Phần mềm VietmapXM

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ tin học trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 73 tỷ lệ 1 1000 thị trấn nông trường phong hải, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 29)

VIETMAP XM là phần mềm thành lập bản đồđịa chính chuyên nghiệp chạy trên nền phần mềm MicroStation V8 XM hoặc MicroStation V8i, bản quyền thuộc về Công ty TNHH Trắc địa và Công nghệ Toàn Việt. Phần mềm được lập ra với mục đích thành lập nhanh bản đồ địa chính, giúp cho người dùng không mất nhiều thời gian trong việc thành lập bản đồ. Bản thân chúng tôi là những người hoạt động trong cả 2 ngành trắc địa và công nghệ

thông tin nên chúng tôi thấu hiểu được người dùng trắc địa cần những gì ở một sản phẩm phần mềm trắc địa. Với những kinh nghiệm thực tế nhiều năm về ngành trắc địa nói chung, địa chính nói riêng, chúng tôi mong muốn mang đến cho người dùng những tính năng tốt nhất, sát với thực tế nhất có thể để giúp anh em trắc địa tiếp cận nhanh với phần mềm, cũng như bỏ ra ít thời gian nhất để làm bản đồđịa chính.

Phần mềm đã được nhiều đơn vị áp dụng trong thành lập bản đồđịa chính thuộc dự án VLAP và đem lại kết quả tốt.

Hình 2.6: Phần mềm Vietmap Xm

Ưuđiểm của phần mềm Vietmap XM trong thành lập bản đồđịa chính: - Tốc độ xử lý nhanh, không mất nhiều thời gian chờđợi trong khi phần mềm chạy.

- Hầu như các tính năng đều để mở. Điều này cho phép người dùng có thể tự sửa chữa theo ý muốn. (VD: Thiết kế hồsơ thửa đất)

- Có nhiều tính năng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu, tính năng kiểm tra bản đồ, các tính năng đồng bộ giữa dữ liệu và các đối tượng trên bản vẽ.

- Các tiện ích của phần mềm giúp biên tập nhanh bản đồ địa chính với các tùy chọn chạy tự động.

- Khả năng kết nối, lấy dữ liệu từ các phần mềm địa chính khác như Famis, TMV.Map.

- Các tính năng tính diện tích giải tỏa, xuất biểu - hồsơ giải tỏa chuyên nghiệp. - Các tính năng tính diện tích tự động, tự động tạo khoanh đất và đặc biệt phần mềm này cho tính năng tô mầu bản đồ hiện trạng một cách tư động và chính xác

PHẦN 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm thực tập: Công ty TNHH VIETMAP

- Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

3.2. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian tiến hành: Từ 07/06/2019 đến ngày 10/10/2019.

3.3. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các phần mềm Microstation, gCadas. . . vào đo vẽ chi tiết thành lập bản đồđịa chính.

- Phạm vi nghiên cứu: Thành lập bản đồ địa chính tờ số 73 tỷ lệ 1:1000 thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

3.4. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Nội dung 2. Quy trình các bước thực hiện thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo vẽ chi tiết.

Nội dung 3. Thành lập tờ bản đồ địa chính số 73, tại thôn Tiên Phong , thị trấn nông trường Phong Hải.

Nội dung 4. Ứng dụng phần mềm gCadas và MicrostionV8i để khai thác

cơ sở dữ liệu địa chính.

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu lưới khống chế đo vẽ khu vực thôn Tiên Phong, thị trấn nông trường Phong Hải

- Số liệu đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp khu vực thôn Tiên Phong, thị trấn nông trường Phong Hải

3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày báo cáo

Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo RTK-GNSS ComNav T300 vào máy tính để xử lý số liệu đo vẽ chi tiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phần mềm microsoft word, microsoft excel để xử lý số liệu.

3.5.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa

Sau khi biên tập được tờ bản đồ địa chính của khu vực, tôi tiến hành kiểm tra, đối soát với thực địa nhằm rà soát lại khu nghiên cứu.

 Biện pháp kiểm tra: Rà soát lại bản đồ đã biên tập xem đã biên tập đầy đủ các mục cần thiết trong bản đồđịa chính.

 Biện pháo đối soát: Rà soát ngoài thức địa so với bản đồ đã biên tập đã đúng chưa, có sai sót chỗnào để sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồđịa chính.

3.3.4. Phương pháp xây dựngbản đồ

Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát khu vực nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vịtrí địa lý :

Thị Trấn Nông trường Phong Hải là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt quan trọng. Kết nối các tỉnh giao thương với cửa ngõ phía Bắc.

+ Phía Bắc giáp xã La Pán Tẩn(Mường Khương) + Phía Đông giáp xã Cốc Ly (Bắc Hà)

+ Phía Nam giáp xã Phong Niên + Phía Tây giáp xã Bản Cầm

+ Thị trấn nông trường Phong Hải có hệ thông giao thông thuận lợi với đường Quốc lộ 70 và Tỉnh lộ 157 chạy qua. Hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn khá tốt.

