III. Cấp độ xử lý
2. Phướng pháp hóa học và hóa lý
2.6. Phương pháp điện hóa
Nước thải có thể làm sạch các tap chất hòa tan, hoặc phân tán nhờ tác dụng của dòng điện một chiều khi xáy ra quá trình oxy hóa ở điện cực dương (anot) và khử hóa ở điệncực âm (catot).
Phương pháp điện hóa cho phép lấy ra từ nước thải các sản phẩm có giá trị bằng các sơ đồ công nghệ tương đối đơn giản, dễ tự động hóa và có thể không cần, hoặc cần rất ít hóa chất thông thường.
Hiệu suất của các phương pháp điện hóa được tính bằng các yếu tố như mặt độ dòng điện, điện áp, hệ số sử dụng hữu ích điện áp, hiệu suất theo dòng, hiệu suất theo năng lượng.
2.6.1 Điện phân dung dịch
Khi có 2 điện cực cùng nhúng trong một dung dịch và cho dòng điện một chiều đi qua, tại cực dương (anot), các ion âm sẽ cho electron, nghĩa là xảy ra phản ứng oxy hóa điện hóa; ngược lại tại cực âm (catot), các ion dương sẽ nhận eletron, nghĩa là xảy ra phản ứng khử.
Quá trình điện phân đã được ngiên cứu để làm sạch nước thải khỏi các tạp chất xyanua, sunfoxyanua, ancol, các andehyt, hợp chất nitơ (như các amin, phẩm nhuộm azo), sufit, mecaptan,… Trong quá trình oxy hóa điện hóa, các chất trong nước thải bị phân rã hoàn toàn tạo thành CO2, tách ra bằng các phương pháp khác.
2.6.2. Đông tụ điện
Khi sử dụng các điện cực không tan có thể xảy ra quá trình đông tụ do hiện tượng sinh điện và phóng điên của các hạt mang điện trên các điện cực, phá vỡ hiện tượng solvat (hiện tượng chất tan liên kết với phân tử nước) làm cho một số chất trước đây hòa tan được nhờ hiện tượng solvat hóa thì nay kết tủa trở lại. Nhờ quá trình này có thể làm sạch nước chứa hàm lượng các hạt keo của các chất gây ô nhiễm. Sơ đồ hện thống thiết bi đông tụ điện được thể hện trên hình 5.6
Khi sử dụng các điện cực tan, ví dụ như sắt hay nhôm, thì các cation sắt hay nhôm sẽ phản ứng với nước tạo ra các hydroxyt của các kim loại này ở dạng bông và quá trình đông tụ sẽ được tạo ra.
2.6.3. Tuyển nổi bằng điện
Trong quá trình điện phân có các bọt khí sinh ra, đó là do quá trình điện phân nước đi kèm tạo ra khí oxy và hydro ở các điện cực anot và catot. Khi các bóng khí này nổi lên, gặp và kéo theo các hạt lơ lửng cùng nổi lên bề mặt nước. Khi sử dụng các điện cực hòa tan thì xảy ra đồng thời việc tạo thành các bông và các bọt khí nên các bông sẽ nổi lên và có thể tuyển nổi được.