trong danh mục thuốc hóa dược
4.2. PHÂN TÍCH DMT THEO PHƯƠNG PHÁP ABC VÀ VEN
4.2.1.Phân tích DMT theo phương pháp ABC
E 19 14,1 936,9 65,6 N 1 0,7 15,5 1,1 B V 8 5,9 68,4 4,8 E 16 11,9 137,8 9,7 N 2 1,5 16,4 1,2 C V 19 14,1 6,3 0,4 E 60 44,4 62,3 4,4 N 4 3,0 7,0 0,5 Tổng 135 100 1427,9 100
Nhận xét. Qua phân tích trên ta thấy:
Về giá trị sử dụng: Trong cả 3 hạng A,B,C thì nhóm AE chiếm nhiều nhất 65,6% tổng GTSD với 14,1% SKM . Đứng thứ hai là nhóm AV chiếm 12,4% tổng GTSD với 4,4% số khoản mục. Xếp thứ ba là nhóm BE chiếm 9,7% GTSD với 11,9% số khoản mục. Nhóm CV giá trị sử dụng ít nhất chỉ chiếm 0,4% nhưng số khoản mục đứng thứ hai chiếm 14,1% tổng SKM do những thuốc nhóm này chủ yếu dùng trong cấp cứu và sử dụng ít nên giá thành thấp.
Về số khoản mục: Ở cả 3 hạng A,B,C thuốc nhóm E chiếm số khoản mục thuốc nhiều nhất (19/26 khoản mục thuốc hạng A, 16/26 khoản mục thuốc hạng B, 60/83 khoản mục thuốc hạng C). Nhóm thuốc N có số lượng ít nhất (hạng A chiếm 0,7%, hạng B chiếm 1,5% và hạng C chiếm 3%).
có giá trị cao ở nhóm AE, đề tài phân tích thêm nhóm AN và AE theo nhóm tác dụng dược lý thu được kết quả sau:
Cơ cấu thuốc tiểu nhóm AE theo nhóm tác dụng dược lý của DMT hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng tại bệnh viện
Bảng 3.22: Cơ cấu thuốc tiểu nhóm AE theo nhóm tác dụng dược lý của DMT hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng tại bệnh viện năm 2019
Nhận xét:
Kết quả phân tích tiểu nhóm AE gồm 4 nhóm tác dụng dược lý trong đó nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có GTSD lớn nhất là 662,2 triệu đồng chiếm 70,7% tổng GTSD, với 11 SKM chiếm 57,9 % tổng SKM, đứng thứ hai là nhóm giảm đau hạ sốt không steroid chiếm 20,3% GTSD với 26,3% SKM. Do đặc thù là bệnh viện YHCT sử dụng thuốc có nguồn gốc dược liệu trên 90% tổng GTSD thuốc và bệnh nhân chủ yếu mắc các bệnh mãn tính như bệnh xương khớp, tim mạch, mất ngủ …, tuy nhiên cũng cần cân nhắc giảm bớt các thuốc ở nhóm này vì giá thành cao, hơn nữa bệnh viện cũng đã sử dụng chủ yếu là thuốc dưới dạng sắc (Vị thuốc YHCT)
TT Nhóm thuốc SKM Tỉ lệ % Giá trị (triệu đồng) Tỉ lệ %
1 Thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu 11 57,9 662,2 70,7
2 Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
5 26,3 189,8 20,3
3 Thuốc tim mạch 2 10,5 58,5 6,2 4 Thuốc điều trị ký sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn 1 5,3 26,5 2,8
Các thuốc cụ thể trong nhóm AN của DMT hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng tại bệnh viện.
Bảng 3.23: Các thuốc cụ thể trong nhóm AN của DMT hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
STT Tên hoạt chất Tên thuốc vị tính Đơn lượng Số (Triệu đồng) Giá trị
Nước sản xuất 1 Actiso, Cao mật lợn khô Tỏi,Than hoạt tính Chor- latcyn Viên uống 6195 15,5 Việt Nam Tổng cộng 15,5
Qua kết quả phân tích nhóm N trong hạng A chỉ có 01 thuốc có giá trị sử dụng là 15,5 triệu đồng. Tuy giá trị sử dụng không nhiều song cũng nên cân nhắc loại bỏ vì nhóm Thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy bệnh viện sử dụng năm 2019 nhiều nhất về SKM là 5 chế phẩm mà lượng bệnh nhân điều trị thuốc nhóm này không nhiều chủ yếu là bệnh về cơ xương khớp, tim mạch… để nhường kinh phí sử dụng thuốc cho các nhóm khác.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị của DMT sử dụng tại Bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang năm 2019
DMT sử dụng thực tế tại bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang năm 2019 có 289 thuốc. Trong đó toàn bộ DMT đều nằm trong Thông tư số 05/2015/TT- BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành DMT đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế và Thông tư 30/2018/TT-BYT, ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế [9][15] .