Hình 4.2: Bản đồ huyện Bảo Thắng

Hình 4.3: Bản đồ thị trấn nông trườngPhong Hải

Địa hình :

Xã có địa hình đồi núi , thung lũng và có độc dốc lớn. Bên cạnh nhưng cánh đồng khá bằng phẳng, nhiều khe lạch thuận lợi cho phát triển nông lâm thủy sản.

Khí hậu :

Nằm ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt:

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt đồ trùn bình từ 22-23 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiể độ trung bình là 30 –32 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14 –15 độ C. Biên độ nhiể ngày đêm giao động 7 –8 độ C, đặc biệt vào các tháng 4, 5, 9, 10. Nhiệt đồ tối cao 40 độ C, nhiệt độ tối thấp 1 độ C. Tổng nhiệt độ cả năm là 8000 – 8500 độ C. Độ ẩm trung bình 85%, tổng số giờ nắng trong năm: 1450 – 1600 giờ. Lượng mưa trung bình từ 1400 –1500 mm/ năm, bình quân số ngày mưa từ 90 –110 ngày/năm

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 8 với số ngày mưa trung bình trong tháng là 14,9 ngày, tháng ít mưa nhất là tháng 12 với số ngày mưa trùn bình là 2,7 ngày/tháng. Thị trấn Nông Trường Phong Hải có hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, tần suất gió trung bình 20 –30%. Hướng gió khác cũng có tần suất khá lớn là hướng Nam có tần suất là 10 – 20%, gió hướng Nam lớn nhất là tháng 8, tốc độ gió trung bình: 1 – 1,5m/s và ít bị ảnh hưởng của bão.

Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đặc biệt hay dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi đã gây một số hiện tượng đặc biệt như: mưa phùn trung bình 9,4 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 12,1 , 2 sương mùa 32 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 11, 12, dông 48,8 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 6, 7, 8.

Với đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điểu kiện cho thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển.

Thủy văn:

Toàn xã có 51.12ha đất sông suối, ao hồ và 36.42ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Các nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt

và sản xuất của nhân dân. Nguồn nước sông ngòi ổn định dồi dào cung cấp đủ cho nhu cầu cần thiết cho việc phát triển cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ của nhân dân thị trấn nông trường Phong Hải.

Giao thông:

Thị trấn Nông trường Phong Hải có 3 loại hình giao thông đặc trưng là đường bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đường bộ: bảo gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường cấp huyện, xã, và đường thôn bản.

Trong đó:

+ Quốc lộ có 1 tuyến QL70 với tổng chiều dài 13Km.

+ Tỉnh lộ có 1 tuyến TL157 chia làm 2 nhánh với tổng chiều dài 20Km. + Đường liên xã nối liền các xã Phong Niên và xã Thái Niên.

+ Đường thôn bản chủ yếu vào các thôn bản vùng cao.

Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố tương đối đều, nhưng các tuyến đờng hầu hết còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến chưa vào cấp. Các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, cơ bản được rải nhựa, liên xã và đường lên thôn bản chủ yếu là đường bê tông và rải cấp phối đất.

Thực vật:

Toàn bộ thị trấn đại đa số đều là núi cao, cây cối rậm rạp, diện tích đất rừng chiếm tỷ lệ từ 80 ÷ 90% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tạp, cây tán là rộng. Rừng trồng chiếm khoảng 10 ÷ 15% diện tích đất tự nhiên chủ yếu là cây mỡ, keo, quế… những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 75 ÷ 85%.

4.1.2. Kinh tế- xã hội

a. Đặc điểm về đất đai.

Do tình trạng tư liệu bản đồ, hồ sơ địa chính còn thiếu, các tư liệu đã có lạc hậu về số liệu, không đảm bảo độ chính xác, một số chưa đồng bộ, mặt

khác do nhận thức của một số người dân về chấp hành luật đất đai chưa cao. Vì vậy công tác quản lý đất đai chưa đạt hiệu quảcao, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý vềđất đai trong thời điểm hiện nay.

Theo kết quả thống kê năm 2014, huyện Bảo Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 68.506,73ha;

Công tác quy hoạch sử dụng đất:

Sau khi có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020 với tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 100% thị trấn Nông trường Phong Hải đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt. Do đó việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm từng bước đi vào nề nếp, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai, phục vụ tích cực cho việc giao đất cho các tổ chức, hộgia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đúng mục đích.

b. Đặc điểm về Kinh tế xã hội.

- Sản xuất Nông - Lâm nghiệp:

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 6491,9 tấn, trong đó Lúa 2489,9, tấn, Ngô 4002 tấn đạt 100,6 % KH kế hoạch huyện, Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 3,9 % so với cùng kỳnăm 2018 tương đương 245,2 tấn. Trong đó:

Cây lúa:

+Lúa Xuân: diện tích gieo cấy 223 ha đạt 100% kế hoạch huyện giao và thị trấn xây dựng, năng suất thu ước đạt 61 tạ/ha, sản lượng thu ước 1.360,3 tấn, đạt 102,5 % Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 33,3 tấn so với cùng kỳnăm 2018.

