0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phương pháp đánh giá và so sánh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP CÂY BÒNG, XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 25 -25 )

1. Đặt vấn đề

3.4.4. Phương pháp đánh giá và so sánh

- Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được.

- Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam. Từđó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án.

- So sánh, nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.

3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của cán bộ công tác tại trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên

- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường.

PHẦN III

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCVÀ THẢO LUẬN 3.1. Sơ lược về dự án

Khu đất xây dựng dự án thuộc địa bàn xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Quy mô đất đai khu vực quy hoạch dự án là 15,1 ha.

Khu vực dự án phía Bắc tiếp giáp với đường Quốc lộ 1B, toàn bộ dự án thuộc thôn Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai.

Khu đất dự án có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với đường quốc lộ1B, hướng Thái Nguyên - Lạng Sơn. - Phía Nam giáp với khu dân cư và đất lâm nghiệp.

- Phía Đông giáp khu dân cư, suối Cây Bòng và đất lâm nghiệp. - Phía Tây giáp khu dân cư và đất lâm nghiệp.

Khoảng cách từ dựán đến các công trình xung quanh:

+ Cách UBND xã La Hiên , huyện Võ Nhai khoảng 2 km vềphía Đông Bắc. + Cách nhà máy xi măng La Hiên khoảng 1km về phía Tây Bắc, nhà máy xi măng Quang Sơn khoảng 2km về phía Tây Bắc.

+ Khu dân cư xung quanh nằm liền kề với khu vực dự án.

Khu vực dự án phần lớn là đất trồng lúa, đất rừng, đất trồng cây lâu năm và một phần diện tích đất ở rất thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. Trong khu vực quy hoạch dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo, không có di tích lịch sử nào được xếp hạng cần bảo vệ.

Khu vực dự án rộng 15,1 ha được giới hạn bởi các mốc từ M1 tới M14

3.1.1. Hiện trạng khu đất dự án:

3.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất

Nhìn chung khu vực quy hoạch có địa hình bằng phẳng, đất ở đây chủ yếu là đất ruộng trũng, đất rừng và một phần đất trồng cây lâu năm, thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm kỹ thuật, mặt khác dự án nằm tiếp giáp với đường quốc lộ 1B và gần đường liên tỉnh xã La Hiên đi xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ nên khi hoàn thành rất thuận tiện cho việc kết nối giao thông trong khu vực. Cost nền hiện trạng của khu vực quy hoạch thấp hơn nền đường quốc lộ 1B, khu vực mặt ruộng trồng hoa màu, bồi lấp bởi suối có cost nền cao 45,78 đến 48,5; khu dân

cư có cao độ 46,48 đến 47,99m; khu vực rừng trồng sản xuất, trồng cây lâu năm cao độ từ48 đến 100,33m. Dự án thu hồi diện tích đất trồng lúa cũng như hoa màu các loại là 33.308 m2 (chiếm tỉ lệ 21,92%) và diện tích đất rừng là 40.674 m2 đất trồng rừng và trồng cây công nghiệp lâu năm thuộc sở hữu của hơn 36 hộ sống trong khu vực.

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp sử dụng đất BẢNG TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Stt Nội dung Diện tích (m2) Tỉ lệ (%) 1 Đất ở nông thôn xen kẹp trồng cây lâu năm 22.507 14,81

2 Đất lúa 33.308 21,92

3 Đất bằng trồng cây hàng năm 11.216 7,38

4 Đất trồng cây lâu năm khác 18.908 12,44

5 Đất nuôi trồng thủy sản 2.705 1,78 6 Đất rừng trồng cây công nghiệp lâu năm 346 0,23

7 Đất rừng sản xuất 40.674 26,76

8 Đất công nghiệp (Nước khoáng Ava 8.237 5,42

9 Suối 9.110 5,99

10 Đất nghĩa trang 355 0,23

11 Đất giao thông, khoảng trống 4.604 3,03

Tổng 151.970 100,00

(Nguồn: Thuyết minh dự án Hạ tầng cụm công nghiệp Cây Bòng - Giai đoạn 1)

+ Hin trng các công trình kiến trúc

Các công trình kiến trúc tiêu biểu trong khu vực dự án là không có. Trong khu đất nghiên cứu quy hoạch có một phần đất dân cư với một vài công trình kiến trúc là nhà tạm, nhà cấp 4, có kết cấu tường xây chịu lực ( 01-02 tầng) kết cấu tường chịu lực, mái ngói, mái fibro. Phần đất công nghiệp hiện trạng đang được sử dụng bởi Công ty cổ phần nước khoáng Ava bao gồm hệ thống nhà xưởng, đất giao thông nội bộvà tường rào rộng 8.237 m2 được giữ nguyên và chỉnh trang hiện trạng. Số hộ dân phải di dời khoảng 36 hộ dân với khoảng 180 nhân khẩu.

