2.3. Đánh giá chung về sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với phát triển ngành du lịch du lịch
2.3.1. Kết quả đạt được của Tỉnh uỷ trong lãnh đạo phát triển du lịch thời gian qua
Trong quá trình lãnh đạo, Tỉnh uỷ đã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc các nhiệm kỳ; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành để cụ thể hoá trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ của tỉnh, từ đó ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động, đồng thời tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện cụ thể trong hệ thống chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị.
Thành quả lớn nhất của Tỉnh ủy là đánh giá được tiềm năng du lịch của Tỉnh, từ đó được xác định được mục tiêu, định hướng trong Nghị quyết các kỳ Đại hội của Tỉnh và được cụ thể hóa bằng Chỉ thị, Chương trình hành động để triển khai thực hiện.
Với việc đề ra chủ trương đúng đắn, xác định các nội dung lãnh đạo phát triển du lịch phù hợp và sự quan tâm thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo đối với du lịch như đã nêu trên, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình ngày càng khởi sắc, phát triển tương đối nhanh, đạt được kết quả quan trọng về nhiều mặt từ cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý đến nguồn nhân lực lao động; phát triển cơ sở hạ tầng, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động du lịch và đã có đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các quan hệ hợp tác, làm thay đổi nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế về hình ảnh Quảng Bình.
Thành tựu chung nói trên được thể hiện bằng các kết quả cụ thể sau: - Một là, Đường lối chủ trương của Tỉnh ủy đã làm chuyển đổi nhận thức
cán bộ, đảng viên, các tổ chức và người dân về phát triển du lịch, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, từ đó đưa ra các chủ trương, kế hoạch tổ chức thực hiện các chỉ tiêu do Tỉnh ủy đề ra một cách có hiệu quả.
Theo bảng thống kê 2.1, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng hằng năm, trung bình giai đoạn 2006 - 2009 đạt 581.652 lượt; giai đoạn 2010 - 2014 đạt 1.122.850; riêng năm 2015 tổng lượt khách đến Quảng Bình tăng đột biến đạt 3.000.000, tăng 8,9% so với năm 2014. Trong đó khách du lịch quốc tế trung bình giai đoạn 2006 - 2009 đạt 14.041 lượt; giai đoạn 2010 - 2014 đạt 31.630; năm 2015 đạt 65.000, tăng 29% so với năm 2014; khách nội địa trung bình giai đoạn 2006 - 2009 đạt 567.611 lượt; giai đoạn 2010 - 2014 đạt 1.091.220; năm 2015 đạt 2.935.000, tăng 19% so với năm 2014; Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đón trên 1.578 nghìn lượt khách, tăng 1,5 lần; trong đó có 55 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 4,9 lần.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2009; 2010 - 2014 và năm 2015 TT Các chỉ tiêu Trung bình 2006-2009 Trung bình 2010-2014 Năm 2015 Ghi chú 1 Tổng lượt khách đến Quảng Bình 581.652 1.122.850 3.000.000 Tăng 8% so với năm 2014 2 Khách quốc tế 14.041 31.630 65.000 Tăng 29% so với năm 2014 3 Khách nội địa 567.611 1.091.220 2.935.000 Tăng 10% so
với năm 2014 4 Doanh thu ngành du lịch (triệu đồng) 265.955 459.690 805.000 Tăng 19% so với năm 2014 5 Nộp ngân sách (triệu đồng) 18,95 71,509 160.000 Tăng 14% so với năm 2014 6 Hệ số lưu trú 1,20 1,23 1,29
Đến năm 2015, tổng ngày khách ước đạt 3.200.000 ngày, tăng 14 % so với cùng kỳ, trong đó ngày khách quốc tế là: 89.000 ngày, tăng 10% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt: 3.300 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 805 tỷ đồng, tăng
19% so với cùng kỳ. Nộp ngân sách ước đạt: 160 tỷ đồng, tăng 14 % so với cùng kỳ. Hệ số lưu trú ước đạt: 1,09 ngày/khách. Công suất sử dụng phòng ước đạt: 55%.
