chuyển quân, chuyển giao khu vực.
=> Điểm khác biệt cơ bản của Hiệp định Pari so với Hiệp định Giơnevơ là không quy định vùng đóng quân riêng biệt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Đâu không phải là điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
A. Công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam B. Quy định về vấn đề rút quân
C. Các bên thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam
D. Thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của các lực lượng chính trị của Việt Nam
Lời giải:
Trong hiệp định Giơnevơ có nội dung nào thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của các lực lượng chính trị ở Việt Nam ngoài Việt Nam Dân chủ cộng hòa- Đảng Lao động Việt Nam. Còn trong hiệp định Pari năm 1973 công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973
A. Xuân Thủy B. Lê Đức Thọ C. Nguyễn Thị Bình D. Nguyễn Duy Trinh
Lời giải:
Lê Đức Thọ là cố vấn đặc biệt của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các cuộc đấu trí giữa Lê Đức Thọ và đại diện phái đoàn Mỹ Henry Kissinger, cả bí mật lẫn công khai tại Paris, đã trở thành một huyền thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới. Năm 1973, Lê Đức Thọ cùng Henry Kisinger được đồng trao giải Nobel về hòa bình nhưng ông đã từ chối nhận giải
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Hai nhân vật có vai trò quan trọng trong việc kí kết Hiệp định Paris - được mệnh danh là những “huyền thoại ngoại giao” – đối với cả ta và Mĩ. Họ là ai?
A. Nguyễn Hữu Thọ và H. Kissinger B. Lê Hữu Thọ và H. Kissinger
C. Lê Đức Thọ và H. Kissinger D. Nguyễn Đức Thọ và H. Kissinger
Lời giải:
Trong việc kí kết Hiệp định Pari, đại diện Việt Nam là luật sư Lê Đức Thọ và đại diện Mĩ là H. Kissinger. Hai nhân vật này có vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán để đi đến kí kết Hiệp định Pari => Lê Đức Thọ và H. Kissinger được mệnh danh là “huyền thoại ngoại giao” đối với cả ta và Mĩ. Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng vì?
A. Ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. B. Vùng giải phóng được mở rộng và phát triển về mọi mặt.
C. Miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực.
D. Quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam.
Lời giải:
Trong nội dung của Hiệp định Pari có quy định: Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam => Có nghĩa ở miền Nam lúc này còn 2 vạn cố vấn Mĩ và quân đội Sài
Gòn => So sánh lực lượng lúc này có lợi cho cách mạng miền Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Thắng lợi nào của nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút"?
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. C. Hiệp định Paris được ký kết 1973
D. Chiến thắng Phước Long đầu năm 1975.
Lời giải:
Hiệp định Pari được kí kết (1973) đã buộc Mĩ phải rút quân về nước, ta hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Dữ kiện nào không phải là nội dung của Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam?
A. Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đội Sài Gòn trong 60 ngày. B. Hoa Kỳ cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam. C. Hai bên ngưng bán, tiến hành trao đổi tù binh và dân thường bị bắt. D. Hoa Kỳ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Lời giải: