giai đoa ̣n 2005 - 2010
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Phát huy lợi thế tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất trong điều kiện mới, Hà Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo động lực tăng trưởng kinh tế nông thôn cũng như nâng cao đời sống của người nông dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII nhiệm kì 2005 - 2010 xác định: Tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, nâng cao chất lượng nông sản, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và xuất khẩu sản phẩm. Xây dựng và ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với 4 đề án: phát triển cây trồng hàng hóa; chăn nuôi thủy sản tập trung; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; xây dựng và quản lý quy hoạch các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Ngay trong năm 2005 - 2010, tích cực đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đạt năng suất, sản lượng, giá trị cao nhất, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Do đó phải: Sử dụng hợp lý đất nông nghiệp, làm tốt công tác thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu theo yêu cầu thâm canh tăng vụ, đổi mới cơ cấu cây trồng; mở rộng khuyến nông, khuyến lâm; chủ động tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ mới vào sản xuất. Tăng cường quản lý hệ thống dịch vụ nông nghiệp, trại giống cây
trồng vật nuôi phục vụ tốt yêu cầu sản xuất... phấn đấu cơ giới hoá nông nghiệp ở các khâu trước, trong và sau thu hoạch. Gắn sản xuất với chế biến, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp [51, tr.58].
Quan điểm nhất quán của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII:
Phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, nâng cao chất lượng nông sản, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm”. Đồng thời chỉ rõ: “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi, đạt 32-35% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010; tăng nhanh giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, đưa vụ đông thành vụ sản xuất hàng hóa, xuất khẩu. Đến năm 2005 đạt giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác 27-30 triệu đồng/năm [52, tr.55].
+ Trong trồng trọt: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thực
hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất; hiện đại hóa công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản hàng hóa. Tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Riêng diện tích cây lương thực phải ổn định ở khoảng 3.000 ha thâm canh, đảm bảo an ninh lương thực, hình thành vùng lúa chất lượng cao với quy mô 15.000ha/ năm, sản lượng đạt 75-80 ngàn tấn. Mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, tập trung vào sản xuất rau quả hàng hóa, dưa chuột xuất khẩu, cây đậu tương, phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng kết hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp với trồng rừng phòng hộ. Tăng cường đầu tư cho chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên đầu tư ứng dụng công
nghệ sinh học để chọn, tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Tạo điều kiện cho nông dân tích tụ ruộng đất.
Đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp. Chú trọng phát triển toàn diện quy trình từ bảo quản, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản. Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ.
+ Trong chăn nuôi: Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, sử dụng phổ biến
phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, xây dựng các khu chăn nuôi thủy sản tập trung theo quy hoạch, không ngừng tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh, tổ chức, xây dựng từng bước hiện đại hóa các cơ sở, chế biến gia súc gia cầm; phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Đảng bộ tỉnh còn quan tâm chỉ đạo quy hoạch và tổ chức sản xuất, kiểm tra lại hiện trạng quỹ đất, cơ sở hạ tầng chất lượng lao động. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU ngày 4 - 5 - 2000 về “Chuyển đổi ruộng đất nông
nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất” [56, tr.5].
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa quy mô lớn, sử dụng lao động nông nhàn; đối phó với diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, dịch bệnh trên gia súc gia cầm. Ngày 26/10/2008, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thảo luận và ra Nghị quyết 13-NQ/TU về Chương
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh giai đoạn 2006-2010 với 4
mục tiêu quan trọng.
1. Phát triển cây trồng hàng hóa với quy mô tập trung và tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có chất lượng gắn với thị trường tiêu thụ bền vững trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất cây trồng hàng hóa đạt 40% tổng giá trị ngành trồng trọt; tập trung chủ yếu vào các loại cây như lúa chất lượng cao, dưa chuột, đậu tương.
Tăng giá trị sản xuất trên 1ha canh tác nông nghiệp đạt 48,2 triệu đồng vào năm 2010. Ổn định lương thực có hạt 410 nghìn tấn/năm. Phát triển cây trồng hàng hóa với diện tích lúa chất lượng cao từ 13-15 nghìn ha, sản lượng 82.500 tấn; đậu tương từ 11 nghìn đến 13 nghìn ha, sản lượng 29.400 tấn; dưa chuột lai từ 900- 1200ha, sản lượng 28.750 tấn.
2. Phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản hàng hóa theo hướng hình thành các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, theo mô hình trang trại, hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp gắn với chế biến, giết mổ tập trung và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 38,4 % vào năm 2010. Xây dựng 10- 15 khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung kiểu mẫu, xa khu dân cư; xây dựng các vùng chăn nuôi thủy sản tập trung có quy mô 100 ha trở lên. Phát triển chăn nuôi lợn thịt chất lượng cao và sinh hóa 50% tổng đàn bò.
3. Ổn định quy mô các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã được chuyển đổi, đi đôi với phát triển các hợp tác xã chuyên ngành theo mô hình ít xã viên, đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp. Phấn đấu 100% hợp tác xã hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh bình toán, bước đầu có lãi. Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã đã chuyển đổi, tiến hành làm điểm giải thể hợp tác xã yếu kém; khuyến khích các cá nhân, các sáng lập viên có điều kiện về vốn, cơ sở vật chất đứng ra thành lập các hợp tác xã mới, nhất là hợp tác xã chuyên ngành sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản gắn với tiêu thụ sản phẩm.
