NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM

Một phần của tài liệu db202010 (Trang 28 - 34)

18. Đào Minh Khoa VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO: TRUY TỐ 7 BỊ CAN TRONG VỤ ÁN THAM NHŨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG MA

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM

Tập trung chỉ đạo điều hành, thực hiện các giải pháp, kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2010, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu của tỉnh giao là giảm tỷ lệ sinh 0,6%o; Đẩy nhanh tiến độ nâng cao chất lượng hoạt động nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số đã đề ra trong năm 2010.

Đôn đốc, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện điều tra thực trạng tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, đồng thời tổ chức thực hiện nghiệm thu phiếu điều tra, tiến hành tổng hợp và xây dựng báo cáo đánh giá kết quả điều tra và trình Sở Y tế để báo cáo HĐND, UBND tỉnh.

Thực hiện kế hoạch hành động triển khai Chiến lược truyền thông chuyển đổi hành vi về DS–KHHGĐ giai đoạn 2006 – 2010 và Pháp lệnh Dân số (sửa đổi) với mục tiêu tạo môi trường xã hội và điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng nâng cao nhận thức về DS–KHHGĐ.

Triển khai đồng bộ các hoạt động truyền thông và giáo dục thay đổi hành vi nhằm tạo thuận lợi về chính sách và dư luận xã hội, thúc đẩy cộng đồng, gia đình và cá nhân chủ động thực hiện công tác DS–KHHGĐ (chấp nhận và sử dụng các biện pháp tránh thai, chỉ sinh từ 1 hoặc 2 con; Giảm người sinh con thứ 3 trở lên; Giãn khoảng cách giữa hai lần sinh; Làm mẹ an toàn; Giảm viêm nhiễm đường sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và không lựa chọn giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số).

Tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động truyền thông ở cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể đã ký kết hợp đồng trách nhiệm về tuyên truyền; Xây dựng và sửa chữa cụm pano cố định và sửa chữa một số nội dung phù hợp trên pano phù hợp với nội dung tuyên truyền mới; Sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông mẫu với nhiều hình thức như: Tranh lật, tờ rơi, băng video, băng casset…;

Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhất là phấn đấu thực hiện đơn vị xã phường không sinh con thứ 3 trở

lên, chọn mô hình điển hình tiên tiến để nhân rộng diện khen thưởng vào dịp tổng kết năm 2010;

Đáp ứng đầy đủ, an toàn, kịp thời nhu cầu của người dân, cả về số lượng và chất lượng đối với dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, trên cơ sở tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 0,5%/năm, nâng khả năng tư vấn dịch vụ KHHGĐ, thực hiện lồng ghép hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản với hoạt động nâng cao chất lượng dân số; Hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại chỗ.

22. PV. HƠN 9,7 TỶ ĐỒNG NÂNG CẤP, CẢI TẠO ĐƯỜNG CHU VĂN THỊNH / PV// Đại biểu nhân dân.– Ngày 27/10/2010.- Số 300 // Đại biểu nhân dân.– Ngày 27/10/2010.- Số 300

Tuyến đường Chu Văn Thịnh (thuộc Thành phố Sơn La) có tổng chiều dài gần 1,8 km từ ngã tư Cầu Trắng đến ngã tư UBND thành phố vừa được khởi công cải tạo, nâng cấp. Công trình do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Sơn La làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 9,7 tỷ đồng. Công trình hoàn thành góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện khai thác, bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị; Đáp ứng các tiêu chí đô thị của thành phố xanh, sạch, đẹp và văn minh. Dự kiến đến tháng 5/2011, công trình sẽ hoàn thành.

23. Thanh Thùy. TIN VẮN / Thanh Thùy // Văn hóa.– Ngày 27/10/2010.- Số 1915

Từ năm 2006 đến nay, tỉnh Sơn La đã đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho các hộ dân vùng tái định cư Thủy điện Sơn La. Trong đó mở 819 lớp tập huấn theo nhu cầu cho 33,436 lượt hộ; Tập huấn cho 1.820 lượt cán bộ chủ chốt…

24. Lưu Thị Cơ. CÓ MỘT NGƯỜI VỢ CỰU CHIẾN BINH / Lưu Thị Cơ // Cựu chiếnbinh Việt Nam.– Ngày 28/10/2010.- Số 834 binh Việt Nam.– Ngày 28/10/2010.- Số 834

