Nhóm giải pháp chính về hoàn thiện Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 29)

3.2.1. Nhóm giải pháp chính về hoàn thiện Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC và vừa tại CIC

3.2.1.1. Hoàn thiện thu thập và xử lý nguồn thông tin đầu vào

- Phương pháp thu thập thông tin qua mạng máy tính nối với các TCTD: hiện nay,

đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu nhất của CIC.

- Phương pháp thu tin qua đường công văn từ các cơ quan Nhà nước quản lý DN. Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ DN: Đây là phương pháp bổ sung

cho các phương pháp trên, áp dụng đối với các DN chưa có quan hệ tín dụng với các TCTD hoặc có nhưng đăng ký hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ hoặc hồ sơ cũ khi thành lập lại chưa báo cáo bổ sung.

- Phương pháp thu thập thông tin từ các cơ quan thông tin báo chí: Cần nhặt tin theo 2 loại: thông tin kinh tế thương mại và thông tin DN. Khi có thông tin liên quan đến một DN nào đó sẽ được CIC phân loại tập hợp theo mã số và lưu trữ vào máy tính.

- Phương pháp thu thập thông tin qua các mạng thông tin điện tử

- Các phương pháp thu thập báo cáo tài chính phục vụ việc nghiên cứu tính toán

các chỉ số trung bình ngành.

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cần đào tạo một đội ngũ chuyên gia có nghiệp vụ XHTD DN một cách đầy đủ, vững chắc.

Cần tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ XHTD do các chuyên gia xếp hạng của các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm hàng đầu trên thế giới đào tạo như : Moody's và Standar &Poor giảng dạy.

3.2.1.3 Nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thứ nhất, về phân loại ngành kinh tế:

Với 20 nhóm ngành kinh tế như hiện nay, CIC phải xây dựng lại bảng các chỉ số tài chính cho từng ngành kinh tế và quy mô (quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ), trên cơ sở đã thực hiện giải pháp về thu thập thông tin như đã đưa ra ở phần trên.

Thứ hai, về phương pháp phân tích:

CIC nên sử dụng hai phương pháp chủ yếu trong lĩnh vực này đó là phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Bảng điểm chuẩn cho các ngành cần phải được thay đổi định kỳ hàng năm.

Thứ ba, về hệ thống chỉ tiêu phân tích: Các chỉ tiêu tài chính

Luận văn đưa ra giải pháp bổ sung cho các chỉ số tài chính để tăng thêm độ tin cậy và đánh giá chính xác hơn về khả năng tài chính của DN như sau:

Có thể chia các chỉ số phân tích thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1: Các chỉ số tài chính phân tích tính ổn định của DN Nhóm 2: Các chỉ số phân tích tính hiệu quả hoạt động của DN

Nhóm 3: Các chỉ số tài chính phân tích khả năng sinh lời của DN Nhóm 4: Các chỉ số tài chính phân tích sức tăng trưởng của DN

Nhóm 5: Các chỉ số phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với các DN phát hành cổ phiếu).

1) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 1

Bằng cách kiểm tra việc tăng vốn và khả năng quản lí từ nhiều góc độ khác nhau, sự ổn định và vững vàng của DN được đánh giá qua việc kiểm tra khả năng của DN đó có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không. Do những tỉ số này được tính toán trên tài sản có tại một thời điểm nhất định (lấy từ số liệu của bảng tổng kết tài sản), nên chúng cũng được gọi là những tỉ số tĩnh.

Tính ổn định và khả năng tự tài trợ * Hệ số tài sản cố định

* Khả năng thích ứng dài hạn * Hệ số tự tài trợ

* Khả năng hoàn trả nợ vay

(2) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 2

Những tỉ số ở phần này cho biết tài sản của DN đã được sử dụng nhanh và hiệu quả đến mức nào để tạo ra lợi nhuận. Vì những tỉ số này được dùng để xem xét hiệu quả hoạt động của tài sản DN trong một thời kì (từ những số liệu trong bảng tổng kết tài sản và báo cáo thu nhập chi phí), chúng được gọi là những tỉ số năng động.

* Thời gian thanh toán công nợ phải trả (3) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 3

DN hoạt động không chỉ dựa trên tài sản hoạt động mà còn dựa trên tài sản tài chính. Nếu tỉ lệ của loại tài sản này lớn trong tổng giá trị tài sản có thì việc phân tích tỉ số này càng quan trọng hơn.

(4) Các chỉ số được bổ sung ở nhóm 4

Những chỉ số thuộc phần này giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về qui mô của DN. Chúng cho biết mức độ tăng trưởng hàng năm của doanh thu và lợi nhuận. Trường hợp lí tưởng nhất là khi tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận.

* Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

Đây là chỉ số quan trọng nhất để xem xét mức độ tăng trưởng của lợi nhuận DN trong khi tỉ lệ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ mở rộng về số lượng thì tỉ lệ này đánh giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.

(5) Các chỉ số bổ sung ở Nhóm 5

Tỉ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (PER) (hay còn gọi là P/E).

phÇn mét cña nhËp Thu phiÕu Gi¸ PER (lần)

phÇn mét cña rßng ghi trÞ Gi¸ phiÕu Gi¸ PBR (lần)

Chỉ số PBR càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ công ty làm ăn đang có lãi, tạo được uy tín trong thương trường. Nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 1 thì có khả năng DN hoạt động kém.

* Các chỉ tiêu phi tài chính, tài chính

(1) Nhóm 1: uy tín của DN trong quan hệ tín dụng * Nợ không đủ tiêu chuẩn:

Nợ không đủ tiêu chuẩn tính theo tiêu thức có hay không có phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn trong kỳ xếp hạng.

Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn so với tổng dư nợ ngân hàng

* Mức độ đảm bảo vay vốn bằng tài sản đảm bảo

Dư nợ có tài sản đảm bảo tại phần này được tính tại thời điểm xếp hạng.

Giá trị tài sản đảm bảo lấy theo giá trị hạch toán ngoại bảng. * Mức độ quan hệ tín dụng với TCTD

Dư nợ vay tại ngân hàng A, dư nợ vay tại các TCTD được tính bình quân theo tháng.

(2) Nhóm 2 : Các chỉ tiêu theo tiêu chí môi trường kinh doanh

Người điều hành DN:

Vị thế của DN trên thị trường:

Triển vọng của ngành hoạt động của DN

Sản phẩm, thương hiệu của DN bao gồm các đánh giá như Số lượng đối thủ cạnh tranh:

Số năm hoạt động:

Thứ tư, về bước tính điểm

Bảng 3.1: Bảng tính điểm các chỉ số tài chính ST T Chỉ số Trọng số Thang điểm xếp hạng A B C D Sau D Nhóm1: Chỉ số tài chính phân tích tính ổn định DN Tính lỏng 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 2 5 4 3 2 1

2 Hệ số thanh toán nhanh 1 5 4 3 2 1 Tính ổn định và khả năng tự tài trợ 3 Hệ số tài sản cố định 3 5 4 3 2 1 4 Hệ số thích ứng dài hạn 3 5 4 3 2 1 5 Hệ số nợ so với NVCSH 3 5 4 3 2 1 6 Hệ số nợ so với tổng tài sản 3 5 4 3 2 1

7 Dư nợ ngân hàng so với Vốn CSH 3 5 4 3 2 1

8 Hệ số tự tài trợ 3 5 4 3 2 1

9 Khả năng trang trải lãi vay 3 5 4 3 2 1

10 Khả năng hoàn trả nợ vay 3 5 4 3 2 1

Nhóm 2: Các chỉ số tài chính phân tích tính hiệu quả hoạt động của DN

11 Hệ số vòng quay tổng tài sản 2 5 4 3 2 1

12 Vòng quay hàng tồn kho 2 5 4 3 2 1

13 Kỳ thu tiền bình quân 2 5 4 3 2 1

14 Thời gian thanh toán công nợ phải trả 2 5 4 3 2 1

15 Tỷ suất sinh lời của doanh thu 3 5 4 3 2 1

16 Tỷ suất sinh lời của tài sản(ROA) 2 5 4 3 2 1

17 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 2 5 4 3 2 1

18 Mức sinh lời của TSTC 2 5 4 3 2 1

Nhóm 4: Phân tích sức tăng trưởng của DN

19 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 1 5 4 3 2 1

20 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh 1 5 4 3 2 1

Tổng điểm 225 46

Nhóm 5: Phân tích khả năng định giá trên thị trường (đối với DNP/hành cổ phiếu)

21 Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần

(PER) 3 5 4 3 2 1

22 Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (PBR) 3 5 4 3 2 1

Tổng điểm

(Nguồn: Phòng Xếp hạng tín dụng CIC)

Hiện nay, CIC đang áp dụng thang điểm với tổng số điểm tối đa là 153, tổng số điểm tối thiểu là 31 phân cho 2 nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo tỷ lệ 70/30.

Bảng tính điểm các chỉ tiêu phân tích đã xây dựng kết hợp với phương pháp trọng số nâng tỷ trọng đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính lên cao hơn so với nhóm chỉ tiêu phi tài chính với tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là 40/60, các chữ cái A, B, C, D trong bảng là các khoảng cách kết quả các mức độ chỉ số được thể hiện ở trong các bảng tiêu chuẩn chung theo từng ngành và quy mô hoạt động của DN. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng bất hợp lý như đã nêu ở phần tồn tại.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)