3.1.1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Hin trng giao thông:

- Khu vực quy hoạch dự án nằm tiếp giáp với tuyến quốc lộ 1B kết cấu mặt là bê tông nhựa, tiêu chuẩn đường cấp VI, chiều rộng nền đường 9m, chiều rộng mặt đường nhựa 7m. Trong khu vực dựán có đường dân sich nội bộ, kết cấu bê tông, bề rộng trung bình 2,5m. Cách khu vực dự án khoảng 200m có tuyến đường liên xã đi Khe Mo huyện Đồng Hỷ, dự kiến mở trục đường kết nối cụm công nghiệp Cây Bòng với tuyến đường quốc lộ1B, đồng thời đóng nút vào đi xã Khe Mo, xây dựng đường gom kết nối chung với điểm đấu nối của cụm công nghiệp.

Hin trng nền lưu vực, thoát nước mưa:

- Khu vực quy hoạch có địa hình chủ yếu là đất ruộng có cao độ từ46,48 đến 48m. Ngoài ra là phần đất đồi trồng cây lâu năm có cao độ từ48 đến 100,33m. Khu vực rừng sản xuất có cao độ lớn nên quá trình san lấp khối lượng lớn, mất một phần diện tích đất xây dựng taluy.

- Việc thoát nước trong khu vực chủ yếu dựa vào địa hình, nước mặt chảy tràn theo địa hình tự nhiên từ nơi có địa hình cao xuống nơi địa hình thấp, chảy về các ruộng thấp và chảy ra suối Cây Bòng.

- Trên mặt bằng dự án có suối Cây Bòng chảy qua, suối Cây Bòng là hệ thống thoát nước mặt chính cho khu vực. Suối chảy qua khu vực dự án theo hai hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam và hướng Tây Bắc - Đông Nam. Là nguồn tiếp nhận

nước từ các khe suối nhỏ và một phần nước thải của người dân trong khu vực.

Hin trng cấp điện:

Trong khu quy hoạch có đường điện cao thế 35kV và các tuyến đường dây hạ thế cấp cho các hộ dân quanh khu vực quy hoạch, rất thuận lợi cho việc cung cấp điện cho cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động.

Hin trng cấp nước:

Hiện tại trong khu vực đang quy hoạch chưa có nước sạch, chủ yếu nhân dân quanh vùng đang sử dụng nguồn nước giếng khơi, giếng khoan.

Hin trạng thoát nước thi, qun lý CTR:

- Trong khu vực quy hoạch có hơn 70 hộ dân sống rải rác, khu quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải sinh hoạt của các hộgia đình được

xử lý qua bể phốt sau đó thoát ra môi trường. Mương nước nội đồng hiện tại đang tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu vực và theo địa hình chảy ra suối Cây Bòng.

- Trong khu quy hoạch chưa có điểm thu gom và xử lý chất thải rắn. Chủ yếu các hộ dân thải ra vườn nhà, sử dụng phương pháp đốt hoặc chôn lấp tại chỗ.

- Nghĩa trang, nghĩa địa: Trong khu vực nghiên cứu lập quy hoạch không có nghĩa trang quy mô lớn. Chỉ có 02 vị trí là các khu nghĩa địa đã cải táng theo hình thức dòng tộc gia đình. Tổng số mộ của cả khu vực có khoảng 20 ngôi mộ.

Nguồn tiếp nhận nước thải

Nước thải của Dự án được thu gom và xử lý tại Trạm xử lý nước thải tập trung đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B đặt tại lô đất hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam của cụm công nghiệp trước khi đổ ra suối Cây Bòng.

