Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu.

- Thông tin thứ cấp có thể được thu thập từ:

+ Mạng internet, sách, báo...về vấn đềmôi trường + Tài liệu từ các phòng thuộc UBND thị xã Phổ Yên

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi. - Lập bộ câu hỏi phỏng vấn

- Đối tượng phỏng vấn: Người dân và cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn xã

- Quá trình phỏng vấn: Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp kết hợp với khảo sát thực điạ.

- Sốlượng hộ câu hỏi điều tra : 70 hộ

- Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên các hộ trong xóm của xã (Xã Hồn Tiến có 15 xóm), ở mọi lứa tuổi, công việc…

3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để tổng hợp lại tất cả các số liệu đã thu thập được và lập các bảng biểu, sơ đồ.

24

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hồng Tiến

4.1.1. Điều kiện t nhiên ca xã Hng Tiến

- Xã Hồng tiến có diện tích 17,65 km², dân sốnăm 2018 là 11314 người, mật độ dân số đạt 615 người/km². Xã Hồng Tiến nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, được chia thành 15 thôn và có dân tộc ở đây chủ yếu là người kinh. Xã Hồng Tiến cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 20km về phía Bắc.

Hồng Tiến có hình dạng địa lí đặc biệt và có hình chữ V ngược do việc thành lập thị trấn Bãi Bông. Tính theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, xã lần lượt giáp với xã Lương Sơn (TPTN); ba xã Thượng Đình,Điềm Thụy và Nga My (Phú Bình); xã Đồng Tiến, thị trấn Bãi Bông, thị trấn Ba Hàng, xã Đồng Tiến (lần 2), xã Đắc Sơn (Phổ Yên); ba phường Phố Cò, Cải Đan và Bách Quang (TX Sông Công)[13].

- Xã Hồng Tiến có đặc điểm địa hình đồi núi với độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120m. Xã Hồng Tiến nằm tại cực bắc khu vực phía đông của thị xã Phổ Yên có các tuyến quốc lộ 3 chạy theo ranh giới phía tây, ngoài ra còn có tuyến đường liên huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên cùng tuyến đường nối thành phố Sông Công chạy qua. Tuyến đường sắt Hà Nội – Quan Triều cũng chạy qua địa bàn xã.

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng. Mựa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trên địa bàn xã, có hệ thống kênh mương dày đặc cung cấp nước tưới tiêu, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ca xã Hng Tiến

25

- Cơ cấu kinh tế nông thôn; Nông nghiệp chiếm 37%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 35%, thương mai - dịch vụ 28%.

- Tốc độtăng trưởng kinh tế bình quân của xã 2015 là 20,2%. - Thu nhập bình quân 66,9 triệu đồng/người/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3% (tính đến 2015)

Tổng sốlao động trong độ tuổi là 7675 người, chiếm 68% tổng số nhân khẩu, trong đó lao động nông nghiệp là 3126 người chiếm 41%; lao động thương mại dịch vụ, CN-TTCN là 4549 người, chiếm 59%; Lao động đã qua đào tạo là 2931 lao động, chiếm 39%; lao động chưa qua đào tạo là 4744 lao động, chiếm 61%. Đại học 6%, Cao đẳng và Trung cấp 21 %, sơ cấp hoặc tập huấn 30%, còn lại lao động chưa qua đào tạo chiếm 43%.

Số hộ khá, hộ giàu tăng mạnh, số nghèo giảm xuống còn 3% (tính đến 2015).

- Hệ thống trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khảnăng thu hút trẻem trong độ tuổi đến trường, tính đến năm học 2017– 2018, trên địa bàn xã có 08 trường, gồm 4 trường mầm non, 03 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở

- Hiện tại xã có 01 nhà văn hoá trung tâm và 15 điểm văn hoá tại 15/15 thôn, cơ bản nhà văn hoá thôn đã được xây dựng theo kết cấu tường xây đổ trần, trang thiết bịđã tương đối đầy đủ

- Xã có một trạm y tế, xây cấp IV, số giường bệnh 12, đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm: Y sỹ 02 người, Y tá hộ lý 02 người, dược sỹ 01 người và 10 cán bộ y tế thôn bản; trang thiết bị và dụng cụ y tế đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh ở cấp cơ sở[14].

4.2. Hiện trạng môi trường tại xã Hồng Tiến

Thông tin chung theo điều tra năm 2018 xã Hồng Tiến có tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 97%. Tỷ lệ hộcó đủ 3 công trình hợp vệ sinh (nhà tắm, bể nước, nhà vệ xinh) đạt chuẩn 95%. Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi

26

hợp vệ sinh 85%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,7%; số hộgia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 94,7%.

Về xử lý chất thải: Có 15/15 thôn đã có điểm thu gom, xử lý rác thải, xã đã có nghĩa trang (19,02ha) được đầu tư xây dựng đảm bảo môi trường và có quy chế quản lý.

