Lời Chúa: "Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể” (I Cr 12, 14-15).
52. H. Vì lý do gì mà các tín hữu phải hiệp nhất?
T. Vì mỗi người đều là những chi thể trong cùng một thân mình.
53. H. Thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu hiệp nhất thế nào? Tại sao?
T. Ngài kêu gọi các tín hữu hãy thiết tha duy trì hiệp nhất, qua những lời sau đây: “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thế, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người. (Ep 4, 3-6).
Nghị lực sống: Lạy Chúa, xin Chúa phá tan những thành kiến, nghi kỵ trong con người chúng con làm Hội Thánh Ngài phân rẽ. Xin Chúa các kitô hữu có tinh thần hiệp nhất để gây dựng Thân Thể Chúa và loan báo Tin Mừng yêu thương hiệp nhất.
Lời Chúa: “Lạy Cha giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha… để tất cả nên một, như lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con” (x.Ga 17,1.21).
54. H. Các Kitô hữu "không Công giáo" có là anh chị em với chúng ta không?
T. Tất cả những ai đã được Rửa tội đều thuộc về Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, những người đã được rửa tội, dù không hiệp thông trọn vẹn với Hội Thánh Công giáo, họ cũng được gọi cách chính đáng là Kitô hữu, và do đó họ là anh chị em với chúng ta. 130 [817-819]
55. H. Chúng ta phải làm gì cho việc hợp nhất Kitô hữu? T. Trong lời nói và trong việc làm, chúng ta phải theo ước
muốn của Chúa Kitô được thể hiện rõ qua lời cầu xin của Người: “Xin cho chúng nên một” (Ga 17, 21). 131
[820-822]
Nghị lực sống: Lạy Chúa, xin loại bỏ gương xấu chia rẽ nơi mỗi người chúng con, để chúng con biết làm chứng
19 CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em, vì có lời Kinh Thánh chép: Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” (x.1 Pr 1, 15-16).
56. H. Tại sao Hội Thánh có đặc tính là thánh thiện? T. Hội Thánh là Thánh, không phải là tất cả các thành phần
của Hội Thánh đều thánh, nhưng vì Thiên Chúa chí thánh là nguồn gốc của Hội Thánh, và Người hành động trong Hội Thánh. Mọi phần tử của Hội Thánh được thánh hóa nhờ phép Rửa tội. 132 [823-829]
Mỗi khi ta để cho Thiên Chúa Ba Ngôi hành động trong ta, tình yêu ta lớn lên, ta được thánh hóa và chữa lành. Chính Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta qua ân sủng của Ngài.
Nghị lực sống: Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng Thánh, xin
Chúa biến đổi chúng con như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng và dân tư tế của Người để dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô (x.1 Pr 2,5).
26 CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin thì sẽ bị kết án”
(x.Mc 16, 15).
57. H. Tại sao Hội Thánh có đặc tính là công giáo?
T. Thuật ngữ “Công giáo” (tiếng Hi lạp là Katholon) có nghĩa là mở ra cho tất cả. Hội Thánh là Công giáo, vì Chúa Kitô kêu gọi Hội Thánh tuyên xưng toàn bộ đức tin, gìn giữ đầy đủ các Bí tích để ban phát, và loan báo Tin mừng cho mọi người. Chúa Kitô sai Hội Thánh đi đến với mọi dân tộc ở mọi thời đại và thuộc mọi nền văn hóa. 133 [830-831, 849-856]
Nghị lực sống: Lạy Chúa, Chúa nói: "Tôi còn có những chiên khác không thuộc đàn này. Tôi cũng phải đưa chúng về" (Ga 10,16). Xin cho chúng con sống bản chất truyền giáo của Hội Thánh là rao truyền và đón nhận mọi người thuộc mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi tầng lớp và văn hóa vào Hội Thánh.
Tháng Mười 2021 03 CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Chúa Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (x.Ep 1,22-23).