3.1.2. Nội dung chủ yếu của dự án

3.1.2.1. Mục tiêu của dự án

Đầu tư xây dựng Hạ tầng Cụm công nghiệp Cây Bòng (giai đoạn 1) với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, san nền, thoát nước, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc và vệ sinh môi trường) đồng bộ phù hợp với quy hoạch được duyệt, nhằm thực hiện các hoạch định đã đềra, thu hút đầu tư trong các ngành nghềnhư may mặc, chế biến lâm sản, cơ khí chế tạo,..., tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư đến phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

3.1.2.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án

- Tổng diện tích sử dụng đất 15,1 ha.

- Tổng vốn đầu tư của dự án: 119.888.000.000

Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất của dự án

STT Hạng mục Diện tích (m2) Tỉ lệ (%)

1 Đất công nghiệp 107.294,4 70,60

2 Đất cây xanh 17.144,7 11,28

Đất cây xanh cách ly 2.288,5 1,51 Đất cây xanh cảnh quan 6.541,0 4,30 Cây xanh đường quốc lộ 1B 8.315,2 5,47

3 Đất công cộng 3.159,6 2,08

4 Đất giao thông bến bãi 24.371,3 16,04

5 Tổng 151.970,0 100,00

(Nguồn: Thuyết minh dự án Hạ tầng cụm công nghiệp Cây Bòng)

Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức Cụm công nghiệp Cây Bòng – Giai đoạn 1 tổ chức phân thành các khu chức năng và có định hướng phát triển không gian như sau:

Đất công cộng, dịch vụ: Đất ban quản lý dự án cụm công nghiệp bố trí khu vực bao quát được các hoạt động cụm công nghiệp.

Đất công nghiệp: Bố trí ưu tiên, thuận lợi, tập chung đảm bảo thuận tiện nhất cho hoạt động sản xuất của các nhà máy.

Đất cây xanh: Các loại đất cây xanh được bốtrí đảm bảo khoảng cách cách ly với các khu vực xung quanh, cây xanh cảnh quan bố trí dọc trục chính Cụm công nghiệp tăng tính mỹ quan cho Cụm công nghiệp.

Giao thông: bố trí mạch lạc, đơn giản.

3.1.2.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án

Dự án Hạ tầng Cụm công nghiệp Cây Bòng (giai đoạn 1) được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bao gồm:

 San nền

 Giao thông

 Cấp nớc sinh hoạt + chứa cháy

 Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải

 Thoát nước mặt

 Cấp điện, chiếu sáng và ống luồn cáp kỹ thuật.

 Thu gom chất thải rắn.

 Hệ thống nắn suối.

 Cây xanh.

Gii pháp thiết kế san nn:

Chọn cốt khống chế san nền khu vực là cốt mực nước tính toán và cốt tim đường tạo thuận lợi kết nối giao thông với quốc lộ 1B. Do khu vực một phần là ruộng trũng có cost cơ bản thấp hơn cost nền đường quốc lộ 1B (cost từ 47,09 đến 48,23) và khu vực rừng trồng sản xuất có cost từ48 đến 100,33) dốc về phía Bắc nên chọn giải pháp thiết kế san nền là đắp đất khu vực quy hoạch sau khi đã bóc đi lớp đất hữu cơ (khoảng 0,5m). Gia cố kè, taluy các vị trí chênh cao lớn. Có biện pháp xử lý phần ranh giới giữa đất thuộc cụm công nghiệp với đất bên ngoài.

- Đắp đất đầm chặt K90. Đất được đắp từng lớp dày trung bình 20cm đến 25cm (sau khi lu lèn đạt độ chặt), đầm đạt độ chặt thiết kế rồi mới tiến hành đắp lớp tiếp theo.

- Đất dùng đểđắp san nền là đất cấp III.

- Xác định lưu vực thoát nước: Dựa theo địa hình tự nhiên của khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, phương án san nền được chia ra làm 2 lưu vực chính sau:

+ Lưu vực 1: Dốc từ phía Tây sang trục đường chính Cụm công nghiệp, với độ dốc thiết kế i= 0,33%. Diện tích của lưu vực S= 11,5ha.

+ Lưu vực 2: Dốc từphía Đông sang trục đường chính Cụm công nghiệp, với độ dốc thiết kế i= 0,33%. Diện tích của lưu vực S= 0,4ha.

- Cao độ thiết kế: Dựa trên cao độ của đường Quốc lộ 1B mới Thái Nguyên – Lạng Sơn. Cao độ thiết kế trong CCN chia làm 2 thớt:

+ Thớt 1: Cao độ thiết kế từ46,71 đến 47,70.

