực hiện, điều này đòi hỏi cần phổ biến và hỗ trợ cho việc sử dụng công nghệ GIS trong quản lý và quy hoạch những vấn đề có liên quan đến tài nguyên và môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo cáo chính trị thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, 2008.
2. Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, 2010. 3.Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2005 - 2010. 4.Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả
toàn bộ, Hà Nội tháng 6/2010, biểu 2, tr 11.
5.Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Báo cáo tổng kết kế hoạch thu gom rác thải tại thành phố Thái Nguyên năm 2012. 6.Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Hồ sơ dự
toán dịch vụ vệ sinh công cộng năm 2020.
7.Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Báo cáo tổng hợp lượng rác được thu gom và xử lý của TP. Thái Nguyên giai đoạn 2002 - 2012.
8.Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (2012), Danh sách các điểm đón rác trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
9.Cục Bảo vệ môi trường (2008), Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị”.
10.Cục thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012. 11.Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý thu gom chất thải
rắn. (26/12/2017)
12.Nguyễn Trọng Đài (2004), Giáo trình Các bài tập GIS ứng dụng, Trường Đại học KHTN - ĐHQG Hà Nội.
13.Lưu Đức Hải (2005), Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14.Nguyễn Thị Mai (2008), “Đánh giá tình hình thực hiện giao đất, thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2008”, Luận văn tốt nghiệp Khoa học Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.
15.Nguyễn Ngọc Nông (2012), “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị thành phố Thái Nguyên”, Báo cáo kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ - Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên
16.Trần Hiếu Nhuệ và Virginia Marlaren (2004), Quản lý chất thải tổng hợp tại Lào, Campuchia, Việt Nam, NXB Truyền thông.
17.Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
18.Quyết định số 1645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/9/2010 về việc công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
19.Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
20.Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên (2012), Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên.
21.Nguyễn Thị Cẩm Vân (2011), Hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Khoa học Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.