+Lúa Mùa: Diện tích gieo cấy 245 ha đạt 100% KH, do thiệt hại mưa lũ trong tháng 8 và tháng 9 diện tích lúa bị thiệt hại 7,54ha trong đó: thiệt hại không có khả năng khắc phục 4,65 ha, khắc phục được 2,89 ha năng suất ước đạt 47

tạ/ha, sản lượng 1129,6 tấn đạt 93,5% KH huyện giao, 93,3 Nghị quyết HĐND thị trấn giao và KH thị trấn xây dựng, tăng 2,6 tấn so với cùng kỳnăm 2018.

-Cây ngô:

+ Ngô Xuân: diện tích gieo trồng 520 ha, đạt 100 % kế hoạch huyện giao và thị trấn xây dựng, năng suất trung bình ước đạt 47 tạ /ha, sản lượng thu ước đạt 2.444 tấn tăng 103.6 % kế hoạch huyện , Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 312 tấn so với cùng kỳ 2018.

+Ngô Hè thu: Diện tích 380ha, nhân dân chăm sóc kịp thời, năng suất ước đạt 41 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 1558 tấn đạt 100% KH huyện, Nghị quyết HĐND giao và KH thị trấn xây dựng giảm 114 tấn tấn so với cùng kỳ năm 2018 (do thời tiết năm 2019 có nhiều diễn biến phức tạp mưa nhiều ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng ngô).

- Cây vụ 3 tổng diện tích gieo trồng 25/140 ha chủ yếu là rau màu, ngô đông và khoai lang đạt 17,8% kế hoạch.

-Cây ăn quả: Thực hiện dự án giai đoạn 2016- 2019, các diện tích, loại cây đã trồng, ghép đều phát triển tốt, đặc biệt cây Na phát triển tốt.

-Cây chè: Tổng diện 124,2 ha. Trong đó chè kinh doanh 84,2 ha, chè kiến thiết cơ bản 40 ha, năng suất đạt 61 tạ/ha, sản lượng ước đạt 513,6 tấn đạt 101,7% kế hoạch huyện, Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 112,6 tấn so với cùng kỳnăm 2017. Tiếp nhận 100.890 cây chè giống và tổ chức cho nhân dân trồng dặm cho diện tích chết khoảng.

- Lâm nghiệp: Trồng rừng mới 20 đạt 133,3% KH năm; Trồng bù sau khai thác 70 ha đạt 175% KH năm. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 6,2 tỷđồng tăng 0,4 tỷ đồng so với cùng kỳ 2018, nguồn thu tập trung vào khai thác rừng trồng và khai thác các sản phẩm từ cây Quế. Chăm sóc rừng đã trồng. Tổ chức duy trì tốt lịch trực và các phương án bảo vệ rừng, trong năm không để xảy ra cháy rừng.

Chăn nuôi tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, do vậy thị trấn đã chỉ đạo phát triển theo hướng hàng hóa, chủđộng kiểm soát không để dịch bệnh xảy ra. Tổng đàn trâu 1.258 con đạt 100,6% KH huyện giao, 96,3% Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 28 con so với cùng kỳ năm 2018; Lợn 11.710 con giảm 4.090 con so với cùng kỳ, đạt 101,8% KH huyện giao và KH thị trấn xây dựng; Gia cầm 125.000 con giảm 3000 con so với cùng kỳ năm 2018, đạt 131% KH huyện giao và KH thị trấn xây dựng. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 2215 tấn đạt 115,4% kế hoạch huyện giao, 102,7% Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thủy sản: Diện tích ao nuôi 130 ha, tăng 10 ha so với năm 2017, đạt 107,4% KH huyện giao và 100% so với KH thị trấn xây dựng. Cá phát triển tốt, năng suất trung bình đạt 56 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 728 tấn , tăng 116 tấn so với năm 2018, đạt 214% KH huyện giao, 107,6% Nghị quyết HĐND thị trấn giao và KH thị trấn xây dựng.

- Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ:

Hoạt động thương mại được đảm bảo, giá cả ổn định, đảm bảo các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho nhân dân. Năm 2019 toàn thị trấn duy trì 185 hộ kinh doanh dịch vụ. Giá trị tiểu thủ công nghiệp thu 23,5 tỷ đạt 111,9% kế hoạch cả năm, tăng 5,23 tỷđồng so với cùng kỳnăm 2018; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước thu 15 tỷ đồng đạt 115 % kế hoạch cả năm, tăng 3 tỷ đồng so với cùng kỳnăm 2018.

- Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng.

Xây dựng tại điểm trường trung tâm trường Tiểu học số 1 Phong Hải 10 phòng học, 8 phòng chức năng có tổng mức đầu tư 9,6 tỷ đồng; tại điểm trường trung tâm trường Tiểu học 2 Phong Hải xây dựng gồm 8 trường học, 6 phòng chức năng có tổng mức đầu tư 8,2 tỷ đồng. Các công trình do Huyện làm chủđầu tư.

Thường xuyên kiểm tra việc xây dựng các công trình dân sinh trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các trường hợp xây dựng nhà ở, các công trình trái

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng công nghệ tin học trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 73 tỷ lệ 1 1000 thị trấn nông trường phong hải, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 29)