Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( tên gọi tắt: LILAMA) :
Là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Trong những năm từ 1975, LILAMA đã lắp đặt nhiều nhà máy thủy điện từ Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình v.v...Góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng XHCN ở miền Bắc. LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thủy điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm biến áp truyền tải điện 500Kv Bắc - Nam...
Cuối năm 1995, chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty, LILAMA đã có những bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy: xi măng ChinFong, Nghi Sơn, Hoàng Mai... trị giá hàng trăm triệu USD.
Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những đóng góp xứng đáng trong những năm qua, năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm Tổng thầu EPC thực hiện các dự án: Nhiệt điện Uông Bí 300MW, nhiệt điện Cà Mau 720 MW và thắng thầu gói 2 & 3 nhà máy lọc dầu Dung Quất... từ khảo sát, thiết kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức quản lý xây lắp. Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài. LILAMA đã khẳng định được khả năng này bằng việc đứng đầu các tổ hợp các nhà thầu Quốc tế, đấu thầu và thắng thầu hợp đồng EPC dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất trị giá trên 230 triệu USD.
Hiện nay, với 20.000 cán bộ công nhân viên 20 công ty thành viên, 1 viện nghiên cứu công nghệ Hàn, 2 trường đào tạo công nghệ kĩ thuật, với đội ngũ trên 2.500 kỹ sư và 2.000 thợ hàn có chứng chỉ quốc tế yêu nghề được
trang bị đầy đủ phương tiện thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Tổng công ty , ISO 9002 tại các công ty thành viên, tổng công ty lắp máy Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của mình là trở thành Tập đoàn công nghiệp xây dựng.
Tổng công ty và Máy Nông nghiệp Máy Động lực (VEAM) :
Là một trong những công ty có bề dày kinh nghiệm về các sản phẩm máy nông nghiệp trên thị trường Việt Nam từ những năm 1990. Với mục tiêu cơ bản: "cơ giới hóa nông nghiệp nước nhà" giúp tăng sản lượng nông nghiệp, đồng thời phát triển kinh tế cho người nông dân. Ngày nay, Tổng công ty đã không ngừng phát triển trở thành một tổng công ty có vai trò "điều tiết thị trường" máy nông nghiệp trong nước, không những thế Tổng công ty đã mở rộng sản xuất, nghiên cứu và kinh doanh các ngành: sản xuất ôtô và các phụ tùng xe máy.
Trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ về kinh tế ngày nay, tổng công ty luôn đề cao mong muốn trở thành đối tác chiến lược của các đối tác trong và ngoài nước. Một số sản phẩm chính và dịch vụ của VEAM:
Máy kéo nhỏ 2 bánh BS10 lắp phay đất 0,5m, cày, bánh lồng, rơ-moóc. Máy kéo nhỏ 2 bánh BS12 lắp phay đất 0,6m, cày, bánh lồng, rơ-moóc. Máy kéo 4 bánh BS20 lắp phay đất 1,3m, cày, bánh lồng, rơ-moóc. • Xe vận chuyển nông thôn 1,5 tấn.
• Máy gặt lúa, máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, máy sấy thóc, máy vò chè ... • Máy xay xát gạo 500 - 2000 kg lúa/giờ, giàn xay xát gạo 24 tấn/ngày. • Máy phát điện 2kva - 500kva.
• Bơm thuốc trừ sâu 12 lít và 16 lít. • Hộp số thuỷ 6 - 15 HP.
• Máy bơm nước các loại, vòi tưới phun bán kính 7m - 10m. • Quạt điện "Hoa Sen"
• Vòng bi các loại.
Tổng công ty cơ khí xây dựng(COMA):
Tổng Công ty cơ khí xây dựng là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 993/BXD-TCLĐ ngày 20-11-1995 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, trên cơ sở Liên hiệp các Xí nghiệp Cơ khí xây dựng từ năm 1975.
Tổng công ty Cơ khí xây dựng chuyên sản xuất, kinh doanh thiết bị cơ khí phục vụ ngành xây dựng và các ngành khác, thi công lắp đặt các công trình xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch các ngành xây dựng trong và ngoài nước theo yêu cầu của thị trường. Trong nhiều năm qua kể từ khi thành lập, tổng công ty luôn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ quản lý và cuyên môn kỹ thuật của lực lượng quản lý, tay nghề của công nhân viên với mục tiêu tăng năng suất lao động , chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ để có thể cạnh tranh trong và ngoài nước.Tổng công ty áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lựợng Sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002. Với đội ngũ hơn 5000 kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, với năng lực thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại, Tổng công ty đã và đang tham gia thiết kế, tư vấn, chế tạo, lắp đặt thiết bị các công trình xi măng như: Nhà máy xi măng Bút Sơn, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Sao Mai...., các nhà máy đường như Nhà máy đường Thạch Thành, Sơn La, Nghệ An....,các nhà máy điện như nhà máy điện Hiệp Phước, Nhiệt điện Phả Lại, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Mỹ, Thuỷ điện Sông Đà, Yaly, Hàm Thuận - Đa My, Cần Đơn..., Phân đạm Hà Bắc, cột điện đường dây 500KV, các cột truyền hình, cột vi ba, cac loại giàn không gian cho các công trình kiến trúc, nhà thi đấu thể dục thể thao trong và ngoài nước.