Dưới đây là kết quả điều tra về hiện trạng môi trường của xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

4.2.1. Thông tin v đối tượng điều tra

Như đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu về nhận thức của người dân xã Vạn Hòa về một số vấn đề môi trường. Theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên, em tiến hành điều tra tìm hiểu nhận thức của 70 hộ gia đình tại 10 xóm gồm: Mãn Chiêm, Giếng, Yên Mễ, Ấm, Chùa, Liên Minh, Hắng, Diện, Đông Sinh, Hiệp Đồng.

Bảng 4.1: Giới tính của người tham gia phỏng vấn

TT Giới tính Sốlượng Tỷ lệ (%)

1 Nam 53 75,7

2 Nữ 17 24,3

Tổng 70 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Số liệu trong các bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đềtài mà em đã thu thập được.

Theo kết quả của bảng 4.1 ta thấy rằng tỷ lệ giới tính của 70 người tham gia phỏng vấn có sự chênh lệch. Nam giới chiếm 75,7% và nữ giới chiếm 24,3%.

27

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn STT Trình độ học vấn Sốlượng Tỷ lệ (%)

1 Biết đọc, biết viết 15 21,4

2 Tiểu học 19 27,1

3 Trung học cơ sở 14 20

4 Trung học phổ thông 10 14,2

5 Trung cấp/ cao đẳng 8 11,6

6 Đại học/ trên đại học 4 5,7

Tổng 70 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.2 ta thấy rằng số lượng người dân có trình độ học vấn của người dân ở khu vực nghiên cứu còn khá thấp từ Trung học trở lên chiếm đa số (51,5%); thêm nữa số người dân được phỏng vấn đa số đều ở trong độ tuổi lao động, có đủ năng lực để gánh vác trách nhiệm trong gia đình và có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực trong cuộc sống.

Bảng 4.3: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn

TT

Nghề nghiệp Sốlượng Tỷ lệ %

Nông nghiệp 30 42,8

1 Buôn bán, dịch vụ 25 35,9

2 Nghề tự do 7 10

3 Học sinh, sinh viên 1 1,4

4 Cán bộ, công viên chức nhà nước 3 4,2 5 Về hưu, già yếu, không làm việc 4 5,7

Tổng 70 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.3 cho thấy người dân trên địa bàn xã nói chung và người dân trong khu vực nghiên cứu có các nghề nghiệp khác nhau sao cho phù hợp

28

với hoàn cảnh của từng hộ gia đình. Nhưng hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 48,5% ) nên các nghề buôn bán tự do, công chức nhà nước chiếm tỷ lệ thấp (Nghề buôn bán, dịch vụ chiếm 35,9 nghề cán bộ, công viên chức nhà nước chiếm 4,2%).

4.2.2. Kết quđiều tra v sử dụng nước sinh hot tại địa phương

Bảng 4.4: Các hình thức cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt tại địa phương

STT Nguồn nước sinh hoạt Sốlượng Tỉ lệ ( %)

1 Nước máy 39 55,7

2 Giếng khoan 24 34,3

3 Giếng đào 7 10

4 Nguồn khác (ao, sông, suối) 0 0,0

Tổng 70 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.4 cho thấy nước sinh hoạt là nước máy có 55,7 %; ở xóm Giếng chủ yếu dùng nước giếng khoan và nước giếng đào, giếng đào độ sâu từ 5 - 7m ( 47,2 %).

Bảng 4.5 Đánh giá chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại địa phương TT Vấn đề nguồn nước sử

dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có 59 84,3 2 Có mùi 6 8,6 3 Có vị 3 4,2 4 Màu sắc 2 2,9 Tổng 70 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt. Qua phỏng vấn điều tra, số hộ gia đình trả lời về nước sinh hoạt không có mùi chiếm 84,3%, số còn lại cụ thể là 8,6%

29

nước có mùi, 4,2% có vị và màu sắc khác thường là 2,9%. Nguyên nhân do các ao, hồ tù bị ô nhiễm do sự thiếu ý thức của người dân, đổ rác không đúng nơi quy định hay xả nước thải của gia đình mình ra đó.

Hầu hết nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình đều sử dụng máy lọc nước.

4.2.3. Tình hình xnước thi tại địa phương

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).

Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường.Thực trạng đó được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.6: Kết quảđiều tra về việc sử dụng loại cống thải STT Loại cống thải Số hộgia đình Tỷ lệ % 1 Cống thải có nắp đậy 36 51,4 2 Cống thải lộ thiên 18 25,8 3 Không có cống thải 9 12,8 4 Loại khác 7 10 Tổng 70 100,0

30

Qua bảng 4.6 cho thấy, số hộ sử dụng cống thải có nắp đậy chiếm 51,4%. Các hộ gia đình sử dụng cống thải lộ thiên chiếm 25,8%, vẫn còn một số gia đình chưa có cống thải nước. Sở dĩ có kết quả trên trong nhưng năm vừa qua, xã Hồng Tiến đã phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, trong đó đã hoàn thành cơ bản tiêu chí 17 về môi trường.