58. H. Ai thuộc về Hội Thánh Công giáo?
T. Người hoàn toàn thuộc về Hội Thánh Công giáo là người: hợp nhất với Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục; hợp nhất với Chúa Kitô qua việc tuyên xưng đức tin công giáo và lãnh nhận các Bí tích. 134 [836-838]
59. H. Hội Thánh nhìn thế nào về những tôn giáo khác? T. Hội Thánh tôn trọng tất cả những gì là tốt lành và chân thật
trong các tôn giáo khác. Hội Thánh thừa nhận mọi giá trị và bênh vực cho quyền tự do tôn giáo được coi như quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, Hội Thánh biết rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu độ duy nhất của cả nhân loại. Chỉ mình Người "là con đường, là sự thật, và là sự sống"
(Ga 14,6). 136 [841-845, 846-848]
10 CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: “Tên của 12 Tông đồ là: Si-mon cũng gọi là Phêrô người đứng đầu, An-rê anh của ông, Giuse con ông Dê-bê-đê và Gio-an em của ông; Phi-líp-phê và Ba-tô-lô-mê-ô, ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế, ông Gia-cô-bê con ông An-phê và ông Ta-đê-ô; ông Simon thuộc nhóm quá khích và ông Giuđa Ít-ca-ri-ốt, chính là kẻ nộp Người” (x.Mt 10,2-4).
60. H. Tại sao Hội Thánh có đặc tính là tông truyền? T. Hội Thánh là tông truyền vì Hội Thánh được xây dựng
trên nền móng là các Tông Đồ. Hội Thánh nắm vững Truyền thống do các ngài truyền lại, và Hội Thánh được cai quản bởi các đấng kế vị các Tông Đồ.
Chúa Giêsu đã kêu gọi các Tông đồ để làm cộng tác viên thân cận nhất của Người. Sau khi sống lại, Người đã ban Chúa Thánh Thần và sai các ông đi như những người loan tin có đầy đủ quyền năng đến toàn thế giới. Điều mà các giám mục ngày nay thực hiện theo như các tông đồ đã làm, được gọi là sự nối tiếp các Tông đồ. 137 [857-860, 869, 877]
Nghị lực sống: Lạy Chúa, để lưu truyền toàn vẹn giáo lý đức tin, Chúa đã tuyển chọn các Tông đồ, rồi sai các ông đi
17CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: “Bấy giờ các Tông Đồ và các kỳ mục, cùng với toàn thể Hội Thánh, quyết định chọn mấy người trong các ông, để phái đi An-ti-ô-khi-a với ông Phao-lô và ông Ba-na- ba” (Cv 15, 22).
62. H. Nhiệm vụ của Đức Giáo hoàng là gì?
T. Vì là đấng kế vị thánh Phêrô và đứng đầu Giám mục đoàn, nên nhiệm vụ của Đức Giáo hoàng là bảo đảm cho sự hợp nhất của Hội Thánh. Ngài có quyền tối cao trong các vấn đề mục vụ của Hội Thánh, và đối với tất cả những quyết định liên quan đến tín lý và kỉ luật. 141 [880-882, 936, 937]
Chúa Giêsu ban cho thánh Phêrô quyền tối cao trên các Tông đồ, làm cho ngài cũng có quyền bên trên Hội Thánh sơ khởi. Đến ngày nay, tất cả giám mục ở Rôma đều là chủ chăn tối cao của Hội Thánh như thánh Phêrô, có Chúa Kitô là đầu. Chỉ khi thi hành nhiệm vụ này mà Đức Giáo hoàng là “đại diện Chúa Kitô trên trần gian”.
Nghị lực sống: Lạy Chúa, Chúa đã thiết lập cộng đoàn Mười Hai Tông Ðồ và đặt thánh Phêrô đứng đầu và trao cho thánh Phêrô quyền cai quản Hội Thánh. Chúng con hiệp lời nguyện xin Chúa cho Đức Thánh Cha được mạnh khỏe bình
24 CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: “Đừng coi thường đặc sủng đang có nơi anh, đặc sủng của Thiên Chúa đã ban cho anh nhờ lời ngôn sứ, khi hàng kỳ mục đặt tay trên anh” (1 Tm 4,14).
