Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thit tại trang trại phạm văn linh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

Trong thời gian thực tập tại trang trại, em cùng kỹsư trang trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ởđầu chuồng nuôi, có hệ thống giàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 80 kg thức ăn.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty Gr tự sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi.

+ Các loại thức ăn của công ty Gr gồm các loại:GF01; GF02; GF03; GF04; GF05.

* Tổ chức thực hiện quy trình chăn nuôi

Hiện nay, đểđảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trang trại phải áp dụng quy trình “Cùng ra - cùng vào”. Chuồng trại sẽ được để trống 10 - 20 ngày để tẩy rửa, sát trùng và quét vôi lại. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng đó tạm thời bịgián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch.

Quy trình này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ởđây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khảnăng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác.

* Chăm sóc và quản lý lợn

Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% đểđảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.

Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam đểđảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng. Vào những hôm nhiệt độ hạ thấp, tiến hành che giàn mát lại để hạn chế không

khí lạnh vào chuồng và giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.

Công việc hàng ngày chúng em đã tiến hành làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước, trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn lợn.

* Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ở ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Sáng sớm, chúng em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật trên đàn lợn, sau đó, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có phát hiện lợn bị bệnh.

Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống quạt gió bóng điện úm với mùa đông và giàn mát với mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất.

Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt TT Công việc Sốlượng cần thực hiện ( lần) Khối lượng công việc thực hiện được ( lần) Tỷ lệ hoàn thành so với nhiệm vụđược giao (%) 1 Vệsinh máng ăn 196 196 100

2 Kiểm tra vòi nước uống 166 166 100

3 Cho lợn ăn hàng ngày 284 284 100

4 Tách lợn ốm để cách ly 32 32 100

Qua bảng trên cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Em cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.

4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện chuẩn được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt

hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật thú y trại tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường và có phác đồ kịp thời.

4.3.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quảđiều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng theo dõi ( tháng ) Số con mắc bệnh (con) Phác đồ áp dụng Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 11 22 22 20 90.91 12 28 Thuốc 28 26 92,86 1 24 Genta-tylo+ Bromhexin 24 23 95,83 2 20 1ml/10kg 20 19 95,00 3 23 TT/ngày, 23 22 95,65 4 18 tiêm bắp 18 17 94,44 5 16 16 15 93,75 Tổng 151 151 142 94,04

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt trong 6 tháng. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư và công nhân tại trại, em đã phát hiện được 151 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị là thuốc Genta-Tylo 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp. Trong tháng 11,12 tỷ lệ khỏi bệnh ở 2 tháng là tương đương nhau, số con mắc bệnh tháng 12 cao hơn

so với tháng 11 tỷ lệ khỏi 92,86%, tháng 1,2 số con mắc bệnh ở tháng 1 cao so với tháng 2 là tỷ lệ khỏi 95,83%. Tiếp theo là tháng 3,4,5 cho thấy tháng 3 số con mắc bệnh cao hơn so với 2 tháng còn lại.

Do ảnh hưởng không khí lạnh, chế độ ăn, thời điểm chuyển giao cuối xuân sang hè nên lợn dễ mắc bệnh. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực từ 90,91-93,75% trung bình đạt từ 94,04%.

4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.

Kết quả của quá trình điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quảđiều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng theo dõi (tháng) Số con mắc bệnh (con) Phác đồ áp dụng Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 11 28 Dùng thuốc Tia K-C liều 1ml/15kg TT+ Gluco-K-C Namin 28 25 89,29 12 24 24 22 91,67 1 18 18 18 100 2 20 20 19 95,00 3 24 24 22 91,67 4 16 16 15 93,75 5 14 14 14 100 Tổng 144 144 135 93,75

Qua bảng 4.6 cho thấy, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt trong 6 tháng thực tập tại trang trại.

Dưới sự hướng dẫn của kỹsư tại trại, em đã sử dụng 2 phác đồ điều trị bệnh cho lợn.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị từ 89,29- 100%, trung bình đạt 93,75%.

4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. tại trại.

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quảđiều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi Số con mắc bệnh (con) Phác đồ điều trị Số con được điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) 11 10 Pendistrep LA + Dexa + Analgin liều 1ml/10kg TT tiêm bắp 10 10 100 12 15 15 13 95,00 1 16 16 15 93,75 2 18 18 14 77,78 3 14 14 12 85,71 4 12 12 10 83,33 5 10 10 10 100 Tổng 95 95 84 88,42

Qua bảng 4.7 cho thấy em đã được tham gia trực tiếp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại. dưới sự hướng dẫn của kỹ sư tại trại, em đã phát hiện được được 95 con lợn có biểu hiện viêm khớp cụ thểnhư sau:

+ Tháng 1,2 số con mắc bệnh ở 2 tháng khác nhau, tháng 2 tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn so với tháng 1 là 77,78%. Ở 2 tháng này do sựthay đổi thời tiết đột ngột nên số con chết tăng so với tháng trước.