Toàn tỉnh hiện có 280 cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng trong đó có 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao, 25 khách sạn 2 sao, 31 khách sạn 1 sao với 4.377 buồng, 8.178 giường và nhiều công trình khách sạn đăng ký tiêu chuẩn hạng từ 3 sao trở lên đưa vào khai thác trong năm 2015 như Khách sạn Mường Thanh Luxury Nhật Lệ. Một số khách sạn đang trong quá trình hoàn thiện, xây dựng trong năm 2016 như: khách sạn Biển Vàng, khách sạn Riverside, Khách sạn Royal, Khách sạn Vĩnh Hoàng, khách sạn Đá Nhảy, khách sạn Cao Minh…Đặc biệt, nhiều tập đoàn lớn đang triển khai đầu tư nhiều dự án khách sạn, trung tâm thương mại, tổ hợp nghỉ dưỡng sân golf cao cấp tại Quảng Bình như: Vingroup, FLC, Sungroup…
Trên địa bàn, hiện có 28 đơn vị lữ hành đăng ký hoạt động, trong đó có 4 đơn vị lữ hành quốc tế và 24 đơn vị lữ hành nội địa, ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách du lịch, thương mại, dịch vụ cũng tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành với hình thức đại lý hoặc văn phòng đại diện.
Về cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, hiện có 14 nhà hàng đạt chuẩn và được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên tổng số hơn 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành cấp mới và cấp đổi 31 thẻ hướng dẫn viên, trong đó có 10 thẻ hướng dẫn viên quốc tế.
- Hai là, từ chủ trương của Nghị quyết và Chỉ thị, Chương trình hành
động của tỉnh ủy, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú chuyên biệt hóa theo từng phân khúc thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế. Cụ thể, như:
+ Tổ chức Hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch Quảng Bình tại thành phố Hồ Chí Minh và tại thành phố Hà Nội nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình điểm đến an toàn, chất lượng, thân thiện đến với du khách và các nhà đầu tư. Đồng thời, là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch của Quảng Bình và các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội có dịp gặp gỡ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết phát triển du lịch trong thời gian tới. Tổ chức đoàn khảo sát các mô hình du lịch biển, đảo Phú Quốc và đoàn khảo sát các mô hình khai thác du lịch tại Quảng Ninh và Nghệ An để học tập các kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch. Đồng thời tạo cơ hội kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp Quảng Bình và các tỉnh bạn.
+ Tổ chức Hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch Quảng Bình và ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Lâm Đồng tại TP. Đà Lạt; Hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch Quảng Bình và ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Đắk Lắk tại TP. Buôn Ma Thuột nhằm tiếp cận và xâm nhập thị trường các tỉnh Tây Nguyên cũng như liên kết phát triển du lịch với một trong những khu vực trọng điểm du lịch của cả nước.
+ Tham gia “Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh”; “Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội”, “Năm du lịch quốc gia Thanh Hóa 2015” nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị nổi bật điểm đến du lịch Quảng Bình, các sản phẩm. Dịch vụ du lịch của tỉnh, cũng như kết nối các doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Quảng Bình. Tổ chức công bố biểu trưng (logo) du lịch Quảng Bình để
phục vụ các công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cũng như nhận diện thương hiệu điểm đến Quảng Bình đối với du khách trong nước và quốc tế. Biên tập và xuất bản DVD du lịch Quảng Bình có phụ đề tiếng Anh phục vụ cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; tái bản và chỉnh sửa các ấn phẩm du lịch để cung cấp cho các doanh nghiệp, khu, điểm du lịch phục vụ du khách.
Ngày 29/12/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2015, Quảng Bình có hai sự kiện được vinh danh là Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) lần thứ hai được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (đứng thứ 3/10) và kênh truyền hình Mỹ ABC News truyền hình trực tiếp “Good morning America” từ hang Sơn Đoòng và hang Én (đứng thứ 8/10).
+ Phối hợp với các hãng hàng không Jetstar Pacific và Vietjet Air tổ chức khai trương đường bay Đồng Hới - TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, tạo điều kiện thu hút lượng khách du lịch đến từ các tỉnh phía Nam; phối hợp với Vietjet Air tổ chức Chương trình phát động điểm đến du lịch Quảng Bình, Hội nghị kết nối du lịch Quảng Bình với sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Đoàn khảo sát và tọa đàm kết nối các Di sản thế giới tại Việt Nam; đoàn presstrip của Vương quốc Anh; đoàn presstrip khảo sát các khu, tuyến điểm du lịch khu vực Bắc Trung Bộ. Tổ chức Chương trình khảo sát điểm đến du lịch Quảng Bình và Hội nghị Kết nối hoạt động du lịch với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp lữ hành lớn trên toàn quốc và các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch tại Quảng Bình nhằm giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh và tạo ra diễn đàn để trao đổi, kết nối giữa các doanh nghiệp, hoàn thiện các sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh [36, tr 2;3].