Chị Nguyễn Thị Lợi, tiểu khu 1, xã Mường Bú, huyện Mường La, Sơn La, có chồng là cựu chiến binh, mất khi chị mới 32 tuổi, song chị tần tảo nuôi các con và có rất nhiều đóng góp trong các phong trào của tiểu khu. Là chi hội phó chi hội phụ nữ, đội phó đội văn nghệ, chị từng được lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La tặng thưởng giải nhất; Dự thi “Tuyên truyền viên phòng chống ma túy” do phụ nữ huyện Mường La tổ chức, chị cũng đoạt giải nhất huyện; Dự thi “Nông thôn tìm hiểu pháp luật”, chị đoạt giải ba.

Nhà chị có 1 ha trồng nhãn, xoài và táo đã được thu hái từ nhiều năm nay, song chị đã mạnh dạn chặt phá một số cây, đưa cây thanh long vào thay thế. Hiện chị đã trồng 300 gốc đã thu hoạch sang năm thứ 3. Mỗi đợt chị thu hái khoảng 200 – 300 quả, được 200kg đến 250kg quả, với giá bán đổ cho quán là 45.000 đồng/kg. Mỗi năm, trừ chi phí, chị thu lãi từ thanh long từ 50.000.000 đến 60.000.000 đồng.

Bao năm qua, 4 mẹ con chị vẫn sống nhờ mảnh vườn ấy, cho tới nay các con chị đã trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định và đều chăm ngoan hiếu thảo.

25. PV. ĐỀ NGHỊ KIỂM TOÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA / PV // Tin tức.– Ngày29/10/2010.- Số 302 29/10/2010.- Số 302

Báo cáo giám sát về Dự án Thủy điện Sơn La vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội ngày 28/10.

Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đến nay tổng mức đầu tư hiệu chỉnh cho công trình đã ở con số 58.483,412 tỷ đồng, tăng gần 60% so với Nghị quyết của Quốc hội (36 nghìn tỷ đồng). Do vốn đầu tư cho Thủy điện Sơn La tăng khoảng 60% so với Nghị quyết của Quốc hội nên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội để xem xét, quyết định. Đồng thời, để tăng hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát tiền của Nhà nước, Ủy ban cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, thanh tra, kiểm toán các hạng mục công trình của Thủy điện Sơn La.

26. Lê Tuấn. NỖI BUỒN TRONG NHỮNG “MÁI NHÀ CÔI CÚT” / Lê Tuấn // Anninh biên giới.– Tháng 10/2010.- Số 10 ninh biên giới.– Tháng 10/2010.- Số 10

Cơn mưa mỗi lúc một xối xả. Đi trên con đường nhỏ ven đồi mà chúng tôi nghĩ đang lội bì bõm dưới ruộng lúa vừa bơm nước. Quanh co, ngoắt ngoéo gần một giờ đồng hồ, khi cơn mưa tạm ngớt cũng là lúc chúng tôi đến được với trung tâm xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Người đầu tiên chúng tôi gặp là cựu trưởng bản Lò Văn Im, hiện là Bí thư Chi bộ bản Mường Và. Tuổi lục tuần, sinh ra và lớn lên tại bản nên ông Im đã tận mắt chứng kiến không biết bao nhiêu “cái chết trắng” đau lòng xảy ra ở bản ông. Khi được hỏi về số người nghiện trong bản, ông đếm nhẩm, rồi trầm giọng: “Mường Và có tổng cộng 284 hộ nhưng có tới hàng chục gia đình mẹ góa, con côi, những cặp vợ chồng mới cưới được vài ba tháng đã “tan đàn sẻ nghé” vì ma túy. Còn những con nghiện cũng có đến hơn 50 đối tượng… Đấy là đã “đỡ” nhiều lắm rồi, chứ vài năm trước, thì chẳng kiểm soát nổi. Con nghiện nhiều, nảy sinh đủ loại tệ nạn trộm cắp, đến nỗi cái khăn mặt cũng chẳng ai dám phơi ở ngoài”.