4.1.1.Tỷ lệ nhóm thuốc YHCT và hóa dược
DMT của bệnh viện gồm hai phần là thuốc YHCT và thuốc hóa dược, trong đó thuốc YHCT gồm vị thuốc YHCT chiếm 83% tổng GTSD với 53.3% SKM và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 8,4% tổng GTSD với 5.9% SKM . Như vậy tổng thuốc YHCT chiếm 91.4% về GTSD; thuốc hóa dược chiếm 40,8% SKM nhưng chỉ chiếm 8.6% tổng GTSD. So với một số bệnh viện YHCT khác thì tỷ lệ thuốc hóa dược/ thuốc YHCT là thấp hơn: Bệnh viện YHCT Tây Ninh năm 2017 [21] thuốc hóa dược chiếm 4.8% GTSD, thuốc YHCT chiếm 95.2% GTSD; Bệnh viện YHCT Bảo lộc tỉnh Lâm Đồng năm 2016 [24] thuốc hóa dược chiếm 3,9% GTSD, thuốc YHCT chiếm 96,1% GTSD. Bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 [23] thuốc hóa dược chiếm 36,1% GTSD, thuốc YHCT chiếm 63,9% GTSD.Theo quy định tỷ lệ thuốc hóa dược/YHCT được duy trì ở mức khoảng 30/70 trong đó bệnh viện YDCT Tuyên Quang xây dựng ở mức 10/90 tức là 10% thuốc hóa dược và 90% thuốc YHCT. Bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang là Bệnh viện chuyên khoa về YHCT có nhiệm vụ KCB bằng YHCT kết hợp YHHĐ. Nên việc sử dụng thuốc YHCT là chủ yếu, thuốc hóa dược chỉ dùng hỗ trợ thêm vì vậy tỷ lệ
SDT tại bệnh viện năm 2019 là phù hợp đáp ứng với nhu cầu điều trị của bệnh viện mà không bị lạm dụng thuốc hóa dược.
4.1.2. Tỷ lệ thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
Tổng tiền chi cho vị thuốc YHCT năm 2019 tại bệnh viện là 6.976,6 triệu đồng được chia thành 28 nhóm tác dụng dược lý [11]. Nhóm thuốc phát tán phong thấp chiếm tỉ lệ cao nhất là 15.9% tổng GTSD; nhóm thuốc bổ huyết đứng thứ hai chiếm tỉ lệ 14.5% tổng GTSD; tiếp đó là nhóm thuốc bổ khí chiếm tỉ lệ 12.8% tổng GTSD; nhóm thuốc hoạt huyết, khứ ứ chiếm tỉ lệ 12.0% tổng GTSD; nhóm thuốc bổ dương chiếm tỷ lệ 7.8% tổng GTSD vị thuốc YHCT … Đó cũng là những nhóm thuốc chính của YHCT vì đặc trưng bệnh nhân đến KCB theo YHCT thường là những người cao tuổi, có nhiều bệnh mãn tính như: các bệnh về cơ xương khớp, suy nhược cơ thể, bệnh mất ngủ kém ăn, thể trạng gầy yếu. Do đó tỷ lệ tiêu thụ các nhóm thuốc này cao hơn cũng là phù hợp.
Tổng tiền sử dụng thuốc đông y thuốc từ dược liệu tại bệnh viện năm 2019 là 706,6 triệu với 17 thuốc được chia thành 9 nhóm tác dụng dược lý [11]. Trong đó nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm chiếm nhiều nhất là 59,2% tổng GTSD, tương đương với 04 SKM; Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy đứng thứ hai chiếm 14% tổng GTSD với 05 SKM. Đứng thứ ba là nhóm thuốc dùng ngoài do bệnh viện tự pha chế với 2 SKM chiếm 12% tổng GTSD. Còn lại các nhóm thuốc chữa các bệnh về dương, khí, nhóm thuốc chữa các bệnh về phế … chỉ có 1 KM và chiếm tỷ lệ thấp. Đối với một bệnh viện YHCT việc sử dụng Chế phẩm YHCT với số lượng và tỷ lệ GTSD như trên là hợp lý, phù hợp với tỷ lệ xây dựng của bệnh viện là 10% tổng GTSD thuốc, do vậy có thể phong phú thêm các thuốc, các nhóm điều trị tạo thuận lợi trong lựa chọn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc kinh phí sao cho hợp lý, tránh lạm dụng dạng thuốc này.
