nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử.
+ Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền thì không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được mà phải cải tạo nó dần dần.
+ Đến Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, sau khi giành được thắng lợi chính trị, giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản.
- Cơ sở của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xét đến cùng, là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là ở các nước tiểu nông, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế và không đồng đều nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; hơn nữa, một số thành phần kinh tế của phư-
ơng thức sản xuất cũ còn có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
V.I.Lênin viết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, ở một nước trong đó những người sản xuất tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt, hoàn toàn không cần thiết ở những nước tư bản phát triển”. Một trong các biện pháp quá độ đặc biệt mà V.I.Lênin nói ở đây chính là việc sử dụng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
2. Thực tiễn
a) Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
Liên Xô vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX càng khẳng định tính đúng đắn của việc sử dụng và cải tạo dần dần đối với những thành phần kinh tế của xã hội cũ mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra. Nhận thấy chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp trong điều kiện đất nước đã hoà bình, V.I.Lênin đã dũng cảm thừa nhận: “Chúng ta đã thất bại trong cái ý định dùng phương pháp “xung phong”, nghĩa là dùng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa”(1). Từ đó, V.I.Lênin khẳng định cần phải thay thế chính sách cộng sản thời chiến bằng chính sách kinh tế mới (NEP). Một trong những nội dung cơ bản của NEP là lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần.
b) Thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Trước đổi mới, trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại ở nước ta trong một thời gian tương đối dài. Việc cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được thực hiện theo kiểu chiến dịch, gò ép, không căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Những sai lầm này tất yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế
– xã hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức và hành động, phải tìm ra con đường, bước đi phù hợp để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Tại Đại hội VI, khi đề ra đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước tiến quan trọng về tư duy lý luận và nhận thức thực tiễn. Đảng không chỉ thừa nhận sự tồn tại như một tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết phải có chính sách đúng đắn nhằm sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự vận động của thực tiễn và sự phát triển của nhận thức, lý luận về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội.
- Sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất, tính kế thừa trong phát triển, cũng như đặc điểm cụ thể của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v. quy định sự tồn tại đa dạng, đan xen của các hình thức sở hữu và tương ứng với đó là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
- Thành tựu sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta đã có những phát triển vượt bậc, từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, hiện nay chúng ta đã bước vào giai đoạn đầu của nước đang phát triển. Điều đó khảng định tính đúng đắn của công cuộc đổi mới mà Đảng ta đã khởi sướng và lãnh đạo, khẳng định tính tất yếu và sự đúng đắn của việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
KTVĐ
Như vậy, cùng với quá trình tổng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã bước
đầu tìm ra những biện pháp, bước đi mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Một trong những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, chúng ta phải tạo môi trường phát triển thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo; mặt khác, chúng ta phải tăng cường vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý kinh tế./.