TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CỦA VIÊN CHỨC KIỂM NGHIỆM VIÊN CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu DT_TTTCNVu (Trang 28 - 34)

KIỂM NGHIỆM VIÊN CÂY TRỒNG

Điều 23. Tiêu chuẩn Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng I

1. Nhiệm vụ

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch, phương án tổng thể, tham gia các dự án quốc gia đề xuất các cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện về công tác Khảo, kiểm nghiệm và kiểm tra chất lượng giống cây trồng, phân bón trong phạm vi quản lý của ngành.

b) Chủ trì tổ chức và xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón; quy trình sản xuất giống cây trồng, phân bón; quy phạm kỹ thuật về khảo, kiểm nghiệống cây trồng, phân bón.

c) Chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng, phân bón. d) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước có liên quan đến công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, phan bón và tổ chức việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, phân bón trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh trong lĩnh vực khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm tra chất lượng giống cây trồng, phân bón.

đ) Chủ trì tổng kết phân tích đánh giá đúc rút kinh nghiệm những vấn đề về lý luận và thực tiễn và những tiến bộ khoa học kỹ thuật về công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, phân bón của ngành. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp điều chỉnh trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định và kiểm tra chất lượng giống cây trồng, phân bón.

e) Chủ trì chuẩn bị các nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng, trong và ngoài nước.

g) Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình biên soạn các tài liệu và bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác khảo nghiệm giống cây trồng, phân bón; lấy mẫu giống cây trồng, phân bón; kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón.

2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

a) Tâm huyết, nhiệt tình, năng động với nghề, chủ động nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác;

b) Có tinh thần đoàn kết nội bộ, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp vối đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế hoạt động nghề nghiệp; d) Trung thực, khách quan đồng thời chịu trách nhiệm của mình trong thực thi nhiệm vụ, chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế hoạt động nghề nghiệp;

đ) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành trồng trọt và các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống; Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Nông học, Hóa học, Thổ nhưỡng, Công nghệ thực phẩm, Vi sinh, Hóa phân tích, Hóa hữu cơ...

b) Có thời gian giữ chức danh kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên.

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kỹ thuật chuyên ngành về kiểm nghiệm cây trồng hạng I, theo chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

d) Có ngoại ngữ trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.

đ) Sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác chuyên môn được giao. e) Có công trình nghiên cứu khoa học hoặc đề án tổng hợp, dự án và sáng tạo về lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón được hội đồng khoa học cấp Bộ công nhận.

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương chính sách pháp luật của Đảng nhà nước, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón, pháp lệnh chất lượng hàng hoá và các luật giống cây trồng, phân bón của các nước có liên quan.

b) Am hiểu sâu về tình hình kinh tế xã hội, tình hình phát triển của công tác giống cây trồng, phân bón.

c) Có năng lực và kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý chung và hiểu sâu về lĩnh vực khảo nghiệm, quản lý chất lượng giống cây trồng và sản phẩm cây trồng, quản lý chất lượng phân bón.

d) Có khả năng tổng kết đúc rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ và khả năng nghiên cứu khoa học.

Điều 24. Tiêu chuẩn chức danh Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II

1. Nhiệm vụ

a) Tham gia lập kế hoạch công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng của một số loại giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón, tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả và chính xác.

b)Tổ chức, thực hiện công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và kiểm tra giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón trên cơ sở đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và chịu trách nhiệm cá nhân về

kết quả khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng của mình.

c) Chủ trì tổ chức và thực hiện các quy trình sản xuất quy trình công nghệ và đề xuất kịp thời các biện pháp trong quá trình sản xuất giống, kinh doanh giống, phân bón và trong quá trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng; kiểm tra chất lượng giống cây trồng và sản phẩm cây trồng, phân bón của các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, phân bón để các lô giống cây trồng, phân bón được sản xuất ra và trao đổi trên thị trường đảm bảo chất lượng gieo trồng.

d) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các ngành về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng.

đ) Tham gia xây dựng và sửa đổi tiêu chuẩn chất lượng hạt giống, phân bón và các quy phạm khảo nghiệm giống, quy trình kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng.

e) Tham gia soạn thảo nội dung chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các ngạch viên chức cấp dưới về lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón.

2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

a) Tâm huyết với nghề, chủ động nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác;

b) Có tinh thần đoàn kết nội bộ, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp vối đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Trung thực, khách quan đồng thời chịu trách nhiệm của mình trong thực thi nhiệm vụ, chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế hoạt động nghề nghiệp;

d) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành trồng trọt và các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống; Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Nông học, Hóa học, Thổ nhưỡng, Công nghệ thực phẩm, Vi sinh, Hóa phân tích, Hóa hữu cơ.

b) Có thời gian giữ chức danh Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên.

