Chăm sóc, nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại chúng em đã được tham gia thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn Công việc
Số lần trại tổ chức thực hiện
(lần)
Số lần tham gia Kết quả đạt (%)
Quét rửa chuồng 180 112 62,22
Tắm trải cho lợn 180 68 37,77
Tham gia đỡ đẻ 180 40 22,22
Cho lợn nái ăn 360 168 46,66
Trong thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái của trại, công việc thường xuyên được diễn ra hàng ngày đó là vệ sinh chuồng, cho lợn ăn, tắm chải cho lợn (trong những tháng thời tiết nóng).… Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã tham gia vào công tác cho lợn ăn hàng ngày là 168 lần và đạt kết quả là 46,66%, tắm chải cho lợn là 68 lần vào những ngày thời tiết nóng và đạt kết quả là 37,77%, và ngoài ra em còn thực hiện công việc quét rửa chuồng là 112/180 lần và đạt kết quả là 62,22%, số lần em tham gia đỡđẻ cho trại là 40/180 lần và đạt kết quả là 22,22% .
Thông qua các hoạt động đó, với vai trò là một kỹ sư tương lai em nhận thấy rằng: Người kỹ sư Chăn nuôi Thú y muốn làm tốt được công việc
của mình thì trước tiên phải làm tốt các công việc như dọn vệ sinh, cho lợn ăn, tắm chải cho lợn…. Sở dĩ như vậy vì, thông qua các hoạt động tưởng như rất bình thường đó, nhưng nếu không có các hoạt động như vậy thì người kỹ sư sẽ không hiểu được đặc tính của từng loài vật, không có sự thích nghi, làm quen, tiếp cận với động vật… thì sẽ rất khó khăn trong việc xác định được vật nuôi có những biểu hiện khác thường so với những biểu hiện thường ngày như nào. Vì vậy, đối với sinh viên, trước khi trở thành kỹ sư tương lai thì cần làm tốt các công việc đơn giản này trước, từ đó sẽ giúp ta hiểu và yêu nghề hơn.