61. H. Nhiệm vụ của Đức Giám mục là gì?
T. Các Giám mục có trách nhiệm tại Hội Thánh địa phương đã trao phó cho các ngài (địa phận), và cùng chia sẻ trách nhiệm chung với toàn Hội Thánh Công giáo. Giám mục thi hành quyền bính của mình trong sự hiệp thông với các Giám mục khác, và cho lợi ích của toàn Hội Thánh, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo hoàng. Các Giám muc trước hết phải là các tông đồ, các chứng nhân trung tín mà Chúa Giêsu đã đích thân chọn để ở với Người và được Người sai đi. Như vậy các ngài đem Chúa Kitô cho mọi người và đem mọi người đến với Chúa Kitô. Các Ngài thực hiện bằng giảng dạy, cử hành các bí tích và quản trị Hội Thánh. 144 [886-887, 893-896, 938-939]
Nghị lực sống: Lạy Chúa, Chúa đã chọn gọi các Đấng kế vị các Tông đồ để thực thi ơn cứu độ của Chúa nơi trần gian. Xin Chúa ban cho Đức Tổng Giám mục được mạnh khỏe bình an. Xin cho chúng con luôn biết vâng phục và
31 CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: “Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa; xưa anh em chưa được hưởng lòng thương xót, nay anh em đã được xót thương”
(1 Pr 2,10).
63. H. Ơn gọi của giáo dân là gì?
T. Xuất phát từ bí tích Rửa Tội, người giáo dân có ơn gọi sống dấn thân trong đời sống xã hội để làm cho Nước Thiên Chúa lớn mạnh nơi trần thế.
Giáo dân cùng được tham dự chức tư tế của Chúa Kitô (chức tư tế chung của người đã được rửa tội). Họ lo giúp những người chung quanh mình nơi môi trường sống học biết Tin Mừng và yêu mến Chúa Kitô. Họ làm cho xã hội, kinh tế, chính trị, được thấm nhuần đức tin. Họ tham gia đời sống phụng vụ của Hội Thánh, bằng sinh hoạt nhóm, tham gia các ủy ban và tổ chức của Hội Thánh, như Hội đồng giáo xứ, Hội đồng mục vụ… 139 [877-913, 940-943]
Nghị lực sống: Lạy Chúa, Chúa nói “chính anh em là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13-16). Xin cho chúng con can đảm sống theo con đường thánh giá Chúa là men là muối là ánh sáng để ướp mặn và chiếu sáng trần gian bằng chính Tin Mừng của Chúa.
Tháng Mười Một 2021
07 CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1 Cr 12,26).
64. H. Khi nói "Các thánh thông công" nghĩa là gì?
T. Tất cả mọi người, dù nam hay nữ, đặt trọn vẹn niềm hy vọng vào Chúa Kitô, và thuộc về Người qua bí tích Rửa Tội, dù họ còn sống hay đã qua đời, đều được tham dự vào “các thánh thông công”. Bởi vì, chúng ta chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, chúng ta sống trong sự hiệp thông bao trùm cả trời và đất. Các thánh thông công nghĩa là mọi thành phần trong Hội Thánh đều được cùng chia sẻ những thực tại thánh như đức tin, các bí tích, các đặc sủng và ơn thiêng, kể cả những của cải vật chất (Cv 4, 32), trong sự hiệp thông nơi Hội Thánh lữ hành, Hội Thánh thanh luyện và Hội Thánh ving quang. 146 [946-962]
Nghị lực sống: Lạy Chúa, Chúa qui tụ Kitô hữu chúng con họp thành một thân thể trong Chúa, nên công nghiệp của chi thể này được chia sẻ cho chi thể khác. Xin cho chúng
14 CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN. KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIÊT NAM. Lời Chúa: “Sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại thì Đức Kitô đã không chỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (x.1 Cr 15,12-14)
