Độ cứng mẫu bimetal Al/Cu, dùng máy đo của hãng Wilson hình 3.11. Để đo độ cứng Hv, Sau khi quan sát cấu trúc tế vi của mối hàn thì dựa vào cấu trúc tế vi có thể xác định được ranh giới giữa các vùng khác nhau trong mối hàn từ đó là cơ sở để kiểm tra độ cứng từng vùng khác nhau. Vị trí đo độ cứng của mối hàn được thể
hiện trong hình 3.12 tập trung chủ yếu tại vùng mặt cắt ngang của mối liên kết. Các thông số kỹ thuật của máy được miêu tả tại bảng 3.4.
Hình 3.15: Máy đo độ cứng Wilson hardness
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật máy đo độ cứng Wilson hardness
Wilson hardness Thông số kỹ thuật
Thang đo độ cứng Hv Tải trọng đo 10 Tải trọng đo 25 Quy trình đo 100 Độ phóng thị kính 1000 Độ phân giải (2000)gF Vật kính tiêu chuẩn EN-ISO 6507
Hình 3.16: Thí nghiệm đo độ cứng Hv
Kết quá độ cứng Hv của mẫu bimetal sẽ được so sánh với độ cứng vật liệu nền và mẫu của nước ngoài, cụ thể kết quả so sánh sẽ được làm rõ trong phần kết qủa tại chương tiếp theo. (chương 4).
3.2.3. Khảo sát độ bền kéo mối liên kết
Độ bền kéo sẽ được khảo sát trên 2 loại mẫu:
3.2.3.1. Mẫu tiêu chuẩn ASTM E8[21]
Hình 3.17: Mẫu đo độ bền kéo
Để kiểm tra độ bền kéo, uốn của mối hàn, thiết bị được sử dụng là máy kéo, nén Instron-3366, thiết bị cho phép xuất kết quả thông qua việc kết nối với máy tính. Hình ảnh máy kéo, nén Instron-3366 (Hình 3.12) và các thông số kỹ thuật được thể hiện trong bảng 3.5
Hình 3.18: Máy kéo, nén INSTRON-3366
Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật máy kéo nén INSTRON - 3366
Hãng sản suất Instron – Mỹ
Thang đo lực 100:1
Độ chính xác 0,5%
Lực kéo tối đa 10 kN
Tốc độ kéo tối đa 500 mm/phút
Phần mềm điều khiển Bluehill Lite (version 2.22)
3.2.3.2. Mẫu thử độ bền kéo thứ 2.
Mẫu được cắt theo biên dạng hình chữ nhật dọc theo chiều dài mối hàn, lấy từ tâm mối hàn dịch theo hướng ngang dần đều ra vùng vật liệu nền, số lượng 56 mẫu, kích thước mẫu như hình 3.12.
Hình 3.19: Mẫu kéo cơ tính cục bộ
Mẫu kéo cơ tính cục bộ được cắt tiết diện ngang 1mm, nhằm mục đích khảo sát chi tiết về độ bền kéo của các vùng trong mối liên kết, qua đó có thể đánh giá chính xác về độ giãn dài tối đa của vật liệu nhôm, đồng sau khi hàn, và so sánh được độ bền kéo của từng vùng trong tấm bimetal Al/Cu.