+ Thớt 2: Cao độ từ49,70 đến 50,10 (tại vịtrí đồi) kết hợp taluy để giảm thiểu khối lượng đào nền.

Cao độ lựa chọn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thông với đường quốc lộ 1B, không ảnh hưởng tới đời sống của người dân khu vực xung quanh. San nền đảm bảo lưu vực thoát nước tự nhiên theo nguyên tắc tự chảy, không gây úng ngập, tác động đến lưu vực xung quanh, đặc biệt trong mùa mưa bão Đất đắp được tận dụng tại chỗ,

Trình t thi công:

Đầu tiên trong giai đoạn san nền, thực hiện xử lý mặt bằng, đền bù và di chuyển các hộ dân trong khu vực dự án (36 hộ dân) phá dỡ các công trình kiến trúc trong khu vực dựán, cho người dân tận dụng một phần vật liệu sau phá dỡ, phần đất đá vật liệu còn lại tiến hành san gạt mặt bằng tại chỗ. Cho nhân dân thu hoạch hết lúa và hoa màu, rừng trồng, cây lâu năm trên đất, một phần sinh khối tận dụng làm củi đun, sau đó đào

bóc hữu cơ (khoảng 0,5m), vét bùn ( khối lượng 26.588,1 m3) cho xe vận chuyển đến vị trí đổ thải tại vị trí:

b/ Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của dựán được kết nối với tuyến đường quốc lộ1B. Đây là trục giao thông đối ngoại chính của dự án. Hệ thống giao thông của dự án sẽđược kết nối theo cao độ hiện có của tuyến đường này và đồng bộ với các quy hoạch tiếp giáp. Mạng lưới đường giao thông được thiết kếđảm bảo giao lưu nhanh chóng, tiện lợi, và an toàn giữa các khu chức năng của cụm công nghiệp, và với các khu vực hạ tầng xung quanh. Mạng lưới giao thông được thiết kếđảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, mạng lưới công trình ngầm được bố trí hợp lý, đảm bảo về mặt kiến trúc, đảm bảo thoát nước mặt dễ dàng và nhanh chóng, tránh tình trạng ngập úng, gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. Mạng lưới đường được tổ chức hợp lý, trên cơ sở các tuyến đường hiện trạng và các dự án đã và đang triển khai. Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tại vịtrí đấu nối với quốc lộ 1B Thái Nguyên – Lạng Sơn.

Nút giao thông và t chc giao thông:

Trên các tuyến đường được kẻ các vạch sơn: Vạch tim đường, vạch lềđường, vạch phân làn, vạch đường người đi bộ; đồng thời bố trí các biển báo hiệu, biển chỉ dẫn theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.

Các nút giao thông được thiết kế kiểu giao cắt cùng mức. Bán kính góc nút đảm bảo khảnăng chuyển hướng xe an toàn và kinh tế. Bán kính nhỏ nhất tại các nút giao giữa các tuyến đường trong dự án với nhau là R =12,0m, bán kính tại các vị trí mở vào cổng các đơn vị là R=5,0m.

Vị trí các nút giao được định vị theo tọa độ, các tọa độ này cũng là cơ sở để định vị tim các tuyến đường.

Quy hoch ch gii xây dng, ch giới đường đỏ:

- Mặt bằng bố trí hệ thống chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ được thiết kế dựa trên chiều rộng lộ giới và tính chất các công trình được bố trí như sau: Đối với công trình công cộng, công trình công nghiệp thì chỉ giới xây dựng được bố trí dịch vào so với chỉ giới đường đỏ 10.0m.

Phương án kết ni giao thông CCN với đường Quc l 1B:

- Dự kiến mở trục đường kết nối CCN Cây Bòng với đường quốc lộ 1B giáp với nhà máy AVA hiện có cách vị trí nút giao đi vào xã Khe Mo ( huyện Đồng Hỷ )

khoảng 230m. Đồng thời đóng nút vào đi xã Khe Mo, kết nối đi chung với điểm đấu nối của CCN Cây Bòng. Ngày 18/7/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên có văn bản số 2731/UBND-CCN gửi Bộ Giao thông vận tải; Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP CÂY BÒNG, XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 25 -25 )

×