65. H. Tại sao chúng ta tin người chết sẽ sống lại và sự sống bất tử?
T. Chúng ta tin kẻ chết sẽ sống lại vì Chúa Giêsu đã phục sinh từ trong kẻ chết, Người sống luôn mãi, và Người làm cho chúng ta tham dự vào sự sống vĩnh cửu của Người. Chúa Giê-su phục sinh đã tỏ mình ra như Chúa của sự sống. Lời của Người đáng tin cậy: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù có chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25). 152 [988-991]
Nghị lực sống: Lạy Chúa, ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. Chúng con cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết noi gương anh dũng của tiền nhân, can đảm hy sinh bảo vệ đức tin và thực thi đức ái để cho quê hương Việt Nam thân yêu chúng con, nơi đã thấm nhuần máu của các Thánh Tử đạo, luôn được hòa bình và thịnh vượng.
21 CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN. CHÚA GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ-Lễ Trọng
Lời Chúa: “Vì trong Người muôn vật được tạo thành trên trời cũng như dưới đất hữu hình và vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới; tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người” (Cl 1,16).
66. H. Tại sao Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ? T. Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ và Chúa của lịch
sử, vì nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Tất cả mọi người được Chúa cứu chuộc, và đều được Người dẫn dắt. Người đến để gặp gỡ ta trong oai nghi, vào ngày mà ta không biết, để đem trái đất vào cuộc đổi mới và tới chỗ hoàn thành. Ta có thể khám phá Chúa gần gũi ta trước hết là trong Lời Chúa, khi lãnh nhận các Bí tích, trong việc chăm sóc người nghèo và trong lúc hai hoặc ba người tập họp với nhau nhân danh Người (Mt 18,20) . 110[668-674- 680]
Nghị lực sống: Lạy Chúa Giêsu là Vua Trời-Đất, Chúa đã chinh phục nhân loại bằng tình thương vô cùng của Chúa.
28CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG
Lời Chúa: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21, 36).
67. H. Tại sao gia đình các tín hữu phải hiệp thông?
T. Các gia đình tín hữu phải hiệp thông để giúp nhau nên thánh và trở nên hình ảnh sống động của Ba Ngôi Thiên Chúa.
68. H. Huấn quyền dạy gì về vấn đề này?
T. Trong thư mục vụ gửi cộng đồng dân Chúa năm 2002, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhắc nhở các tín hữu rằng: “Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Kitô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa” (số 6). Khi nhìn vào một gia đình có “ngôi cha”, “ngôi mẹ” và “ngôi con” hiệp thông với nhau cách mật thiết, chúng ta hình dung được phần nào sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.
Nghị lực sống: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chu toàn bổn phận, để thật hạnh phúc cho chúng con nếu khi Chúa đến, chúng con vẫn đang tỉnh thức cầu nguyện và ở trong tư thế sẵn sàng đón chờ Chúa đến.
Tháng Mười Hai 2021 05 CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG
Lời Chúa: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).
69. H. Đức tin có những đặc tính nào thể hiện là đức tin mạnh mẽ sống động?
T. Đó chính là Đức tin thể hiện 7 đặc tính sau:
1/ Đức tin là ơn ban tuyệt vời của Thiên Chúa, ta nhận được khi ta sốt sắng cầu xin.
2/ Đức tin là sức mạnh siêu nhiên, tuyệt đối cần thiết để ta được cứu độ.
3/ Đức tin đòi phải có ý muốn tự do và sự hiểu biết rõ ràng, khi ta đáp lại lời mời của Thiên Chúa.
4/ Đức tin là sự chắc chắn tuyệt đối, vì chính Chúa Giêsu bảo đảm như thế.
5/ Đức tin chỉ trọn vẹn, khi đức tin được thể hiện qua những