Rắc Lây Thổ Số dân 58065 154 59 6809 13027 1284 265 387 246 55 3 4 10 Dân Tộc hăm Khơ me Sán diều Sơ đăng Chàm Vân Kiều Dao Cao lan La chí Sán chỉ Ja rai ơ ho H re Số dân 3 20 3 1 3 140 127 3 4 5 2 1 2
(Nguồn: Phòng dân tộc, tôn giáo huyện Krông Bông năm 2015)
Sự đa dạng về thành phần dân tộc; các dân tộc sinh sống thành từng cộng đồng xen kẽ nhau; mỗi dân tộc có những phong tục tập quán khác nhau, tạo cho nền văn hóa của huyện thêm đa dạng phong phú, thuận lợi cho các dân tộc đoàn kết, học hỏi lẫn nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh đó, thực trạng này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác QLXH đối với dân DCTD. Dân DCTD đã phá vỡ không gian sinh sống truyền thống của các dân tộc bản địa, tranh chấp đất đai, nguồn nước và các sinh kế khác. Những mâu thuẫn này, tạo ra nguy cơ tiềm ẩn dễ dẫn đến xung đột giữa các dân tộc khi bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động.
Ngoài đặc điểm thành phần dân tộc, trình độ dân trí của huyện Krông Bông có ảnh hưởng đến QLXH đối với dân DCTD. Sự nghiệp giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của ngành, của các cấp chính quyền địa phương và toàn xã hội. Vì vậy, trong những năm qua nền giáo dục của huyện đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng học sinh, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Với hệ thống trường lớp rộng khắp, ngày càng thuận lợi cho việc học tập của con em trên địa bàn huyện. Cùng với
sự phát triển của ngành giáo dục, trình độ dân trí của Nhân dân ngày càng nâng cao, trong đó có một bộ phận dân DCTD, nhất là giới trẻ có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, hiểu biết về pháp luật, tạo thuận lợi nhất định cho công tác QLXH đối với dân DCTD.
Bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ dân DCTD, nhất là lứa tuổi trung niên, người già – những người mà ý kiến của họ có tính quyết định cho cuộc sống gia đình và cộng đồng thì trình độ dân trí rất thấp. Đa số họ không biết chữ, ngôn ngữ phổ thông (tiếng kinh) rất hạn chế, sống và hành động theo phong tục nhiều hơn theo pháp luật. Trong phong tục, tập quán tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, mang tính mê tín dị đoan. Trình độ dân trí của bộ phận dân cư này, làm giảm hiệu lực của QLXH đối với dân DCTD.
Như vậy, với sự đa dạng về thành phần dân tộc, trình độ dân trí của dân DCTD nhìn chung còn rất thấp, đó là những đặc điểm ảnh hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả của QLXH đối với dân DCTD trên địa bàn huyện Krông Bông.
2.1.4. Hệ t ống chính trị cấp cơ sở (thôn, buôn và xã)
Để những chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý dân DCTD được thực thi trong thực tế cuộc sống, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là cấp cơ sở. Trong đó, các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung chính sách trong toàn thể đảng viên và Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức; chính quyền các cấp thực hiện tốt việc quản lý, điều hành, chủ động tích cực phối hợp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân để vận động, thực hiện hiệu quả các đường lối đó. Hệ thống chính trị cấp cơ sở như “cầu nối” giữa dân với Đảng, giữa dân với Nhà nước. Nếu hệ thống này hoạt động hiệu quả, thì nội lực của địa phương được phát huy, các đường lối chung của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa phù hợp
với tình hình thực tiễn của địa phương, tổ chức thực hiện hiệu quả và ngược lại. Như vậy, hiệu lực và hiệu quả của công tác QLXH đối với dân DCTD phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của hệ thống chính trị cấp cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Krông Bông, hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn huyện không ngừng được củng cố, tăng cường và ngày càng vững mạnh. Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã (13 xã, 01 thị trấn) 139 thôn, buôn, không còn tình trạng thôn, buôn trắng đảng viên. Tất cả các thôn, buôn kể các thôn của dân DCTD hệ thống chính trị được tổ chức một cách chặt chẽ, bao gồm: Chi bộ đảng, Ban tự quản thôn (trưởng thôn, phó thôn, các ủy viên), Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công an thôn, Mặt trận, Dân vận, Hội cựu chiến binh.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, coi cán bộ là “cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”, Huyện ủy Krông Bông đã tập trung lãnh đạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Huyện chú trọng phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều đảng viên là người dân DCTD; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các đoàn thể; chọn, c những cán bộ ưu tú tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị...
Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở những địa bàn có dân DCTD có vai trò rất quan trọng đối với công tác QLXH đối với dân DCTD. Trong khi đó, ngoài bộ phận cán bộ chuyên trách, còn lại cán bộ cấp cơ sở đều nhận mức phụ cấp rất thấp, không đủ chi phí cho xăng xe, tiền điện thoại, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình, nhưng họ vẫn làm việc vì lòng nhiệt tình, vì ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với lợi ích của cộng đồng. Đây là vấn đề mà chủ thể quản lý phải quan tâm, để nâng cao chất lượng
của hệ thống chính trị cấp cơ sở, qua đó nâng cao hiệu quả QLXH đối với dân DCTD
2.2. Tình hình dân di cư tự do ở huyện Krông Bông, tỉnh ắk Lắk hiện nay
2.2.1. Về quy mô dân số của dân di cư tự do
Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là phát triển nông, lâm nghiệp, nên sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Đắk Lắk là một trong những vùng trọng điểm phân bổ lực lượng lao động và dân cư trên phạm vi cả nước. Ngoài việc tiếp nhận hàng chục ngàn hộ dân đến xây dựng kinh tế theo kế hoạch, Đắk Lắk là nơi thu hút mạnh mẽ dân DCTD từ các tỉnh trong cả nước đến sinh sống, lập nghiệp, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Theo Báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 1976 đến đầu năm 2015, đã có 59.524 hộ với 289.915 nhân khẩu dân DCTD chuyển đến sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Sau năm 1975, theo kế hoạch chuyển cư của Nhà nước, huyện Krông Bông đón nhận một lượng lớn dân cư từ các tỉnh miền Trung, trong đó đông nhất là tỉnh Quảng Nam đến xây dựng các vùng kinh tế mới. Mặc dù đất đai không màu mỡ so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng diện tích đất chưa khai phá còn lớn, nên Krông Bông cũng là một trong những địa phương trọng điểm thu hút dân DCTD.
Từ năm 1995, Krông Bông bắt đầu có dân DCTD đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Giai đoạn năm 1995 – 2004, số lượng dân DCTD vào khá đông. Họ đi tập trung thành từng đoàn, hoặc đi riêng bằng nhiều phương tiện khác nhau, đa số thuê xe khách đi từ phía Bắc vào các điểm ở địa bàn huyện, một số đi bộ đường rừng từ các huyện Ea Kar, M Đrắk. Theo thống kê của UBND huyện Krông Bông, số dân DCTD tập trung vào các năm như sau: Năm 1995- 2004 có 1515 hộ với 9793 nhân khẩu (trước khi có chỉ thị số 39/2004/CT-
TTg); giai đoạn 2005-2015 có 1223 hộ với 5810 nhân khẩu. Hiện nay, dân DCTD trên địa bàn huyện có 2738 hộ với 15603 nhân khẩu. Trong đó từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015 có 13 hộ, 66 nhân khẩu chuyển đến
Bảng 2.2 Dân DCTD đến Krông Bông từ năm 1995 – 2015 Đơn vị tính: người
Stt Giai đoạn Số hộ Số nhân khẩu
1 1995 - 2004 1515 9793
2 2005 - 2015 1223 5810
Tổng 2738 15603
(Nguồn: báo cáo của UBND huyện Krông Bông)
Dân DCTD 13%
Dân s ố
huyện 87%
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ dân DCTD với dân số toàn huyện
Trong vòng 20 năm, dân số của huyện tăng lên rất nhanh chủ yếu là tăng theo hình thức cơ học, trung bình mỗi năm huyện tiếp nhận 124 hộ với 724 nhân khẩu. Hiện nay, dân DCTD chiếm 13% dân số toàn huyện và không ngừng tăng lên.
