Giải tỏa các chợ, điểm kinh doanh tự phát không đúng quy hoạch:

Một phần của tài liệu e3b7b_QD144-2003-QDUB (Trang 40 - 42)

Giải tỏa các điểm kinh doanh tự phát đường Hồng Lạc (phường 10), Tân Kỳ Tân Quý (phường 14, 15)…, Phạm Văn Bạch phường 15, Lê Trọng Tấn phường15 và phường 16…, khu vực kinh doanh tự phát đường Trường Chinh thuộc địa bàn phường 14 hoạt động vào ban đêm gây ách tắc giao thông,

kiên quyết giải tỏa và di dời số hộ tiểu thương vào chợ mới có chính sách ưu tiên trong kế hoạch sắp xếp, bố trí việc kinh doanh tại chợ mới.

5. Giải pháp thực hiện quy hoạch :

5.1- Thủ tục hành chánh :

Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính để thu hút đầu tư trong nhân dân, giảm tối đa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư cũng như các hộ kinh doanh trong các chợ.

5.2- Chú trọng huy động nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế :

- Đối với các chợ truyền thống : việc đầu tư sẽ được quận huy động chủ yếu từ nguồn vốn của tư nhân, trong đó phần đóng góp chính là của các tiểu thương kinh doanh tại chợ qua việc hợp đồng giao quyền sử dụng sạp tại chợ có thời hạn. Quận cũng sẽ khuyến khích tư nhân có vốn tự bỏ tiền xây dựng và khai thác chợ theo mô hình “Doanh nghiệp quản lý chợ” (theo Nghị định 02/2003/ NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của các chợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh).

- Đối với các siêu thị và Trung tâm thương mại, các chợ chuyên doanh : ngoài nguồn vốn của khu vực tư nhân, tập thể, cần động viên cả nguồn vốn nước ngoài.

5.3- Về mặt bằng :

- Đối với các chợ có mặt bằng dư thừa : các tầng lầu tại các chợ Tân Bình, Phạm Văn Hai, Bàu Cát do không phù hợp với việc kinh doanh hàng hóa, quận sẽ tìm biện pháp hỗ trợ các chợ này để tận dụng các mặt bằng trên vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ, và các hoạt động hỗ trợ sản xuất (như tổ chức các loại hình giải trí cho trẻ em vui chơi khi cha mẹ bận mua sắm, thành lập câu lạc bộ thẩm mỹ, thể dục nhịp điệu, hoặc cho các doanh nghiệp thuê để trưng bày, quảng cáo và kinh doanh sản phẩm).

- Đối với các chợ xây dựng mới : Quận chú trọng việc quy hoạch mặt bằng để dành cho nhu cầu xây dựng chợ. Khuyến khích các tư nhân có đất, hoặc có vốn bỏ tiền xây dựng chợ để kinh doanh tại các địa điểm nằm trong quy hoạch chung của quận (qui hoạch 8.000 m2 trong khu công nghiệp để xây dựng chợ mới).

- Đối với các chợ hiện hữu được cải tạo mở rộng : Quận sẽ tạo điều kiện di dời các hộ dân bị giải tỏa (như bố trí vào các chung cư mới xây dựng với giá mua ưu đãi) để các chợ hiện hữu có thể mở rộng quy mô hoạt động khi xét cần.

5.4- Về cơ chế quản lý chợ và công tác quản lý nhà nước đối với chợ : - Tiếp tục giao cho tư nhân thầu quản lý và thu phí các chợ nhỏ, theo quy chế chọn đúng người có năng lực quản lý, có ý thức chấp hành luật pháp, biết phối hợp tốt với các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý chợ. Chính quyền quận chỉ tổ chức bộ máy quản lý trực tiếp đối với các chợ có nguồn thu lớn và có tác động nhiều đến tình hình phát triển kinh tế của quận.

- Tất cả các chợ đều phải xây dựng nội qui trên cơ sở qui định hiện hành của pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử ký kiên quyết các trường hợp kinh doanh hàng gian, hàng giả, đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, thường xuyên kiểm tra, xử lý vấn đề vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Tạo mối quan hệ tốt trong phối hợp quản lý giữa Ban quản lý chợ và ủy ban nhân dân, Công an phường.

- Bố trí, sắp xếp kinh doanh có khoa học hợp lý, tạo sự thông thoáng khi có sự cố và phục vụ tốt cho công tác phòng cháy, chữa cháy.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy, chữa cháy hồ chứa nước, bình xịt CO2, cát…), xây dựng mới hệ thống phòng cháy, chữa cháy nhằm xử lý kịp thời khi có sự cố, quy hoạch đăng ký kinh doanh các ngành hàng, mặt hàng trong chợ kinh doanh có liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bên ngoài khu phố chợ không được đăng ký kinh doanh (thịt gia súc các loại, cá, tôm, cua, …).

XV.- QUậN BìNH THạNH :

Một phần của tài liệu e3b7b_QD144-2003-QDUB (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w