Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý xã hội về an toàn vệ sinh thực

Một phần của tài liệu Quản lý xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 96)

Để công tác quản lý xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm ở Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đƣợc hiệu quả cần thực hiện những phƣơng hƣớng nhƣ sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng công tác phối hợp của các ban, ngành đoàn thể

của các cấp chính quyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣ: Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên trong tổ chức và ngƣời lao động tích cực hƣởng ứng các hoạt động bảo đảm ATVSTP; Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Thành phố hƣớng dẫn kiến thức, thực hành đúng cho nhân dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về liên kết sản xuất bảo đảm ATTP nông lâm thủy sản theo chuỗi và hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng chọn mua thực phẩm có nhãn nhận diện đƣợc xác nhận an toàn.

Tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Thứ hai, bổ sung nhân lực làm công tác an toàn thực phẩm từ thành phố

đến xã, phƣờng. Thƣờng xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; bổ sung kinh phí đầu tƣ cho lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền về an toàn thực phẩm cho cán bộ công chức tham gia công tác ATTP.

truyền làm thay đổi hành vi có lợi cho ngƣời dân đặc biệt là những ngƣời kinh doanh, chế biến, sản xuất thực phẩm. Nêu gƣơng những cá nhân, tập thể, cơ sở chấp hành tốt quy định của pháp luật về ATTP. Tổng kết, động viên khen thƣởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo ATTP.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định

của pháp luật về an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP.

Đầu tƣ, nâng cấp về hệ thống kiểm nghiệm, xét nghiệm tại Trung tâm y tế thành phố. Đào tạo bồi dƣỡng chuyên sâu cho cán bộ làm công tác xét nghiệm, kiểm nghiệm.

Nâng cao nhận thức, thực hành về an toàn thực phẩm và ý thức trách nhiệm của ngƣời kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; cải thiện thói quen vệ sinh ăn uống của ngƣời tiêu dùng, hƣớng cộng đồng cùng tham gia giám sát an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm.

Thứ tư, tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo nâng cao chuyên môn,

nghiệp vụ cho các cán bộ có liên quan; đa dạng hóa nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, cá nhân trong việc tham gia bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nâng cao vai trò và năng lực quản lý của UBND các cấp trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm với phong trào văn minh đô thị và xây dựng đời sống văn hóa sức khỏe.

Thứ năm, tham mƣu UBND ban hành văn bản chỉ đạo công tác bảo

đảm an toàn thực phẩm, trong đó: các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đƣờng phố bao gồm các nội dung:

đƣờng phố tập trung.

- Về xây dựng những tuyến đƣờng không có kinh doanh thức ăn đƣờng phố tập trung.

- Về xây dựng những tuyến đƣờng không có kinh doanh thức ăn đƣờng phố để đảm bảo văn minh đô thị, an toàn giao thông.

- Hỗ trợ kinh phí về khám sức khỏe, tập huấn xác nhận kiến thức ATTP, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện…

- Về cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý.

- Về giao trách nhiệm cho UBND cấp huyện, UBND cấp phƣờng/xã trong công tác quản lý thức ăn đƣờng phố.

- Về tiêu chuẩn phƣờng – thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị và xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới có đánh giá tiêu chí ATTP trong kinh doanh thức ăn đƣờng phố.

- Có chế độ hỗ trợ cho các tổ giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở các tổ dân phố.

Kiểm soát tốt an toàn thực phẩm tại các chợ, bảo đảm nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm phục vụ cho chế biến thức ăn.

Xây dựng mô hình điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các phƣờng, xã. Thiết lập hệ thống giám sát ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Thứ sáu, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm trong

các chiến dịch: Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, tháng hành động vì chất lƣợng an toàn vệ sinh thực phẩm, tết trung thu…; kiện toàn hệ thống tổ chức kiểm tra chuyên ngành an toàn thực phẩm; bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch phục vụ trong chế biến thức ăn, đặc biệt đối với các nguyên liệu thực phẩm tƣơi sống, bao gói đƣợc bày bán tại các chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại và các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố; xây dựng các

điểm cung cấp rau, quả, thịt sạch; thiết lập hệ thống giám sát chất lƣợng thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xử lý sự cố về thực phẩm và thông tin, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

Chủ động ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, sẽ làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật do thực phẩm không an toàn gây ra, góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc sống.

3.2. Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm ở Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Khẳng định vai trò của các cấp ủy Đảng, Chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Các cấp ủy Đảng thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo công tác này.