Tổng tiền thuốc hóa dược sử dụng trong Bệnh viện năm 2019 là 721.3 triệu đồng với 10 nhóm tác dụng dược lý[16]: Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm không steroid; Thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp đứng thứ nhất chiếm 37,4% tổng GTSD tương ứng với 18,6% SKM, đứng thứ 2 là nhóm thuốc tim mạch chiếm 25,3% tổng GTSD tương ứng 11% SKM.Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đứng thứ ba chiếm 16% tổng GTSD thuốc hóa dược tương ứng với 20,3% SKM. Nhóm thuốc khác như: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp, thuốc chống dị ứng, thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng, thuốc tác dụng đối với máu, thuốc chống rối loại tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh, chiếm tỷ lệ thấp.
Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid; Thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp đứng thứ hai với 18,6% SKM nhưng GTSD cao nhất chiếm 37,4% tổng GTSD. Việc sử dụng thuốc nhóm này cao nhất cũng phản ánh đúng với mô hình bệnh tật tại bệnh viện năm 2019 với số lượng bệnh nhân mắc bệnh liên quan đếnxương khớp cao nhất chiếm 40.9% tổng số lượt khám và điều trị năm 2019. Nếu so với một số bệnh viện YHCT thì kết quả này có sự khác biệt đôi chút như bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc năm 2017 chiếm 11.1% SKM và 15.4% GTSD; bệnh viện YHCT Tây Ninh năm 2017 chiếm 10.7% SKM và 12.1% GTSD và nhóm thuốc này đều đứng ở vị trí thứ ba [23], [21].,
Nhóm thuốc tim mạch đứng thứ hai với 13,0% SKM và GTSD chiếm 25.2% tổng GTSD, tỉ lệ này thấp hơn so với bệnh viện YHCT Vĩnh phúc năm 2017 với 18% SKM chiếm 33.6% tổng GTSD[23] ; Tại bệnh viện YHCT Tây Ninh năm 2017 với 30.1% SKM chiếm 51.1% tổng GTSD[21]. Cả hai bệnh viện này nhóm tim mạch đều đứng thứ nhất. Tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông năm 2017 với 13% SKM chiếm 12,1% tổng GTSD[30] đứng ở vị trí thứ 3.
Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chỉ đứng thứ ba về GTSD và thứ nhất về SKM ( 16% và 20,3%). Điều này cũng cho thấy sự đa dạng các mặt hàng, tạo sự thuận lợi cho Bác sỹ trong việc lựa chọn thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn trong điều trị. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc thuộc nhóm này cũng cần phải được đánh giá xem đã hợp lý hay
chưa, có bị lạm dụng hay không.
Như vậy, về tổng thể thì cơ cấu sử dụng thuốc của bệnh viện phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện về số nhóm thuốc sử dụng nhiều tương ứng với số nhóm bệnh tật có tỷ lệ cao.
Qua phân tích các số liệu trên cũng cho thấy, số lượng thuốc sử dụng cho các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như: Bệnh về cơ xương khớp, Tim mạch, huyết áp, tuần hoàn não, tiểu đường, suy nhược cơ thế là rất lớn chiếm chủ yếu trong cơ cấu danh mục thuốc hóa dược tại bệnh viện năm 2019. Qua đây cũng cho thấy tại các bệnh viện YHCT nói chung và bệnh viện YDCT Tuyên Quang nói riêng mô hình bệnh tật trong giai đoạn hiện nay là mô hình bệnh tật kép, song song với các bệnh truyền nhiễm là các bệnh không truyền nhiễm như cơ xương khớp, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ...đang tăng rất nhanh.
