4. Thực trạng thu hút FDI xan hở Việt Nam trong thời gian qua
4.3. Thu hút FDI "xanh" gắn với mục tiêu phát triển bền vững
Sau 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, phát triển nhiều dự án đầu tư với sự đa dạng về hình thức, quy mô và lĩnh vực, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước đã quán triệt chủ trương xuyên suốt, đó là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”; “Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp (DN) và nhân dân.
Triển khai chủ trương, quan điểm trên, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành và ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia phát triển,
Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh hóa sản xuất, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
FDI vẫn tiếp tục được xác định là kênh đầu tư quan trọng để Việt Nam xây dựng nền kinh tế xanh, giúp Việt Nam hiện thực hóa nhanh các định hướng phát triển. Để thực hiện những mục tiêu nêu trên, Chính phủ Việt Nam triển khai, ban hành một số chính sách quan trọng như hoàn thiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế; Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh…
Trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh có 3 mục tiêu chính, đó là: Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có, khuyến khích phát triển các vùng kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; Nghiên cứu ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến, nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; Nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.
Như vậy, thu hút FDI được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nước ta thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết quả sau 30 năm triển khai chính sách thu hút nguồn vốn FDI, các loại hình dự án sản xuất công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tính đến 20/12/2018 đã có 3.046 dự án cấp phép mới tại Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 17.976,2 triệu USD. Bên cạnh đó, có 1.169 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.596,7 triệu USD. Tổng số vốn dự án FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm trong năm 2018 đạt 35,46 tỷ USD. Vốn đầu FDI thực hiện đạt khoảng 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017.
Nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề như: Luyện kim, phá dỡ tàu biển, sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi, sản xuất hóa chất, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; nhuộm, giặt mài, thuộc da, lọc hóa dầu, sản xuất cốc, khí
hóa than… đã được đầu tư phát triển. Theo số liệu thống kê, tính đến đầu năm 2018, cả nước có 156 dự án FDI trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường, chiếm 0,62% số vốn dự án FDI vào Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực này là 3,86 tỷ USD, vốn góp đăng ký là 897,6 triệu USD; chiếm 1,2% tổng vốn đăng ký đầu tư các dự án FDI vào Việt Nam. Các dự án FDI đăng ký trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường còn rất thấp so với các lĩnh vực khác cả về số lượng và tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư của một dự án trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường khá cao, đạt mức trung bình 24,76 triệu USD/dự án, trong khi quy mô vốn đăng ký bình quân của dự án FDI vào Việt Nam đạt khoảng 13 triệu USD/dự án…
Bên cạnh những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, vấn đề thu hút dự án FDI đã, đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức, nhất là vấn đề môi trường. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2017 cho thấy, gần đây đã có chiều hướng chuyển dịch dòng vốn FDI tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như: Sửa chữa tàu biển, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm… vào Việt Nam.
Thực tế cho thấy, nhiều dự án FDI ở Việt Nam là ngành sản xuất thô, có tính gia công cao, mức độ phát thải lớn, giá trị gia tăng thấp, thiếu những ngành công nghiệp mang tính nền tảng như công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao.
Đây là những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do có lượng chất thải gồm nước thải, khí thải và chất thải rắn lớn, có nồng độ các chất ô nhiễm cao. Nhiều DN FDI đã nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, thiếu giải pháp công nghệ xử lý chất thải. Trên góc độ ngành, lĩnh vực dịch vụ và chế tạo, chế biến là những ngành thu hút FDI vào Việt Nam nhiều nhất trong 30 năm qua, trong khi các ngành khoáng sản và nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Nhìn chung xu hướng xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua đầu tư FDI đang ngày càng gia tăng và Việt Nam có nguy cơ trở thành một trong những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao. Trong khi, năng lực phòng ngừa, kiểm soát, bảo vệ môi trường của một số DN FDI còn bất cập.
Trong thực tế đã xảy ra một số vụ việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của các DN FDI, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống người dân. Điển hình nhất là sự cố gây ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trong năm 2016. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có nhiều song tựu trung có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản sau:
Nguyên nhân khách quan: Áp lực lên môi trường ngày càng lớn bởi quá
trình gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, công nghiệp hóa mạnh, gia tăng sản xuất nông nghiệp, tư duy ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường, vẫn còn tồn tại một số lượng lớn các lĩnh vực,
loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, công nghệ sản xuất thấp, lạc hậu… đã làm gia tăng các nguồn gây ô nhiễm, phát sinh chất thải lớn ra môi trường.
Nguyên nhân chủ quan: Chủ yếu là do chưa có biện pháp, công cụ phòng
ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả, nhất là trong việc phát hiện, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn. Nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số cơ quan ban ngành địa phương, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế.
Tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án FDI. Nhiều địa phương rải thảm đỏ thu hút dự án FDI bằng mọi giá, ít có chọn lọc, đã chấp nhận những DN FDI khai thác tài nguyên giá rẻ với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Một nguyên nhân không nhỏ của tình trạng này là do năng lực quản lý nhà nước còn thấp và các rào cản về thể chế vẫn còn tồn tại. Trình độ quản lý của một số cơ quan quản lý còn hạn chế, chưa dự báo được các tác động môi trường từ các dự án FDI; biện pháp quản lý còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Vấn đề quy hoạch, nhất là về quy hoạch môi trường chậm được ban hành, dẫn đến thiếu căn cứ thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư.
Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong kiểm soát các nguồn thải từ các dự án FDI chưa hiệu quả, đồng bộ, chặt chẽ. Một vài ưu tiên chính sách quan trọng liên quan đến những nội dung như: tạo ra cơ hội việc làm chất lượng cao, xây dựng liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà cung cấp trong nước và DN quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng và thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh thành, chính sách môi trường và các khung chính sách khuyến khích liên quan chưa mang lại tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực này hoặc đã bị thay đổi đáng kể trong 5 năm qua.
Trong những năm qua, đối tượng của công tác quản lý nhà nước về môi trường tăng nhanh, các vấn đề môi trường ngày càng lớn và phức tạp, trong khi Việt Nam chưa có đủ kinh nghiệm và cơ chế, tiêu chuẩn môi trường để sàng lọc hiệu quả các dự án FDI; chưa lường hết được những nguy cơ tiềm ẩn về vấn đề gây ô nhiễm môi trường của một số dự án FDI, nhất là những dự án phát sinh nguồn thải lớn để có biện pháp quản lý, giám sát hiệu quả. Quy luật phát triển và kinh nghiệm của các nước cho thấy, nhóm 20% DN, dự án, cơ sở sản xuất lớn, công nghệ lạc hậu phần lớn gây ra vấn đề về môi trường trong cả vòng đời sản xuất…
Tóm lại, dù hoạt động thu hút vốn FDI đã có những kết quả ấn tượng nhưng Việt Nam cũng dần nhận thức được rằng cần phải có một sự thay đổi chiến lược về chính sách, cụ thể là hướng tới thu hút FDI “xanh”, để duy trì khả năng cạnh tranh, thu hút bền vững nguồn vốn FDI gắn với mục tiêu phát triển