Bảng 4.7: Kết quảđiều tra về hoạt động xảnước thải TT Nguồn thải Sốlượng Tỷ lệ (%)

1 Cống thải chung 60 85,7 2 Thải vào ao hồ…. 0 0,0 3 Bể chứa 5 7,2 4 Ngấm xuống đất 3 4,3 5 Nơi khác 2 2,8 Tổng 70 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Xã Hồng Tiến đã có hệ thống thu gom nước thải chung cho toàn xã, nước thải của các hộ gia đình chủ yếu thải vào kênh thoát nước chung của xã (85,7%). Số hộ gia đình sử dụng các bể chứa nước thải sinh hoạt là 7,2%. Số gia đình xả trực tiếp xuống đất cho tự ngấm chỉ còn 4,3% tổng số hộđược hỏi.

4.2.4. Nhn thc v vấn đề rác thi tại địa phương

* Lượng rác thải được tạo ra ở các hộ gia đình tại xã trung bình một ngày không nhiều, chủ yếu là thức ăn thừa, rác bụi, túi nilon, tro bếp và các loại khác…ước tính chỉ 0,8kg rác/ngày/người. Nếu tính trên toàn xã, với số dân 11314 người thì đây là một lượng rác khá lớn.

* Khi hỏi người dân về các loại chất thải sinh hoạt của gia đình có được tái sử dụng không (ví dụnhư thức ăn thừa có được đem đi ủ và làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm không?....), thì có đến 67/70 phiếu (chiếm

31

95,7%) người dân nói rằng chất thải của gia đình họ có được tái sử dụng, đa số là người dân sống trên địa bàn xã, là các hộ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Nên tất cả chất thải như các chất thải từ sinh hoạt như rau, thực phẩm thừa…loại này được bà con tái dùng làm thức ăn chăn nuôi, chất độn chuồng hoặc từ hoạt động nông nghiệp như rơm, rạ, tro…được người dân dùng làm chất đốt nấu cơm và làm phân bón, còn các loại giấy, nhựa, chai lọ thì được tái sử dụng vào việc khác hoặc bán cho người thu mua. Chỉ một số ít hộ gia đình không tái sử dụng các chất thải, số này chỉ có 3/70 phiếu (chiếm 4,2%) hộ gia đình. Các hình thức đổ rác của người dân trên địa bàn xã được mô tả qua bảng:

Bảng 4.8. Tỷ lệ hộgia đình có các hình thức đổ rác

STT Hình thức đổ rác Sốlượng Tỉ lệ (%)

1 Hố rác riêng 11 15,7

2 Đổ rác ở bãi rác chung 0 0,0

3 Đổ rác tuỳnơi 0 0

4 Được thu gom rác theo hợp đồng 59 84,3

Tổng 70 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.8 ta thấy: Hầu hết rác thải sinh hoạt của hộgia đình đều được thu gom theo hợp đồng dịch vụ (84,3%) và đổ đúng nơi quy định. Xã không làm bãi tập kết rác, hố rác chung vì nếu để tập trung rác sẽ gây ảnh hưởng đến cảnh quan và ô nhiễm môi trường xung quanh. Rác phát sinh ra đến đâu được thu gom đưa đi xửlý đến đó.

4.2.5. Kiu nhà vệ sinh của người dân sử dng trong xã

Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh

32

có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loang quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kiểu nhà vệ sinh trên địa bàn xã Hồng Tiến

STT Kiểu nhà vệ sinh Số hộgia đình Tỷ lệ %

1 Không có 0 0,0

2 Nhà vệ sinh hai ngăn 2 2,8

3 Nhà vệ sinh đất 0 0,0

4 Nhà vệ sinh tự hoại 68 97,2

5 Loại khác 0 0,0

Tổng 70 100,0

((Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh đạt 97,2%, đó là số hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại. Tuy nhiên vẫn còn 2,8% số hộ sử dung nhà vệ sinh hai ngăn. v. Như vậy qua điều tra cho thấy công tác vệ sinh môi trường của xã Hồng Tiến được gười dân thực hiện tốt.

Kết quả điều tra phỏng vấn về nguồn tiếp nhận nước thải nhà vệ sinh được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10 thể hiện các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ta thấy tỷ lệ hộ gia đình thải nước thải vệ sinh ra sông suối, ao làng và ngấm xuống đất không có. Hầu hết nguồn thải từ nước nhà vệ sinh đều được xử lý bằng bể phốt tự hoại, sau đó xả vào cống chung của xã. Tuy nhiên khi quan sát thực tế chúng tôi thấy, nước từ cá bể tự hoại từ các gia đình vần còn màu vàng, có mùi hôi. Dạng nước này cần thu gom và xử lý tiếp mới đảm bảo

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 32)