4.1.3. Cơ cấu và giá tiền thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ
Vị thuốc YHCT nguồn gốc trong nước là 95 thuốc chiếm 61.7% SKM và 32% tổng GTSD, các thuốc nhập khẩu là 59 thuốc chiếm 31.3% SKM với 68% tổng GTSD. Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc năm 2017, thuốc YHCT nguồn gốc trong nước chiếm 53% SKM với 29.6% tổng GTSD, các thuốc nhập khẩu chiếm 47% SKM, với 70,4% tổng GTSD. Tại Bệnh viện YHCT Hà Đông năm 2017, thuốc YHCT nguồn gốc trong nước chiếm 57,3% SKM với 25,1% tổng GTSD, các thuốc nhập khẩu chiếm 42,7% SKM, với 74,9% tổng GTSD. Do tính đặc thù thuốc dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền về thổ nhưỡng, địa lý sinh thái nên chúng ta chưa chủ động được vùng dược liệu. Như vậy số lượng thuốc dược liệu phải nhập khẩu còn khá cao, chủ yếu là các vị thuốc bắc thường nhập từ Trung Quốc, một số ít là của trong nước khác như Hàn Quốc, Triều Tiên. Trước tình trạng dược liệu như hiện nay dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng, nhập từ Trung quốc vào Việt nam theo nhiều con
đường khác nhau, Hội đồng thuốc và điều trị cần phải luôn cố gắng cân nhắc, lựa chọn đảm bảo sao cho lượng thuốc nam sử dụng cao nhất, chỉ những vị thuốc nào ở Việt nam không có thì mới nhập thuốc bắc, qua đó nâng tỷ lệ sử dụng thuốc nam trong danh mục thuốc YHCT tại bệnh viện góp phần vào việc phát động “người Việt nam dùng hàng Việt nam”cũng như giảm được chi phí cho việc mua thuốc.
Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện hoàn toàn là thuốc do các công ty sản xuất trong nước và bệnh viện tự pha chế là 17 KM được chia thành 2 nhóm: Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu do bệnh viện pha chế là 2 KM chiếm tỉ lệ 11,8% SKM, chiếm 12% tổng GTSD, thuốc chế phẩm mua là 15 KM chiếm tỉ lệ 88,2% về SKM, chiếm tỉ lệ 88% tổng GTSD. Đã sử dụng 9/11 nhóm chế phẩm theo TT 05/2015/TT-BYT. Thuốc do bệnh viện tự pha chế là 2 thuốc dùng ngoài, bệnh viện chưa sản xuất được nhiều chủng loại thuốc vì sản xuất ít nên giá thành cao do đó khó khăn trong thanh toán bảo hiểm y tế. Như vậy việc không nhập thuốc nhóm này từ nước ngoài cũng sẽ giảm được chi phí.
Về thuốc hóa dược, tổng số là 118 thuốc, trong đó thuốc Việt Nam sản xuất là 92 thuốc, chiếm tỉ lệ 64.2 tổng GTSD, thuốc nhập khẩu là 26 thuốc chiếm tỷ lệ 35.8% tổng GTSD. Kết quả này có sự chênh lệch nhiều so với bệnh viện YHCT Hà Đông là thuốc sản xuất trong nước có tổng GTSD chiếm có 6,8% còn 93,2% là thuốc nhập khẩu, tại bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc thuốc nội chiếm 84,9% tổng GTSD thuốc hóa dược còn thuốc nhập khẩu chỉ chiếm 15,1% tổng GTSD. Tuy số lượng các khoản mục thuốc ngoại thấp hơn song giá trị tiền lại cao, điều này cho thấy sử dụng thuốc nhập gây tăng chi phí tiền thuốc lớn do giá thành cao. Các thuốc được nhập chủ yếu là từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ... Chủ yếu tập trung vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid; tim mạch, huyết áp. Chỉ có rất ít thuốc biệt dược gốc dùng trong cấp cứu như Seduxen 5mg, diaphyllin 5ml, Solu-Medrol 40mg… Điều này cho thấy Bệnh viện rất hạn chế sử dụng thuốc ngoại nhập
sẽ không làm gia tăng ngân sách mà vẫn đảm bảo đủ thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.
Theo đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế[5]: thì việc sử dụng thuốc nội đang được nhà nước ta khuyến khích. Vì vậy bệnh viện cũng đã chú ý giảm tối đa thuốc ngoại nhập, sử dụng thuốc nội thay thế, như vậy sẽ giảm chi phí, đỡ tốn kém cho bệnh nhân rất nhiều.
4.1.4. Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc hóa dược theo đường dùng
Trong DMT hóa dược sử dụng tại bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang trong đó nhóm thuốc đường uống chiếm tỷ lệ cao nhất cả về SKM và GTSD, với 56.8% SKM và 61.5% tổng GTSD. Đường tiêm truyền chiếm 36.4% SKM với 36.8% tổng GTSD, con số này cũng là khá cao, tuy nhiên tại tại bệnh viện YHCT có một tính chất đặc thù là chữa bệnh bằng phương pháp thủy châm, phương pháp này sử dụng lượng thuốc tiêm cũng khá nhiều, như dùng các thuốc viatmin B12 hoặc là các vitamin nhóm B hỗn hợp..v.v.. Các thuốc sử dụng theo đường khác như nhỏ mắt, bôi ngoài da chiếm tỉ lệ nhỏ. Theo thông tư 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có giường bệnh “Chỉ dùng thuốc tiêm khi người bệnh không uống được