Tăng cƣờng công tác phối hợp của các ban, ngành đoàn thể của các cấp chính quyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhƣ: tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên trong tổ chức và ngƣời lao động tích cực hƣởng ứng các hoạt động bảo đảm ATVSTP; Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Thành phố hƣớng dẫn kiến thức, thực hành đúng cho nhân dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về liên kết sản xuất bảo đảm ATTP nông lâm thủy sản theo chuỗi và hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng chọn mua thực phẩm có nhãn nhận diện đƣợc xác nhận an toàn; Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt và phòng chống dịch, bệnh ở ngƣời.

Đƣa chỉ tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phƣơng, của các cấp, các ngành và coi đây là các chỉ tiêu phát triển cần đƣợc ƣu tiên thực hiện. Đƣa công tác bảo đảm ATTP vào nội dung thảo luận ở các kỳ đại hội và các văn kiện, nghị quyết và chiến lƣợc phát

triển kinh tế - xã hội của Đảng.

Ban hành các văn bản, chỉ thị của các cấp ủy Đảng chỉ đạo đối với công tác bảo đảm ATTP.

Phát huy tính chủ động của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác bảo đảm ATTP. Đƣa công tác bảo đảm ATTP thành một trong những nội dung thƣờng kỳ của các cuộc họp chi bộ.

Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát của các đoàn đại biểu cũng nhƣ Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác bảo đảm ATTP.

Hội đồng nhân dân các cấp có các Nghị quyết về công tác bảo đảm ATTP. Công tác bảo đảm ATTP đƣợc báo cáo tại các kỳ họp định kỳ hàng năm của Hội đồng nhân dân các cấp.

Công tác bảo đảm ATTP là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, UBND các cấp tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP.

Ủy ban nhân dân các cấp thƣờng xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP chịu trách nhiệm toàn diện đối với công tác này. Lồng ghép các chƣơng trình công tác bảo đảm ATTP vào chƣơng trình dinh dƣỡng và các chƣơng trình khác; ƣu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Để nâng cao hiệu quả quản lý ATVSTP thì những vấn đề cần phải can thiệp hiện nay chủ yếu là tăng cƣờng truyền thông các kiến thức ATVSTP, quy định bảo đảm ATVSTP cho ngƣời sản xuất, chế biến, ngƣời tiêu dùng, quản lý chặt chẽ cả dây truyền thực phẩm với sự phối hợp của các ngành và sự tham gia của cả cộng đồng. Trong việc truyền thông, cần chú trọng cung cấp các thông tin hữu ích nhƣ: đƣa tin về thực trạng ATTP, hƣớng dẫn chọn lựa thực phẩm an toàn, các thông tin về các loại hóa chất có trong thực phẩm, đƣa tin về kiểm ra, xử lý vi phạm, thực trạng, hƣớng dẫn chọn lựa thực phẩm an toàn, các thông tin về các loại hóa chất có trong thực phẩm... Những vấn cần ƣu tiên giải quyết đó là phải tăng cƣờng thanh kiểm tra, giám sát cả quá

trình sản xuất, chế biến, lƣu thông; quản lý tốt các nguyên liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm, các hóa chất và thuốc dùng trong nông nghiệp. Song song với vấn đề đó, các cơ quan quản lý ATTP cần phải tập huấn, hƣớng dẫn cho ngƣời sản xuất, dịch vụ ăn uống về quy trình sản xuất thực phẩm an toàn, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Một vấn đề quan trọng khác là cần phải xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh.

3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm

- Các văn bản hƣớng dẫn đã ban hành còn nhiều chồng chéo, bất cập: Một cơ sở thực phẩm do nhiều ngành cùng quản lý thì khó thống nhất, gây chồng chéo, khó thực hiện. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSTP cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

- Rà soát và tổ chức xây dựng mới, chuyển đổi để hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo phủ kín toàn bộ chuỗi quản lý theo phân công, đảm bảo hài hòa với các quy định quốc tế và phù hợp với thực tế sản xuất.

-Nghiên cứu, đề nghị cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của ngành Y tế nhƣ thu phạt, thu lệ phí về ATVSTP phải có cơ chế trích lại một phần kinh phí để hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống quản lý ATVSTP và phục vụ công tác chuyên môn.

- Xây dựng văn bản quy định về trang phục, chế độ cho cán bộ thanh tra chuyên ngành về ATVSTP.