+ Tháng 3,4,5 số con mắc bệnh giảm dần, tỷ lệ khỏi bệnh tương đương nhau, nhưng tháng 5 tỷ lệ khỏi đạt 100%, do cách điều trị được nâng cao nên giảm được tỷ lệ lợn chết.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị từ 77,78- 100%, trung bình đạt 88,42%.

4.4. Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất

Khi đến thời gian xuất lợn, công ty Gr có kế hoạch xuất bán lợn và thông báo chủ trang trại để chuẩn bịngười đuổi và bắt lợn.

Khi xe vào trại phải được sát trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn, sau khi xuất lợn bộ phân bên ngoài tiến hành phun sát trùng khu vực cân lợn và không trở lại chuồng. Khi về tắm sát trùng đồng thời ngâm quần áo lao động vào nước + nước sát trùng tỉ lệ 1/3200.

4.4.1. Xut ln

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 6 lần xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Chia tổ thành 2 nhóm: Ngoài và trong tuyệt đối nhóm ngoài khi tiếp xúc với xe nhập lợn không được trở lại chuồng nếu không trở về tắm sát trùng.

- Đuổi lần lượt lợn lên từng xe.

- Khi đuổi phải đuổi lần lượt từ 5 - 10 con một lượt theo khối lượng khách yêu cầu.

- Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân.

- Sau khi, xuất xong phải quét rọn sạch sẽ, quét vôi cầu cân và khu vực xuất lợn, đường đuổi lợn.

- Bộ phận phía ngoài khi bán xuất lợn tiến hành phun sát trùng quanh khu vưc xe đậu, khi xuất hết lợn cũng tiến hành thao tác phun sát trùng quanh

khu vực. khi trở về tắm sát trùng ngâm quần áo vào nước sát trùng 2 – 3h sau đó mới tiến hành giặt.

Kết quả thực hiện công việc xuất lợn được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại Đợt xuất Số lợn xuất

(con)

Khối lượng trung bình/con lợn được xuất bán (kg) 1 50 100 2 70 110 3 53 100 4 60 118 5 66 124 6 40 120 Tổng 379 112

Bảng 4.8 cho thấy, em đã trực tiếp tham gia 6 lần xuất lợn với tổng số 379 con, khối lượng trung bình của lợn xuất là 112 kg/con.

4.4.2. V sinh chung tri sau khi xut ln

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệsinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không.

+ Kiểm tra giàn mát, song sắt, mắng ăn, núm uống, bạt, trần. + Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoạc thay mới.

+ Lắp quây úm, bạt um, bóng điện úm chờ lứa mới.

4.5. Nhậplợn và vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn

4.5.1. Chuẩn b chuồng trước giờ nhp ln và đi nhập ln

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 6 lần nhập lợn. Quá trình nhập lợn được thực hiện gồm các bước sau:

Tổtrưởng chia thành 2 nhóm bao gồm 2 phần công việc khác nhau.

-Nhóm ở tại chuông bao gồm 3-5 thành viên chuẩn bị các dụng cụ và công việc như sau :

+ Chuẩn bi vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bui bẩn ảnh hưởng đến lợn con.

+ Chuẩn bị 2 vàn gỗ kích thước 1,2m × 1m để chắn các cửa lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt.

+ Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để kích thích lợn con biết vị trí uống nước. + Thắp sẵn bóng úm các ô lơn chuẩn bị đưa lợn về chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.

+ Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

+ Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trí ô lớn trên đâu rồi tiến hành san lọc lợn theo đúng kích cỡ.

+ Rắc cám vào lồng úm mép cửa chuồng số lượng nhỏ để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.

-Nhóm đi nhập lợn bao gồm 2 – 3 thành viên theo xe tải lên khu vực trại nái để tiến hành nhập đếm lợn. Nhóm có công việc như sau :

+ Chọn lợn theo chỉ đạo của kĩ sư. + Không chọn lợn non.

+ Không chọn lợn có các vấn đề về viêm rốn. + Không chọn lợn con thể trạng gầy lông xù.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thit tại trang trại phạm văn linh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)