Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thoả

Một phần của tài liệu Những+điểm+mới_Bộ Luật+dân+sự 2015 (Trang 90 - 93)

thuận khác.

(Căn cứ Điều 333 Bộ luật dân sự 2015)

220. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau: - Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong. - Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

- Theo thỏa thuận của các bên.

(Căn cứ Điều 334 Bộ luật dân sự 2015)

221. Phạm vi bảo lãnh

- Ngoài các khoản nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung thêm “lãi trên số tiền chậm trả”:

Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền BTTH, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

(Căn cứ Điều 336 Bộ luật dân sự 2015)

222. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Bổ sung quy định sau:

Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

(Căn cứ Điều 339 Bộ luật dân sự 2015)

223. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 quy định trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà được miễn thì không phải thực hiện nghĩa vụ:

Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

- Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

224. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

Đây là quy định mới được đề cập tại BLDS 2015:

- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

(Căn cứ Điều 342 Bộ luật dân sự 2015)

225. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội

Thay cụm từ “ngân hàng” thành cụm từ “tổ chức tín dụng”, cụm từ “theo quy định của Chính phủ” thành cụm từ “theo quy định pháp luật”

Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 344 Bộ luật dân sự 2015)

226. Hình thức, nội dung tín chấp

Bổ sung quy định sau:

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.

(Căn cứ Điều 345 Bộ luật dân sự 2015)

BLDS 2015 quy định chi tiết việc cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ, tách riêng từng quy định thành các điều riêng thay vì gộp chung như BLDS 2005 trước đây, do vậy các nội dung nêu từ mục 227 đến mục 230 được xem là những quy định mới và chi tiết.

227. Xác lập cầm giữ tài sản

- Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu Những+điểm+mới_Bộ Luật+dân+sự 2015 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w