Tổng công ty cũng tham gia nhiều công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng trong và ngoài nước như: Xây dựng khu du lịch, trường học, đường giao thông, các công trình thuỷ lợi...
Để mở rộng thi trường, ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực thiết bị công nghệ sản xuất cũng như trình độ đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật các nghề, tổng công ty đã hợp tác, liên doanh với nhiều công ty, tổ
chức trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến .
Trong những năm tới, tổng công ty Cơ khí xây dựng tiếp tục đầu tư năng lực mới để trở thành một tổng công ty hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt các thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép, thiết bị thi công ngành xây dựng, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, xuất khẩu các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.
Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (Lisemco):
Đơn vị chế tạo cơ khí lớn nhất của Lilama, đơn vị trúng thầu cung cấp thiết bị lò hơi cho nhà máy điện Barh của Ấn Độ và đã thuê lại Lilama gia công chế tạo. Tổng số gồm 33.000 tấn thiết bị, với tổng trị giá lên tới 45 triệu USD, trong đó phần của Lisemco là 14.500 tấn, dự kiến sẽ hoàn thành hợp đồng vào tháng 2.2008. Lilama là đối tác quen thuộc của Tập đoàn Chế tạo lò hơi nhiệt điện của Nga TKZ, chuyên cung cấp thiết bị lò hơi cho một số công trình nhiệt điện TKZ trúng thầu tại Việt Nam. "Để giành được hợp đồng chế tạo thiết bị lò hơi với các cột thép có độ dài tới 116m bằng thép đặc chủng, Lisemco đã đầu tư chiều sâu, trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại, tự động hoá như máy vê chỏm cầu, máy cắt tôn, máy dập thuỷ lực, máy tiện đường kính lớn... Để chế tạo các thiết bị cơ khí siêu trường, siêu trọng, công ty đã hiện đại hoá các thiết bị nâng như cần cẩu 30 tấn, 150 tấn và hệ thống cầu trục trong các phân xưởng".
Năm nay lại là một năm Lisemco bận rộn với những đơn hàng xuất khẩu. Tháng 5.2008, công ty bàn giao hợp đồng chế tạo hệ thống ống lò hơi nhiệt điện cho công ty Doosan Babcock để xuất sang Mỹ, trị giá 29 tỉ đồng; hoàn thành dự án sản xuất thiết bị nhà máy luyện thép cho Siemens xuất sang Brazil, trị giá 34 tỉ đồng; chế tạo ống khói lò hơi cho công ty NEM (CHLB Đức), trị giá 180 tỉ, mới bắt đầu thực hiện từ tháng 7.2008 và đã hoàn thành khoảng 20% khối lượng công việc. Đến hết năm 2008, tổng giá trị các hợp đồng xuất khẩu của Lisemco đạt khoảng 25 triệu USD.
Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam
Là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt nam. Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hoạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có liên doanh HYUNDAI-VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD, có năng lực vào ụ sửa chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT. Các đơn vị thành viên VINASHIN nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam. Để xúc tiến mở rộng thị trường VINASHIN hiện có cơ quan đại diện ở các nước Đức, Hà lan, Ban lan, Úc, I rắc và Mỹ. VINASHIN đã từng đóng cần cẩu nổi 600T, sà lan tự nâng hạ 2000T, tàu hút bùn 1500m3/h xuất khẩu cho I rắc, các tàu vận tải quân sự cho Bộ Quốc Phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ, tàu nghiên cứu biển, tàu dầu 3500T, tàu chở khí hoá lỏng 2500T, tàu hàng khô 6500DWT, ụ nổi 8500T và các tàu tuần tra cho Hải quan v..v..
Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VINASHIN đang tích cực đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để khởi công trong 2002 đóng các tàu lớn hơn như tàu hàng 12000DWT, tàu chở dầu sản phẩm 13,500DWT, tàu chở dầu thô 100.000T, tàu Container 1016TEU và tàu hút bùn 1500m3/h. Với cơ sở vật chất cùng đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật bậc cao VINASHIN đã và đang cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đóng mới và sửa chữa với tính năng kỹ thuật và chất lượng cao. Sản phẩm của chúng tôi đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của các ngành kinh tế trong nước và xuất khẩu. Sự tăng trưởng của VINASHIN hằng năm đạt xấp xỉ 30% . Mục tiêu phát triển của VINASHIN đến năm 2005 đã được xác định là: VINASHIN sẽ xây dựng 3 trung tâm đóng tàu lớn ở ba miền.