3.2.3. Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm

Hệ thống thanh tra chuyên ngành ATVSTP chƣa hình thành đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, do đó chƣa phát huy đƣợc hiệu quả của hoạt

động thanh kiểm tra. Cần bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc về ATVSTP đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ.

- Xây dựng kế hoạch quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành ATVSTP hàng năm nhằm đáp ứng đƣợc khối lƣợng công việc và phù hợp với mức độ gia tăng, phát triển của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

-Bổ sung các chức danh còn thiếu đối với Chi cục ATVSTP.

-Bổ sung đội ngũ cộng tác viên cấp cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên cho các bếp ăn tập thể.

-Đào tạo nâng cao trình độ, hiểu biết và thực hành của đội ngũ cán bộ quản lý ATVSTP.

-Đào tạo nâng cao năng lực kiển nghiệm của các kiểm nghiệm viên ở tuyến tỉnh, và tuyến thành phố đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. - Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của thanh tra viên, kiểm tra viên trong sử dụng trang thiết bị.

- Đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ATVSTP trong những trƣờng hợp khẩn cấp.

3.2.4. Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành và ngành dọc về an toàn vệ sinh thực phẩm

Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành giữa các bộ ngành hữu quan trên cơ sở Luật an toàn thực phẩm và các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật; tạo cơ sở xác định phạm vi và mức độ quản lý trong lĩnh vực chất lƣợng ATVSTP giữa các Bộ, ngành và cơ quan chức năng trực thuộc.

Kết hợp chặt chẽ các chƣơng trình hoạt động của Bộ, ngành liên quan, đảm bảo tính kế thừa trong các hoạt động quản lý theo chuỗi và đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về đảm bảo chất lƣợng ATVSTP.

Tăng cƣờng quan hệ phối hợp và chỉ đạo theo ngành dọc; cải tiến quy trình điều phối thông tin, giám sát trực tiếp giữa cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng; nâng cao năng lực thu thập dữ liệu và thông tin báo cáo, phù hợp với các chƣơng trình giám sát quốc gia về chất lƣợng ATVSTP.

3.2.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm

- Chuẩn hoá các chức danh, kiện toàn bộ máy tổ chức của các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ƣơng, theo hƣớng dẫn thông tƣ số 12/TTLT-BNV-BYT, mỗi chi cục có 01 Chi cục trƣởng và 02 phó chi cục trƣởng.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tránh chồng chéo.

- Nhanh chóng kiện toàn và ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về ATVSTP.

- Công tác thanh kiểm tra cần đƣợc xây dựng kế hoạch cụ thể, khi triển khai cần thực hiện theo nguyên tắc:

+ Tăng cƣờng kiểm tra cơ sở thực hiện không tốt, cơ sở vi phạm, cả về tần suất/ năm, và kiểm tra toàn diện, chi tiết, các cơ sở thực hiện tốt sẽ ít kiểm tra hơn.

+ Đối với cơ sở sản xuất chế biến thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên.

+ Đối với các lễ hội có ăn uống… cần có cán bộ theo dõi, kiểm tra trong cả giai đoạn từ khâu chuẩn bị đến lúc ăn uống.

- Các đơn vị quản lý phải thiết lập hồ sơ cơ sở thực phẩm trên địa bàn phụ trách và xác định tần suất thanh, kiểm tra đối với mỗi cơ sở.

+ Đối với thanh, kiểm tra liên ngành cần tập trung vào các cơ sở thực phẩm chƣa đƣợc quản lý ATVSTP; đƣa các cơ sở này vào diện quản lý về ATVSTP.

+ Cần kiểm tra chặt chẽ chất lƣợng ATVSTP của thực phẩm chế biến đƣa từ tỉnh ngoài vào thị trƣờng trong tỉnh, đặc biệt là sản phẩm của cơ sở nhỏ, chƣa có thƣơng hiệu.

- Tăng cƣờng phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra ATVSTP. Hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong trƣờng hợp xảy ra NĐTP nhằm báo cáo nhanh và tìm ra nguyên nhân chính xác.

3.2.6. Nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn vốn phục vụ quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm

* Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm

- Nâng cấp cơ sở, phƣơng tiện, trang thiết bị làm việc, kiểm tra, thanh tra, bổ sung trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm hiện tại đáp ứng yêu cầu trở thành các phòng kiểm chứng cấp quốc gia.

- Nâng cấp hiện đại các phòng kiểm nghiệm hiện có tƣơng đƣơng với hệ

Một phần của tài liệu Quản lý xã hội về an toàn vệ sinh thực phẩm ở thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk hiện nay (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)