Biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu

Một phần của tài liệu tiểu luận đồng euro và cuộc khủng hoảng nợ công châu âu (Trang 25 - 28)

3. CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU

3.5Biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu

Để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công, liên minh Châu Âu đã đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn như sau:

Ngắn hạn:

Quỹ Bình ổn tài chính Châu Âu (EFS F): Ngày 9/5/2010, 27 nước Châu Âu đã đồng ý

thành lập quỹ Bình ổn tài chính Châu Âu, một công cụ tài chính hợp pháp được tài trợ tài chính bởi các thành viên liên minh Châu Âu nhằm giúp đảm bảo ổn định tài chính tại Châu Âu.

Cơ chế Bình ổn tài chính Châu Âu (EFS M): Ngày 5/1/2011, Liên minh Châu Âu

thành lập Cơ chế Bình ổn tài chính Châu Âu, đây là một quỹ khẩn cấp lấy vốn từ các thị trường tài chính và ngân sách của Liên minh Châu Âu dưới sự đảm bảo bởi Ủy ban Châu Âu.

Hiệ p ước Brussels: Ngày 26/10/2011, lãnh đạo 17 nước đã họp tại Brussels và đồng ý

xóa 50% nợ cho Hy Lạp bằng quỹ cứu trợ do Quỹ Bình ổn tài chính Châu Âu thực hiện.

Sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB): ECB đã thực hiện một số

những biện pháp nhằm hạn chế tính bất ổn và nâng cao tính thanh khoản của thị trường tài chính. ECB mua lại các khoản nợ của chính phủ và tư nhân, lên tới 200 tỷ EUR và công bố kế hoạch phân phối các hoạt động tái cấp vốn dài hạn.

Cải tổ và tái cơ cấu đối với hệ thống tài chính ngân hàng, quản lý nhà nước, tái cấu trúc

nền kinh tế, khu vực đầu tư công,…

Dài hạn:

Liên minh Tài khóa Châu Âu (Europe an Fis cal Union): Thiết lập một Liên minh Tài

khóa trong khu vực Eurozone, với những cơ chế kiểm soát tài khóa chặt chẽ và trừng phạt nghiêm các thành viên trong Hiệp ước của Liên minh Châu Âu.

Cơ chế Bình ổn Châu Âu (European Stablity Mech anism): Là một chương trình quỹ

cứu trợ dài hạn tiếp theo quỹ Bình ổn Tài chính Châu Âu và Cơ chế Bình ổn tài chính Châu Âu. ESM được triển khai vào tháng 7/2012, s ong hành với EFSF cho đến khi quỹ cứu trợ ngắn hạn này hết hiệu lực vào giữa năm 2013. Nhiệ m vụ của ESM là hỗ trợ tài chính cho các thành viên Eurozone vào thời điểm khó khăn nhằm duy trì sự ổn định tài chính trong khu vực. Các nước thành viên Eurozone đang gặp khó khăn về tài chính có thể vay tiền từ ESM để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công nhưng đổi lại các nước này phải tiến hành cải cách tài chính và tái cơ cấu nền kinh tế.

Nhóm 1 Trang 24

Quỹ tiền tệ Châu Âu (European Monetar y Fund): Thành lập ngày 20/10/2011, là

sáng kiến chuyển đổi từ Quỹ Bình ổn tài chính Châu Âu. Quỹ này có thể cung cấp cho các chính phủ Trái phiếu Châu Âu có lãi s uất cố định ớ mức thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng kinh tế trung hạn.

Đồng thời, ngày 10/5/2010, EU và IMF đã nhất trí thiết lập “Quỹ chống khủng hoảng” trị giá 750 tỷ EUR (1000 tỷ USD). Theo đó, các nước Châu Âu đưa ra 440 tỷ EUR khoản vay mới và bơm thêm 60 tỷ EUR cho chương trình vay đang thực hiện. IMF cũng đóng góp 250 tỷ EUR cho gói cứu trợ.

Bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp từ EU và IMF, các quốc gia châu Âu còn phải thực hiện hàng loạt những chính s ách thắt chặt ngân sách nhằm cố gắng giảm thâm hụt ngân sách xuống chỉ còn ở mức 3% GDP và tổng nợ công ở mức 60% GDP như giới hạn đã được Hiệp ước ổn định và phát triển đặt ra.

Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ai-len, I-ta-li-a, Hy Lạp và Tây Ban Nha). Hy Lạp là quốc gia đầu tiên bước vào cuộc khủng hoảng, với mức thâm hụt ngân sách đạt tới 13,6% GDP. Nợ công của Hy Lạp cũng lên tới 236 tỷ euro, bằng khoảng 115% GDP của Hy Lạp vào năm 2009. Mặc dù là một nước nhỏ, song với tư cách là thành viên của EU, nếu việc vỡ nợ ở Hy Lạp xảy ra sẽ gây ảnh hưởng không chỉ trong toàn khu vực EU mà thậm chí cả thế giới. Vì vậy, ngày 2/5/2010, các nước thành viên khu vực Eurozone và IMF đã thông qua khoản cứu trợ khẩn cấp 110 tỷ EUR, tương đương 136 tỷ USD trong vòng 3 năm cho Hy Lạp nhằm giúp nước này thoát khỏi bờ vực nợ công, với điều kiện bắt buộc nước này phải thực hiện các kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” ngân sách.

Cụ thể, tại Hy Lạp, vào tháng 2 năm 2010, chính phủ quyết định không tăng lương công chức, cắt giảm 10% phụ cấp, cắt lương làm thêm giờ,… Một tháng sau đó, tiền phụ cấp giảm tiếp 12%, lương công chức cũng giảm 7%, thuế giá trị gia tăng tăng từ 19% lên 21%, cùng hàng loạt các loại thuế mới được đặt thêm. Hai tháng sau đó, chính phủ lại đưa ra chính sách giảm lương hưu, tăng tuổi về hưu, thuế giá trị gia tăng tiếp tục tăng lên đến 23%. Giữa năm 2011, lương hưu lại tiếp tục bị cắt giảm, các đối tương có thu nhập cao bị đánh thuế mạnh hơn, gia tăng thuế bất động sản cùng các tài sản có giá trị khác. Sang đầu năm 2012, chính phủ lại tiếp tục cắt giảm tiền lương tối thiểu, s ửa đổi luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh

Nhóm 1 Trang 25 nhiều hơn và sa thải được nhiều công nhân hơn, các chi tiêu cơ bản cho y tế, quốc phòng bị cắt giảm.

Tháng 11/ 2010, Ireland chính thức trở thành nước thứ hai rơi vào khủng hoảng nợ công với mức thâm hụt ngân sách lúc này lên tới 32% GDP. Năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục là nước thứ ba rơi vào cuốc khủng hoảng khi mức thâm hụt ngân sách lên đến 8,5% GDP, nợ công vượt quá 90% GDP. Vì thế, tháng 11/ 2010, gói cứu trợ 85 tỷ EUR đã được thông qua cho Ireland và 78 tỷ EUR cũng được thông qua cho Bồ Đào Nha vào tháng 5/ 2011.

Tương tự như Hy Lạp, Ireland cũng phải tiến hành các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khá khắc nghiệt (cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và bán một số tài sản của nhà nước) để nhận được gói cứu trợ 85 tỷ EUR (117 tỷ USD). Bên cạnh đó, Ireland còn phải tái thiết lại hệ thống ngân hàng.

Để đổi lấy gói cứu trợ giá 78 tỷ euro (khoảng 101 tỷ USD), Bồ Đào Nha buộc phải thực

hiện các cuộc cải cách sâu rộng, trong đó có việc cắt giảm hàng nghìn việc làm trong ngành dịch vụ công, giảm 5% tiền lương của công chức và quan chức nhà nước, trong đó có cả các bộ trưởng, tăng thuế giá trị gia tăng lên 21%.

Các quốc gia khác như: Tây Ban Nha, Ý cũng đều phải thực hiện những chính sách tương tự nhằm cố gắng cắt giảm chi tiêu công và gia tăng nguồn thu ngân sách của mình.

Ngoài ra, tại hội nghị thượng đỉnh lần 19 của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong các ngày 28-29/6/ 2012, các lãnh đạo EU cũng đã đồng thuận cho phép sử dụng quỹ cứu trợ trực tiếp giải cứu các ngân hàng đang gặp khó khăn mà không làm tăng thêm gánh nợ cho các chính phủ. Các lãnh đạo EU cũng tán thành việc để quỹ cứu trợ khu vực mua lạ i nợ chính phủ trên thị trường nhằm tránh chi phí vay tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 1 Trang 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh, 2006, Quản trị tài chánh quốc tế trong thị trường toàn cầu, NXB Lao động Xã hội.

2. Võ Thanh Thu, 2008, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê.

3. Khủng hoảng nợ công Châu Âu – Bài giảng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 4. Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu và tác động kinh tế thế giới – http://doc.edu.vn 5. Toàn cảnh khủng hoảng nợ châu Âu: Nguyên nhân và giải pháp – CFOViet.com

6. Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu – Ths. Đinh Công Hoàng, trường Đại học Tổng hợp Coventry – Vương quốc Anh.

7. Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới – Vũ Minh Long, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR)

Một phần của tài liệu tiểu luận đồng euro và cuộc khủng hoảng nợ công châu âu (Trang 25 - 28)