Chính sách của nhà nước, của địa phương

Một phần của tài liệu TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI M’NÔNG TỈNH ĐĂK NÔNG. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC (Trang 27 - 29)

Ở Đăk Nông, các chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa (trong đó có tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông) được ban hành dựa trên những quyết định, đề án của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và được đặt trong bối cảnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 132, 134, 135, 168, 167 cũng như chính sách dân tộc trong cả nước.

Nhìn chung, chủ trương và chính sách là áp lực bên ngoài tác động và bước đầu tạo nên xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, một số chủ trương liên quan đến xây dựng phục hồi nghi lễ truyền thống nặng tính trình diễn và không có sự tham gia của nhiều người dân. Vì thế, hiệu quả vẫn còn hạn chế.

4.2.2. Kinh tế

Những năm vừa qua, kinh tế thị trường được xác lập dựa trên quản lý nhà nước tạo cơ chế thoáng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cùng đầu tư, làm ăn. Vì thế, thu hẹp dần ranh giới vùng miền, tộc người tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống người M’nông. Bên cạnh thuận lợi, những yếu tố trên cũng làmsự phân hóa giữa các khu vực kinh tế, các cộng đồng người càng trở nên rõ nét.Điều đó làm sa sút nếp sống, phong tục tập quán, khủng hoảng niềm tin,trong đó có niềm tin tín ngưỡng.

Đặc biệt,trong bối cảnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay, cây lúa không chiếm vai trò chủ đạo mà thay vào đó là cây công nghiệp như tiêu, cà phê, chè, cao su. Điều này khiến nghi lễ nông nghiệp gắn bó với tín ngưỡng hồn Lúa và chu kỳ canh tác lúa rẫy truyền thống của người M’nông mai một dần.

4.2.3. Xã hội

Hiện có hơn 40 dân tộc cùng sinh sống ở Đăk Nông. Việc cộng cư, xen cài trong môi trường đa văn hóatạo nhiều thuận lợi. Ngược lại, quá trình này phần nào phá vỡ quy hoạch, làm quá tải cơ sở hạ tầng ở địa phương và tình trạng thiếu đất canh tác của cư dân M’nông càng tăng, đồng nghĩa với việc phá vỡ không gian xã hội truyền thống làm ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa tộc người.

Các chính sách, định hướng và quản lý văn hóa còn chưa thấy vai trò văn hóa với phát triển nên có một số chủ trương gây tâm lý tự ti, mặc cảm. Ngoài ra, chưa có biện pháp khai thác, bảo quản văn hóa truyền thống hữu hiệu. Trình độ dân trí thấp cũng khiến việc nhận diện, định hướng giá trị văn hóa còn nhiều hạn chế.

Thay đổi cơ cấu gia đình khiến sự cố kết các thành viên ngày càng lỏng lẻo. Tính cộng đồng bị tách rời, rạn nứt, suy giảm. Điều này cũng dẫn đến sự biến mất nhiều nghi lễ lễ hội truyền thống.

Nguyên nhân quan trọng khác là tác động của tôn giáo.Sự chuyển đổi niềm tin đa thần sang tôn giáo như Công giáo, đặc biệt Tin Lànhđã tác động lớn đến văn hóa truyền thống cư dân M’nông. Không thể phủ nhận mặt tích cực của các tôn giáo này nhưng cũng không thể không thấy sự mai một, biến mất nhiều tín ngưỡng lễ hội truyền thống có sự tác động của các tôn giáo mớinhư Công giáo, Tin Lành.

Một phần của tài liệu TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI M’NÔNG TỈNH ĐĂK NÔNG. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC (Trang 27 - 29)