CHƯƠNG 2:ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠ
2.2 Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty:
Khi đã dự báo được thị trường và tổ chức chặt chẽ vùng nguyên liệu và bảo quản khối chất lượng nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thì việc tổ chức sản xuất chế biến là khâu cuối cùng và quyết định đến chất lượng sản phẩm .Song nâng cao chất lượng sản phẩm không có nghĩa là hưởng mọi lỗ lực của công ty sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu ,sở thích của người tiêu dùng ,giá cả hợp lý muốn nâng chất lượng sản phẩm công ty cần giải quyết một số vấn đề sau :
1. Vốn công nghệ :
Trong những năm gần đây công ty đã tích cực quan tâm chú ý tới dây chuyền công nghệ chế biến nhưng thường là dầu tư chắp vá không đồng bộ do thiếu vốn,nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp vì vậy việc đổi mới công nghệ ,xây dựng nhà máy hiện đại với công suất cao là cần thiết nó cho phép công ty sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao ,phù hợp với khách hàng đáp ứng nhu cầu thị trường, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành sản xuất, hạ được giá bán góp phần tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do vậy Công ty cần xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm bằng cách vay vốn Ngân hàng để mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, đặc biệt tìm đối tác liên doanh liên kết với nước ngoài để họ đầu tư công nghệ thích hợp để tăng tính đầu tư của sản phẩm. Do đó phải tập trung đầu tư thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản hoặc Đài Loan để đem lại năng suất cao hơn.
2. Đào tạo lại lao động:
Nếu như giải pháp về cải tiến đổi mới công nghệ quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm thì công ty không thể thiếu chiến lược con người, bởi nếu như thiết bị sản xuất có hiện đại đến đâu nhưng trình độ công nhân, trình độ quản lý kém thì không vận hành được công nghệ hiện đại thì tất nhiên hiệu quả sản xuất sẽ kém.
Do vậy ngoài việc mở các lớp hướng dẫn quy trình công nghệ, thi thợ giỏi hàng năm, Công ty cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân cán bộ, kỹ sư để nâng cao tay nghề thích ứng với công nghệ hiện đại và có thể cử một số công nhân
lành nghề có tính sáng tạo trong công việc đi thăm quan, học hỏi những kinh nghiệm ở những đơn vị cùng ngành sản xuất gốm sứ.
3. Xây dựng quy chế xuất nhập vật tư, nguyên nhiên vật liệu chính xác.
4. Thực hiện chế độ thưởng phạt rõ ràng: yêu cầu xưởng chế biến hết mỗi ca sản xuất phải phân loại lao động. Có quy chế thưởng phạt nghiêm minh với chất lượng sản phẩm và gây lãng phí về vật tư,phụ tùng cho sản xuất.