III. Giá trị, ý nghĩa của luâ ̣n điểm; Liên hê ̣ thực tiễn:
3. Liên hê ̣ thực tiễn:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một chân lý, tư tưởng mà toàn dân và chính phủ đều cần luôn khắc ghi và noi theo trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước.
Trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay, chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” tiếp tục là động lực tinh thần to lớn và là tư tưởng dẫn dắt nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh để bảo vệ, giữ vững nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ tự do, hạnh phúc thực sự của dân tộc và giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, văn hóa, tư tưởng, quân sự, ngoại giao... với những nội dung mới, hình thức mới và sắc thái, biểu hiện mới được liên hệ qua các điểm sau:
3.1 Thấm nhuần và thực hiện tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, phải làm cho tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" được hiện thực hóa tốt hơn và thấm sâu hơn nữa trong thực tiễn, trong đời sống hiện thực của mọi người dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” tiếp tục làm sáng tỏ thêm trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta, vừa coi phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân là nhiệm vụ trung tâm, vừa phải tăng cường quốc phòng, an ninh. Toàn Đảng toàn dân phải cùng phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời của Tổ quốc. Chúng ta cần nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn vượt qua mọi thách thức, khắc phục mọi khó khăn, tận dụng cơ hội, tranh thủ thời cơ đưa đất nước tiếp tục tiến lên.
3.2 Tích cực, chủ động đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch phủ nhận mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta.
Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn để tăng cường đoàn kết, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của mình. Coi trọng phát huy năng lực nội sinh, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc và khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân trong giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước. Kiên quyết đấu tranh phản bác sự xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị. Quán triệt và thực hiện tốt những nội dung về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường trên mọi lĩnh vực, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, nhất quán giữa đường lối chiến lược và chủ trương, chính sách cụ thể của tất cả các mặt, lĩnh vực, tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toàn Đảng, toàn dân kiên quyết, kiên trì giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước; tăng cường đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch.
3.3 Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân (Chấp hành các chỉ thị nhà nước nghiêm túc, tự giác, cùng nhau chống dịch, phát triển Đất Nước)
Là những công dân, chúng ta cần cùng nhau thực hiện một cách nghiêm túc và tự giác các chỉ thị mà Nhà nước đã đề ra để đất nước nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, tiếp tục phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Đây chính là thực hiện theo tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đúng như tinh thần của nhà nước ta hiện nay “Chống dịch như chống giặc”, mỗi cá nhân cần hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, khi đã gọi dịch bệnh là “giặc” chứng tỏ
đây là mối hiểm nguy phức tạp, khó lường trước được, cần sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân. Về phía nhà nước, Đảng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để huy động mọi nguồn lực hợp pháp trong xã hội, trong nhân dân, trong nước và ngoài nước; nắm chắc và dự báo đúng tình hình; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, lấy tấn công là chính, quan trọng, đột phá, phòng ngừa là thường xuyên, cơ bản, chiến lược, lâu dài và là quyết định; không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch; nhưng cũng không lo sợ, hốt hoảng, mất bình tĩnh, thiếu kiên trì, thiếu bản lĩnh khi dịch xảy ra. Cuối cùng, các địa phương cần chủ động, sáng tạo triển khai các giải pháp để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, không làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, kinh doanh, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dịch vụ và các hoạt động liên quan đến sinh kế của người dân.