4. Hoàn thành quy hoạch mạng lưới thị trấn, điểm dân cư nông thôn có hạ tầng kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Mở rộng phát triển ngành nghề, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
trong nông thôn, giảm tỉ lệ lao động thuần nông còn 50%. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao tay nghề, đào tạo nghề, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Hoàn thành quy hoạch mạng lưới các điểm dân cư nông thôn.
Đảng bộ tỉnh còn chú trọng:
Nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phục vụ kinh tế hộ gia đình phát triển; tham gia tiêu thụ hàng hoá của nông dân. Phát triển mô hình kinh tế trang trại VAC; sản xuất nông, lâm, thủy sản kết hợp đa canh trên đất nông nghiệp, phù hợp với ưu thế tiểu vùng khí hậu. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng các hình thức liên kết, liên doanh, kinh tế hợp tác, khuyến khích các thành phần kinh tế làm dịch vụ cung ứng vật tư, bảo quản, chế biến nông sản, tiêu thụ sảm phẩm và xuất khẩu [52, tr.59].
Đảng bộ tỉnh còn đặc biệt nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, nhiệm vụ trung tâm là cơ giới hóa, điện khí hóa các khâu trong sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản; tiếp tục nâng cao hiệu quả đổi mới cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh nuôi lợn hướng nạc, sind hóa đàn bò; quản lý đất đai hiệu quả hơn; tăng cường nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, ưu tiên hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện nước; ưu tiên vốn thuộc chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đầu tư phát triển nghề mới, phát triển trang trại sử dụng nhiều lao động. Hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách xây dựng quỹ khuyến nông.
Coi trọng công tác phòng chống úng, lụt, bão. Quan tâm thích đáng với công tác đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề cho nông dân, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động. Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tự đào tạo nghề cho người lao động. Các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với các trường, trung tâm dạy nghề có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, thường xuyên cung cấp thông tin kinh tế cho người sản xuất. Mở rộng các hình thức dạy
nghề tại cộng đồng để tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
Các chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam dần đi vào thực hiện trong thực tiễn và đạt được những kết quả to lớn, cải thiện đời sống nhân dân.
2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phối hợp với các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp với nhiều đề án trọng tâm. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện tốt các chương trình tại địa phương mình.
Sở kế hoạch và đầu tư cùng Sở tài chính đã căn cứ các nguồn vốn để bố trí kế hoạch đầu tư, hỗ trợ tài chính hàng năm, phục vụ thực hiện các Đề án trọng tâm.
Sở thương mại và du lịch phối hợp chặt chẽ với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xúc tiến xây dựng được một số chợ đầu mối, xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Sở khoa học và công nghệ phối hợp tốt với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định cụ thể nhiều đề tài khoa học công nghệ trọng tâm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mở rộng diện tích cây trồng hàng hóa, chăn nuôi thủy sản, xây dựng nông thôn mới. Liên minh hợp tác xã tỉnh tích cực chủ trì phối hợp tổ chức mở nhiều lớp dạy nghề cho nông dân, nhất là vùng thu hồi đất nông nghiệp.
Các cơ quan thông tin tuyên truyền làm tốt công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng, kịp thời phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh. Kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến trong thời gian thực hiện chương trình, đề án trọng tâm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam.
Các cấp ngành đã phối hợp lồng ghép nhiều phong trào như phong trào thi đua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phong trào làm thủy lợi kiên cố hóa kênh mương, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm; phát triển nghề trong nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cụ thể:
- Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trước nhất là đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lương thực. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường. Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế, nông sản thay thế nhập khẩu. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, thông tin hóa, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu.
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp:
Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, nâng
cao chất lượng nông sản, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm.
Trong trồng trọt, chuyển mạnh sang sản xuất cây trồng hàng hoá. Vụ
đông trồng cây hàng hóa trở thành vụ sản xuất chính trong năm. Thực hiện Đề án phát triển cây trồng hàng hoá, các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ và nông dân thụ hưởng dự án, cử cán bộ thường xuyên bám sát địa bàn; làm tốt công tác tuyên truyền thông qua các buổi
hội nghị, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất như nước, giống, vật tư, chủ động tìm kiếm đối tác ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Từng bước khắc phục khó khăn như: chính quyền một số địa phương trong tỉnh chưa quan tâm xây dựng kế hoạch cụ thể; nông dân vẫn quen tập quán sản xuất tự cấp, tự túc nên không tránh khỏi giao động khi gieo trồng diện tích lớn của cùng một giống; giá nông sản hàng hóa, vật tư, công lao động thay đổi thất thường; diễn biến thời tiết phức tạp.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với các ngành, huyện, thành phố tổ chức thực hiện xây dựng được 97 quy mô làm mẫu sản xuất cây trồng hàng hóa tập trung tại các xã trên địa bàn tỉnh, trong đó có 54 quy mô cấy lúa chất lượng hàng hóa, 27 quy mô cây đậu tương, 16 quy mô cây dưa chuột. Xã Nguyễn Úy (Kim Bảng); Nhân Bình, Bắc Lý (Lý Nhân) được thực hiện xây dựng thành công cả 3 quy mô điểm sản xuất 3 loại cây trồng hàng hóa là lúa, đậu tương, dưa chuột [45, tr.5]. Việc xây dựng các quy mô lớn sản xuất cây trồng hàng hóa tập trung đã tạo điều kiện cho cán bộ, nhân dân các địa phương tham quan học tập kinh nghiệm và dần thay đổi nhận thức về tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trên cơ sở quy hoạch vùng cụ thể từng bước gắn với hợp đồng tiêu thụ nông sản cho