Mô hình trang trại khép kín

Một phần của tài liệu Tiểu luận ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi (Trang 32 - 35)

III. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI

3.4.3. Mô hình trang trại khép kín

1. Mô hình chăn nuôi kết hợp với nuôi giun quế

Những năm trở lại đây, bà con nông dân ở nhiều nơi khắp nước ta đã được tiếp cận và áp dụng mô hình chăn nuôi bò, lợn, gà... kết hợp với nuôi giun quế. Trong mô hình này, người ta dùng phân vật nuôi để nuôi giun quế, giun quế sẽ được dùng làm thức ăn cho vật nuôi, phân sau khi nuôi gun quế gọi là “dịch giun quế”, dịch này sẽ được dùng để bón cây hoặc trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc.

33

Giun quế có thể giúp tăng sức đề kháng, kích thích ăn nhiều, mau lớn cũng như nâng cao khả năng sinh sản và năng suất sữa ở bò nên rất nhiều mô hình trang trại thành công với quy trình chăn nuôi mới này.

2. Mô hình trang trại kết hợp với sinh thái

Hình 16: Mô hình trang trại kết hợp với sinh thái ở Đà Lạt (nguồn: http://nong-dan.com/) GIUN QUẾ CỎ VẬT NUÔI Phân Sinh khối giun quế Sinh khối cỏ Dịch giun quế

34

Đây là một mô hình kinh tế trang trại hiệu quả mới du nhập vào Việt Nam gần đây. Mô hình trang trại này được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa nuôi trồng và dịch vụ du lịch sinh thái.

Ở các quốc gia khác, nhưng mô hình kinh tế hiệu quả như vậy rất nhiều, chẳng hạn như nông trại Chockchai kết hợp chăn nuối bà sữa và dịch vụ du lịch. Hay, Ark Farm của Nhật Bản.

Ở Việt Nam, hiện cũng có một số mô hình trang trại thành công kiểu này mà tiêu biểu là khu du lịch sinh thái Suối Hoa, Đà Nẵng kết hợp du lịch với trồng tre điền trúc, cây cảnh và rừng keo lá tràm.

35

Một phần của tài liệu Tiểu luận ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)