Các chính sách và giải pháp nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và khu vực doanh nghiệp về kinh tế dịch vụ

Một phần của tài liệu DeankemtheoQD87.2007.QD.UBND (Trang 95 - 97)

và khu vực doanh nghiệp về kinh tế dịch vụ

Nâng cao nhận thức xã hội, biến nhận thức trở thành động lực bên trong là giải phát tiền đề và có tính quyết định đối với quá trình phát triển của các ngành kinh tế dịch vụ trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Trong giải pháp này, những vấn đề trọng tâm được đề cập đến bao gồm:

Một là, xác định các đối tượng liên quan cần nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế dịch vụ.

Quá trình phát triển của nhận thức được bắt đầu từ thực tiễn khách quan. Do đó, chính tình trạng kém phát triển của các ngành kinh tế dịch vụ ở nước ta hiện nay là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hạn chế về nhận thức của các đối tượng có liên quan. Nhìn chung, xét theo chức năng tác động của các đối tượng liên quan đến sự phát triển của các ngành kinh tế dịch vụ, có thể phân các đối tượng này các nhóm sau:

+ Các đối tượng thuộc hệ thống quản lý ở các cấp, các ngành;

+ Các đối tượng là chủ thể cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế, bao gồm cả các hiệp hội ngành nghề;

+ Các đối tượng là người tiêu dùng dịch vụ.

Trong các nhóm đối tượng trên đây thì các đối tượng thuộc hệ thống quản lý với chức năng soạn thảo, ban hành và thực thi chính sách phát triển sẽ đóng vai trò mở đường cho các ngành dịch vụ phát triển; tiếp đến là các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ với chức năng sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ, tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ ra thị trường, kích thích nhu cầu tiêu dùng dịch vụ,... sẽ đóng vai trò quyết định đối với quá trình phát triển của thị trường dịch vụ. Cuối cùng, các đối tượng tiêu dùng (người mua) các sản phẩm dịch vụ với chức năng thẩm định các sản phẩm dịch vụ (về chất lượng, giá cả, độ tin cậy,...) sẽ đóng vai trò cổ vũ hay phản đối một chủ thể cung cấp dịch vụ nào đó.

Như vậy, xét theo vai trò của các đối tượng liên quan trong phát triển các ngành dịch vụ thì tác động nhận thức đối với nhóm đối tượng 1 và 2 có tầm quan trọng hơn so với nhóm đối tượng 3.

Hai là, xác định các hình thức tác động đến nhận thức của các đối tượng có liên quan đến phát triển kinh tế dịch vụ

Các hình thức tác động chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức nói chung thường bao gồm: giáo dục, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo;... Trong đó, một số hình thức cụ thể cần được chú trọng áp dụng nhằm nâng cao nhận thức là:

+ Tổ chức các lớp học, lớp tập huấn chuyên ngành (về các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn sản phẩm dịch vụ theo phân ngành dịch vụ, về các yêu cầu quản lý,...);

+ Tổ chức cuộc hội thảo trong nước và quốc tế (về xu hướng phát triển các ngành dịch vụ, những vấn đề về cạnh tranh trên thị trường dịch vụ, về các cam kết quốc tế trong việc mở cửa thị trường dịch vụ,…)

+ Xây dựng các diễn đàn trao đổi giữa các đối tượng có liên quan về phát triển kinh tế dịch vụ trong các chương trình phát thanh, truyền hình của cả nước và của địa phương,...

Ba là, xây dựng nội dung chương trình tác động nhận thức về phát triển kinh tế dịch vụ phù hợp theo từng đối tượng.

a) Đối tượng thuộc hệ thống quản lý.

Đối với đối tượng này, những nội dung chính cần được chú trọng nâng cao nhận thức như:

+ Vai trò của các ngành kinh tế dịch vụ đối với tăng trưởng và hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế nhằm thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý đối với phát triển kinh tế dịch vụ;

+ Tính liên kết phát triển giữa các ngành kinh tế dịch vụ. Đây là vấn đề có liên quan đến quá trình đổi mới cơ chế quản lý, cải cách hành chính và đổi mới bộ máy quản lý ở nước ta hiện nay. Việc nâng cao nhận thức về tính liên kết phát triển giữa các ngành dịch vụ không chỉ tạo ra sự phá triển đồng bộ giữa các ngành, mà còn tạo ra hiệu ứng làm nâng cao hiệu quả đầu tư, rút ngắn giai đoạn phát triển;

+ Xu hướng phát triển thương mại dịch vụ trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là vấn đề có liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành dịch vụ, tạo ra lòng tin của các đối tượng tiêu dùng dịch vụ và kích thích nhu cầu dịch vụ phát triển, thu hút và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong nước, ngoài nước cho phát triển các ngành dịch vụ,...;

+ Sự cần thiết xây dựng các tiêu chuẩn ngành dịch vụ. Các tiêu chuẩn này sẽ là cơ sở để các quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ theo các phân ngành dịch vụ khác nhau. Qua đó góp phần nâng cao năng lực cung cấp các sản phẩm dịch vụ các chủ thể tham gia vào các ngành dịch vụ, tạo ra lòng tin đối với người sử dụng dịch vụ;

+ Những hạn chế liên quan đến trình độ phát triển kinh tế, quá trình chuyển đổi cơ chế trong phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. Những vấn đề nhận thức này sẽ góp phần nâng cao tính phù hợp của các chính sách phát triển ngành dịch vụ với điều kiện thực tế của nền kinh tế và trình độ phát triển các ngành dịch vụ trên thế giới.

b) Các chủ thể cung cấp dịch vụ

Đối với đối tượng này, những nội dung chính cần được chú trọng nâng cao nhận thức như:

+ Các đối tượng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ và đặc trưng cơ bản trong mua – bán sản phẩm dịch vụ. Nội dung này sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm phương thức, xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng một cách có hiệu quả hơn, nâng cao kỹ năng tiếp thị,...

+ Các chuẩn mực và tiêu chí quốc tế đối với các sản phẩm dịch vụ được cung cấp trên thị trường quốc tế. Nội dung này sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế;

+ Đặc điểm ngành và các đối thủ cạnh tranh trong các ngành dịch vụ. Nội dung này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường phù hợp với quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ;

+ Vai trò của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì “nguồn vốn con người” đóng vai trò quyết định chứ không phải là các nguồn lực tài chính (thực chất, năng lực tài chính cũng xuất phát từ ý tưởng kinh doanh). Vì vậy, nội dung này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả hơn;

+ Vai trò của hiệp hội ngành nghề dịch vụ, vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ phát triển khu vực dịch vụ, nhất là khu vực tư nhân.

c) Các đối tượng tiêu dùng dịch vụ

Đối với đối tượng này, những nội dung chính cần được chú trọng nâng cao nhận thức như:

+ Uy tín và năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ sẵn có trên thị trường trong và ngoài nước;

+ Những điều kiện pháp lý và cách thức bảo vệ quyền lợi trong các giao dịch, mua - bán các sản phẩm dịch vụ;

+ Các chuẩn mực và tiêu chí quốc tế đối với các sản phẩm dịch vụ được cung cấp trên thị trường quốc tế;

+ Các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả giữa chi phí mua dịch vụ và chi phí bỏ ra để tự cung cấp dịch vụ;

+ Vai trò của các dịch vụ đầu vào trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu DeankemtheoQD87.2007.QD.UBND (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w