Trước thực trạng DCTD vào huyện ngày càng đông, chính quyền huyện Krông Bông đã tập trung thực hiện tốt các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về giải quyết tình trạng dân DCTD, bước đầu mang lại những kết quả
nhất định. Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức khác nhau, lúc nhanh, lúc chậm, tình trạng di DCTD đến huyện Krông Bông vẫn tiếp diễn và hệ quả mà nó gây ra đã và đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của huyện, đời sống của dân DCTD cũng đang hết sức khó khăn.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 1995 - 2004 2005 - 2015 Số hộ Số nhân khẩu
Biểu đồ 2.2 Số lượng dân DCTD qua các giai đoạn
2.2.2. Địa p ương xuất cư của dân di cư tự do
Dân DCTD đến huyện Krông Bông từ nhiều tỉnh thành khác nhau, chủ yếu là vùng nông thôn các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, những nơi thiếu đất sản xuất, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phúc lợi xã hội kém phát triển. Trước khi đến huyện Krông Bông, đa số bà con di cư qua nhiều địa phương khác nhau như di cư giữa các huyện trong tỉnh, di cư sang các tỉnh lân cận, rồi mới di cư vào Tây Nguyên. Như trường hợp của gia đình ông Hoàng Văn Bằng Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Noh Prông một trong những hộ dân tộc Mông di cư vào Krông Bông đầu tiên. Ông kể, năm 1979, gia đình ông cùng một số gia đình trong dòng họ di cư khỏi Cao Bằng vì Chiến tranh biên giới, đi đến nhiều tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ nhưng vẫn không có đất sản xuất. Ông nghe các cựu chiến binh người Mông đã từng tham gia chiến đấu ở Tây Nguyên kể về sự trù phú, rộng rãi
của đất đai ở Đắk Lắk và có nhắc đến địa danh Krông Bông, ông đi tiềm trạm đến Krông Bông một mình, sau đó quyết định đưa gia đình di cư vào, đầu tiên, chỉ có 4 gia đình, đến nay thôn Noh Prông đã có trên 359 hộ đồng bào dân tộc Mông từ khắp các tỉnh phía Bắc đến lập nghiệp.
Vì người dân DCTD chuyển cư nhiều lần, sinh sống qua nhiều địa phương trước khi chuyển đến Krông Bông, nên rất khó khăn cho việc xác định nơi xuất cư phục vụ cho công tác quản lý hành chính. Nơi xuất cư được hiểu là nơi mà người dân DCTD đã đăng ký hộ khẩu thường trú, trước khi họ chuyển đến Krông Bông. Do vậy, nơi xuất cư trong một số trường hợp không trùng với quê quán, nơi họ xuất cư đầu tiên
Theo báo báo của UBND huyện Krông Bông, có 10 tỉnh có dân DCTD đến địa bàn huyện, gồm: Cao Bằng 226 hộ, 1353 nhân khẩu; Lạng Sơn 33 hộ, 199 nhân khẩu; Tuyên Quang 504 hộ, 2332 nhân khẩu; Hà Giang 1060 hộ, 6418 nhân khẩu; Thái Nguyên 171 hộ, 742 nhân khẩu; Lào Cai 128 hộ, 772 nhân khẩu; Bắc Giang 20 hộ, 128 nhân khẩu; Bắc Cạn 98 hộ, 554 nhân khẩu; Lai Châu 5 hộ, 22 nhân khẩu; Thanh Hóa 221 hộ, 1221 nhân khẩu. Tỉnh có đông dân DCTD đến Krông Bông là Hà Giang vì địa bàn phương này có điều kiện kinh tế khó khăn và người H Mông của tỉnh này là một trọng những bộ phận dân DCTD đến Krông Bông đầu tiên. Tỉnh có số dân DCTD đến Krông Bông thấp nhất là Lai Châu.
Dân DCTD đã bổ sung cho Krông Bông một lực lượng lao động đáng kể, nhưng với đa dạng về nơi xuất cư và hành trình di cư trải qua nhiều địa phương, đã tạo ra một sức ép rất lớn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý hành chính, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thực trạng trên, đòi hỏi muốn nâng cao hiệu quả QLXH đối với dân DCTD cần làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền nơi dân đi và
nơi dân đến. Sự phối hợp này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế dân DCTD và giải quyết các vấn đề phát sinh khác.