Đến năm 2005, công nghiệp tàu thuỷ cùa VINASHIN thông qua các hình thức liên doanh và hợp tác với nước ngoài có thể đóng tàu có trọng tải
đến 80.000T và sửa chữa tàu có trọng tải đến 400.000T, sản xuất thép đóng tàu, các loại máy thuỷ, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ.v..v..
Sau năm 2005, VINASHIN sẽ tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, nâng cao năng lực các nhà máy để đóng được các loại tàu kỹ thuật cao phục vụ ngành dầu khí và quốc phòng, sản xuất, lắp ráp các thiết bị thuỷ, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá vật tư thiết bị phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu. Đến năm 2010, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu ngang bằng với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu thuỷ cũng sẽ đạt tới 60-70% sản phẩm, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác.
VII. CÁC SỰ KIỆN TIÊU BIỂU NĂM 2009
* Tổng thầu EPC LILAMA hoàn thành, bàn giao nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng cho EVN
Ngày 26/11/2009, tại Uông Bí, chứng chỉ nghiệm thu Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300 MW đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đại diện là Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 cấp cho Tổng công ty Lắp máy Việt Nam ( LILAMA)- nhà thầu EPC thực hiện dự án.
Chứng chỉ này chứng nhận rằng nhà thầu LILAMA đã hoàn thành công tác thiết kế (E), cung cấp thiết bị (P) và lắp đặt chạy thử (C) công trình đáp ứng yêu cầu của Hợp đồng số 190503/EVN- LILAMA ký ngày 19/5/2003 giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.
Hợp đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn đã chấp nhận nghiệm thu công trình, bàn giao đưa công trình vào vận hành thương mại và giao Công ty Nhiệt điện Uông Bí tiếp nhận, quản lý, vận hành nhà máy bắt đầu từ 0h ngày 27/11/2009 theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Tập đoàn.
Tổng thầu LILAMA sẽ chịu trách nhiệm bảo hành công trình theo đúng các điều khoản đã nêu trong Hợp đồng EPC.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí trong thời gian qua, vừa hiệu chỉnh, tối ưu hóa thiết bị và hệ thống, vừa phát điện theo yêu cầu của EVN nhằm ổn định
lưới điện đặc biệt trong mùa khô hàng năm. Tính đên nay, nhà máy đã phát lên lưới điện quốc gia hơn 1,5 tỷ Kw/h. Các thông số của tổ máy đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để phát điện an toàn và liên tục lên lưới. Thêm một lần nữa, Lilama khẳng định khả năng thực hiện các dự án lớn, phức tạp theo hình thức EPC của các doanh nghiệp trong nước.
* Lisemco xuất khẩu sản phẩm siêu trường siêu trọng
Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (Lisemco) thuộc tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đầu tư 500 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị công suất 25.000 tấn/năm và đầu tư nâng cấp hạ tầng ụ, triền để đóng tàu chuyên dùng xuất khẩu.
Thêm vào đó, nhà máy sản xuất thiết bị và kết cấu thép siêu trường, siêu trọng công suất 25.000 tấn/năm của công ty đã được đầu tư các thiết bị hàng đầu. công ty đã xuất khẩu sản phẩm thiết bị, kết cấu thép vào các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Australia và Nam Mỹ. Năm 2007 công ty kí hợp đồng xuất khẩu hệ thống lò hơi nhà máy nhiệt điện cho Ấn Độ trị giá gần 4 triệu USD và hợp đồng đóng mới 10 tàu vỏ thép container đa năng lọai trọng tải 3.500 tấn/chiếc sang Công hòa Liên bang Đức.
Khánh thành nhà máy thủy điện Sông Ông
Ngày 2/8/2009 tại xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, công ty cổ phần Thủy điện Sông Ông đã làm lễ khánh thành nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW. Tới dự buổi lễ có đại diện chủ đầu tư, các nhà thầu, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh thuận và đại diện các sở, ban ngành của tỉnh .
Dự án nhà máy thủy điện Sông Ông là bậc thang cuối của hệ thống thủy điện bậc thang từ thủy điện Đa Nhim, thủy điện Sông Pha đến thủy điện Sông Ông. Nhà máy có tổng mức đầu tư hơn 194 tỷ đồng, công suất thiết kế 8.1 MW. Các hạng mục chính của nhà máy gồm: đập dâng, đập tràn, kênh dẫn nước, thiết bị cơ khí thủy lực, thiết bị cơ khí thủy công...
Để hoàn thành nhà máy, các đơn vị Lilama tham gia thi công đã san lấp, vận chuyển xây lắp hơn 200.000 m3 đất đá, 25.000m3 bê tông, 1.166 tấn
cốt thép; thiết kế, cung cấp, lắp đặt gần 2.000 tấn thiết bị kết cấu thép; chạy có