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kỹ thuật chuyên ngành kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II, theo chương trình do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định.

d) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức (hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.

e) Có công trình nghiên cứu khoa học hoặc đề án, dự án về lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón được hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc tỉnh công nhận, đưa vào áp dụng có hiệu quả ,

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương chính sách pháp luật của Đảng nhà nước, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón, pháp lệnh chất lượng hàng hoá và các luật giống cây trồng, phân bón của các nước có liên quan

b) Nắm vững các quy trình, quy phạm về khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và kiểm tra chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.

c) Thông thạo các kỹ thuật trong công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và cấp chứng chỉ hạt giống, sản phẩm cây trồng, phân bón.

d) Nắm vững quy trình, quy phạm về kỹ thuật khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định thuộc lĩnh vực giống cây trồng,

đ) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm phục vụ kiểm nghiệm giống, kiểm nghiệm sản phẩm cây trồng, bảo quản mẫu giống cây trồng, phân bón phát hiện được những sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng thiết bị.

e) Nắm được những tiến bộ khoa học kỹ thuật về công tác giống cây trồng, phân bón trong và ngoài nước.

Điều 25. Tiêu chuẩn chức danh Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III

1. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định một số loại giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón theo sự phân công, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án đó có hiệu quả, chính xác và phải chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình.

b) Tổ chức thực hiện việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón đúng quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, ghi chép thống kê chính xác các kết quả khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo biểu mẫu và chịu trách nhiệm về kết quả của mình. Trực tiếp kiểm tra quy trình sản xuất và kinh doanh giống, phân bón để phục vụ cho công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón, kiểm định phân bón

c) Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh , giống cây trồng, phân bón thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước về công tác giống cây trồng, phân bón và chất lượng hàng hoá.

d) Đánh giá và tổng kết quá trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng thuộc lĩnh vực được phân công, trên cơ sở đó đề xuất những ý kiến cần bổ sung cho quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng phân bón; kiểm định giống cây trồng.

đ) Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan về khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón.

e)Thực hiện bồi dưỡng về nghiệp vụ khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng cho các kỹ thuật viên và các cộng tác viên.

2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

a) Tâm huyết với nghề, chủ động nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác.

b) Có tinh thần đoàn kết nội bộ, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp vối đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Trung thực, khách quan đồng thời chịu trách nhiệm của mình trong thực thi nhiệm vụ, chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế hoạt động nghề nghiệp

d) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành trồng trọt và các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống; chuyên ngành Nông học, Hóa học, Thổ nhưỡng, Công nghệ thực phẩm, Vi sinh, Hóa phân tích, Hóa hữu cơ.

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kỹ thuật chuyên ngành Kiểm nghiệm cây trồng hạng III, theo chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

b) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) hoặc biết sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số (áp dụng đối với viên chức công tác tại các địa phương thuộc các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, vùng cao).

c) Sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác chuyên môn được giao. 4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được các chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước và của ngành có liên quan đến công tác được giao.

b) Nắm vững kiến thức cơ bản về công tác giống cây trồng, phân bón. c) Nắm vững các quy trình quy phạm về khảo kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón.

d) Biết sử dụng và thành thạo thao tác sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm để phục vụ kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón.

e) Hiểu biết mối quan hệ và sự phối hợp trong quá trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón

Điều 26. Tiêu chuẩn chức danh Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng IV

1. Nhiệm vụ

a) Thực hiện lấy mẫu, chia mẫu, bảo quản mẫu và lưu mẫu khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón.

b) Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất thí nghiệm, thực hiện pha chế hoá chất kiểm nghiệm giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật.

c) Sử dụng bảo quản và bảo dưỡng các thiết bị, vật tư phòng thí nghiệm và chịu trách nhiệm cá nhân về các thiết bị vật tư đó.

d) Lập hồ sơ, ghi chép và thống kê số liệu kết quả khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm về kết quả của mình.

2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

a) Tâm huyết với nghề, chủ động nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác;

b) Có tinh thần đoàn kết nội bộ, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Trung thực, khách quan đồng thời chịu trách nhiệm của mình trong thực thi nhiệm vụ, chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế hoạt động nghề nghiệp

d) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Trình độ: tốt nghiệp trung học trở lên chuyên ngành trồng trọt và các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón, đã qua thời gian thử việc.

b) Có ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) hoặc biết sử dụng thành thạo một ngôn ngữ dân tộc thiểu số (áp dụng đối với viên chức công tác tại các địa phương thuộc các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, vùng cao).

c) Biết sử dụng máy vi tính trong công tác chuyên môn. 4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được những nguyên lý cơ bản về khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón; kiểm định giống cây trồng, sản phẩm cây trồng

b) Nắm được nguyên lý vận hành những trang thiết bị đơn giản trong phòng kiểm nghiệm.

c) Hiểu được các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón và các phương pháp thử (phương pháp thí nghiệm).

d) Nắm được quy trình quy phạm pha chế hoá chất kiểm nghiệm.

đ) Hiểu được nguyên tắc và phương pháp lưu mẫu trong kho đối với giống cây trồng, phân bón.

CHƯƠNG VIII

Một phần của tài liệu DT_TTTCNVu (Trang 28 - 34)