NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO Điều 70 Nhiệm vụ của nhà giáo

Một phần của tài liệu duthaoluatgiaoducsuadoi (Trang 26 - 27)

Điều 70. Nhiệm vụ của nhà giáo

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường; quy tắc ứng xử trong nhà trường.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 71. Quyền của nhà giáo

1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hợp đồng thỉnh giảng,nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 72. Thỉnh giảng

1. Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 68 của Luật này đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.

2. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 70 của Luật này. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

3. Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.

Mục 3

Một phần của tài liệu duthaoluatgiaoducsuadoi (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w