Bảng 2.3. Nơi xuất cư của dân DCTD đến huyện Krông Bông
Đơn vị tính: người, khẩu
Stt Nơi xuất cư
Giai đoạn 1995 - 2004 Giai đoạn 2005 - 2015 Tổng số Số hộ Số nhân khẩu Số hộ Số nhân khẩu Số hộ Số nhân khẩu 1 Cao Bằng 154 928 72 425 226 1353 2 Lạng Sơn 12 75 21 124 33 199 3 Tuyên Quang 312 2138 192 194 504 2332 4 Hà Giang 778 5118 282 1300 1060 6418 5 Thái Nguyên 27 152 144 590 171 742 6 Lào Cai 105 631 23 141 128 772 7 Bắc Giang 3 18 17 110 20 128 8 Bắc Cạn 31 159 67 395 98 554 9 Lai Châu 4 16 1 6 5 22 10 Thanh Hóa 89 558 132 663 221 1221
(Nguồn: báo cáo của UBND huyện Krông Bông)
Nơi xuất cư
Cao Bằng Lạng Sơn Tuyên Quang Hà Giang Thái Nguyên Lào Cai Bắc Giang Bắc Cạn Lai Châu
2.2.3. Về t àn p ần dân tộc, tôn g áo của dân di cư tự do
Khác với dân di cư có tổ chức, các hộ dân DCTD đến huyện Krông Bông chủ yếu là dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc, như: Tày 41 hộ với 188 nhân khẩu; Mường 179 hộ với 618 nhân khẩu; Thái 74 hộ với 368 nhân khẩu; Nùng 23 hộ 99 nhân khẩu; Dao 33 hộ, 156 nhân khẩu; Mông 2116 hộ với 13332 nhân khẩu. Ngoài ra còn một số dân tộc khác như: Cao Lan, La Chí, Sán Chỉ … Thực trạng này, đã làm cho số lượng dân tộc thiểu số của huyện tăng lên nhanh chóng, từ 2 dân tộc trước năm 1975 lên 25 dân tộc như hiện nay. Dân tộc thiểu số chiếm hơn 98% dân DCTD, trong đó đông nhất là người Mông chiếm 89% số dân DCTD. Vì vậy, khi bàn đến tình trạng dân DCTD ở huyện Krông Bông người ta thường nghĩ ngay đến dân tộc Mông di cư.
Theo số liệu thống kê của Phòng dân tộc huyện Krông Bông năm 2014, dân số của người Mông chiếm 35 % dân tộc thiểu số của huyện, gấp đôi dân số của dân tộc tại chỗ Mnông (Mông 2116 hộ, 13332 nhân khẩu; Mnông 1260 hộ; 6890 nhân khẩu) và gần bằng dân số của dân tộc Êđê (Êđê 15459 người).
Sở dĩ người Mông chiếm đa số dân DCTD vì họ có tỷ lệ tăng dân số cao so với các dân tộc khác và có tộc di chuyển dân cư rất lớn. Theo thống kê của Tiến sỹ Đậu Tuấn Nam trong công trình nghiên cứu về di cư của người Mông: Tổng điều tra dân số lần thứ nhất năm 1976, dân số người Mông là 411074 người, nhưng đến năm 2009 dân số người Mông là 1068189 người, đứng thứ 5 về dân số trong các dân tộc thiểu số. Năm 1960 số xã có người Mông cư trú là 398 xã, năm 1999 là 1000 xã, năm 2009 là 1331 xã. Hiện nay, người Mông cư trú ở 15 quốc gia, khắp các châu lục trên thế giới như: Pháp, Ôxtrâylia, Áchentina, Nam Phi. Ở Mỹ, người Mông chiếm 0.9% dân số Mỹ, sống khắp 50/51 bang.
Bảng 2.4 . Thành phần dân tộc của dân DCTD
Đơn vị tính: người, khẩu
Stt Dân tộc Giai đoạn 1995 - 2004 Giai đoạn 2005 - 2015 Tổng số Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 1 Kinh 17 62 69 250 86 312 2 Mường 69 324 110 294 179 618