Từ những hoạt động cụ thể, thiết thực trên, đã mang lại hiệu ứng tích cực và định vị được thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Bình trên bản đồ thế giới.
- Ba là, chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch do Tỉnh
ủy đề ra được hiện thức hóa.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, với những chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực được đề ra kịp thời và phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng thời điểm như đã nêu trên, trong nhiều năm qua nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch của tỉnh từng bước đã được cải thiện đáng kể về cả số lượng và chất lượng.
Quan sát tại bảng 2.2 chúng ta thấy rằng lực lượng lao động trực tiếp tại thời điểm 1/7 hàng năm và trong ngành du lịch tăng lên, so với năm 2010 thì số lượng đã tăng lên gấp hơn hai lần.
Bảng 2.2. Lao động trực tiếp trong ngành Du lịch tỉnh Quảng Bình Giai đoạn 2010 - 2015 Năm Tổng số LĐ (nghìn ngƣời) Lao động trực tiếp trong ngành DL (nghìn ngƣời) Tốc độ phát triển (%) 2010 454.536 1.892 100 2011 475.676 2.179 115,12 2012 503.233 2.473 113,49 2013 518.191 2.740 110,80 2014 520.8710 2.913 106,32 2015 521.208 4.000 137,31
(Nguồn: - Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình và Sở VHTTDL Quảng Bình)
Tính đến tháng 12 năm 2015, toàn ngành du lịch tỉnh có khoảng 4.000 lao động trực tiếp và 8.300 lao động gián tiếp, tổng số lao động trong các cơ sở lưu trú là 3.426 người.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã tăng cường công tác tập huấn cho đội ngũ làm công tác du lịch và quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề. Năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị liên
quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho nhân viên khuân vác tuyến du lịch Sơn Đoòng và hang Én; tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái thuyền và nhân viên phục vụ trên thuyền tại Trung tâm du lịch Phong Nha; tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch; tập huấn nghiệp vụ bàn, lễ tân cho các nhà hàng khách sạn; tập huấn nghiệp vụ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe du lịch theo Thông tư liên tịch số 19/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015; tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà hàng.
Phối hợp với dự án EU tổ chức các khóa tập huấn về du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho cộng đồng dân cư khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng; khóa tập huấn về kỹ năng bảo tồn thiên nhiên cho các cán bộ quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; khóa tập huấn về quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS và khóa tập huấn vận hành trung tâm thông tin du lịch cho cán bộ nhân viên Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, các điểm du lịch; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch; tập huấn kinh doanh lưu trú tại nhà dân cho các đơn vị được giao khai thác các tuyến du lịch, các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú tại khu vực huyện Bố Trạch, Minh Hóa. Chỉ đạo Hiệp hội Du lịch tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng của Hướng dẫn viên, thuyết minh viên và lớp tập huấn về marketing online cho các hội viên. Phối hợp với Trường trung cấp kinh tế Quảng Bình tổ chức Hội nghị xúc tiến đào tạo nhân lực du lịch Quảng Bình. Đối với công tác đào tạo nghề, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động với mức tối đa 1 triệu đồng/lao động [71, tr 2 - 3].
Nếu như từ giai đoạn trước năm 2010 nguồn nhân lực du lịch còn mang tính chắp vá, tự phát thì đến nay đội ngũ nguồn nhân lực bước đầu chuyên nghiệp hóa lao động trong ngành du lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh điểm đến Quảng Bình an toàn, thân thiện, mến khách, phát triển theo hướng bền vững.
- Bốn là, Tỉnh ủy đã chỉ đạo, thực hiện thành công công tác quy hoạch,
kế hoạch và đầu tư phát triển du lịch được tăng cường và bước đầu có hiệu quả đáng kể.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các Sở, ban, ngành và chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm, thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch theo hướng tiếp tục triển khai có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/8/2011. Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững Khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 01/11/2010 và nhiều quy hoạch phát triển du lịch quan trọng khác đã và đang được UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở cho triển khai các dự án phát triển du lịch.
Tỉnh uỷ tập trung quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-CP của Chính phủ ngày 04/09/2013 về việc tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh an toàn cho du khách, Nghị quyết 92/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh và phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới, Chỉ thị số 14/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/07/2015 về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch, từ đó xây dựng môi trường phát triển du lịch bình đẳng cho các doanh nghiệp, Quảng Bình trở thành điểm đến