Ông Im vừa lắc đầu vừa chỉ tay về phía dãy nhà xác xơ: “Ba mái nhà san sát nhau đó, đều cùng cảnh góa phụ nuôi con”. Chúng tôi bước đến, trong ánh sáng hắt lên từ bếp lửa, một thiếu phụ gầy gò, chân không đi dép, bước ra. Chị rón rén đón tôi với nụ cười ngượng nghịu. Hai lúm đồng tiền như hai cái xoáy nước, mớ tóc búi tròn trên đỉnh như cố níu lại bóng dáng tuổi xuân đang qua trên khuôn mặt u buồn. Căn phòng lờ mờ hiện ra một chiếc giường chiếm gần nửa diện tích vẫn được phủ bởi chiếc màn nửa trắng nửa đen. Căng mắt lên một chút có thể thấy nồi niêu, dao rựa lổn nhổn giữa đống hòm xiểng lăn lóc ở xó nhà. Tôi ngồi vào mép giường, nhận bát nước chị mời và bắt đầu cuộc trò chuyện. Chị là Lò Thị Phượng, SN 1976, là mẹ của hai con gái, cháu lớn cũng 16 tuổi, cháu út 12 tuổi.

Nên vợ nên chồng với anh Đường Văn Diện từ năm 1994, chị làm nương, anh đi xẻ gỗ thuê, cuộc sống thật yên ả, hạnh phúc. Song, một ngày con “ma phiện” bắt đầu “gõ cửa” nhà anh chị. Với đôi mắt đỏ hoe, có lẽ đã cạn khô lệ, chị Phượng nhớ lại: “Chồng tôi bắt đầu nghiện từ khi nào tôi không còn nhớ chính xác, chỉ biết hồi ấy khi cháu út mới sinh được vài tháng. Sau mỗi lần đi làm thuê về, anh ấy bỏ vợ con theo đám thanh niên tụ tập tới khuya. Vài tháng sau, anh ấy lập bàn hút ngay tại nhà. Rồi anh gắng đi làm được bao nhiêu cũng không đủ nhét vừa lỗ điếu. Nhiều hôm con nhỏ khóc thét vì đói sữa, anh cũng chẳng màng tới vì những cơn phê cứ triền miên. Khi tỉnh dậy, nhìn ba mẹ con, anh đã quyết tâm cai nghiện. Ban đầu, anh ấy xin cai tại trung tâm của xã, sau đó đi cai tới 2 lần trên huyện. Nhưng “nàng tiên nâu” không buông tha và suốt 10 năm chồng tôi vật lộn với những cơn thiếu thuốc”. Đến cuối năm 2004, anh Diện đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại ba mẹ con kiệt quệ trong căn nhà trống không.

Chia tay chị Phượng, bước được vài bước, ngước nhìn lên ngôi nhà sàn lụp xụp được dựng từ cả thập kỷ, tôi không khỏi chạnh lòng khi thấy một bé gái chừng 10 tuổi đang ngồi giữa bậc thang trước cửa nhà đối diện. Trong bộ quần áo chỗ thủng chỗ vá, em khúm núm nhìn xuống phía đám trẻ đang nô đùa với quả bóng nhựa, tung lên thả xuống cười hét ầm ĩ. Tiến lại gần, bé gái nhìn tôi với ánh mắt tủi tủi, sợ sệt. Sau khi nghe anh Bích, một cán bộ biên phòng tăng cường xã đi cùng giới thiệu, tôi biết được em bé tên Lường Thị Hòa, là con gái út của gia đình chị Tòng Thị Phong, một góa phụ mới ngoài ba mươi tuổi… 12 tuổi, bé Hòa đã phải sống và chứng kiến 7 năm cha bị ma túy hành hạ. Đến một hôm, sau giấc ngủ em tỉnh dậy thì không còn thấy cha vật lộn với ma túy nữa. Đó cũng là ngày em vĩnh viễn mất cha. Đến nay, ngót nghét gần 5 năm em sống trong mặc cảm, tự ti cùng mẹ. Cứ mỗi buổi chiều, em chỉ biết ngồi nhìn đám bạn cùng trang lứa chơi đùa với ánh mắt khát khao, thèm muốn.

Mặc dù “cơn lốc trắng” đã nguôi ngoai, nhưng những di chứng của nó để lại vẫn ảnh hưởng rất nặng nề đến các bản nơi đây. Nỗi đau ma túy ở nhiều bản làng ở Mường Và. “Nỗi đau ma túy” ở đây vẫn còn âm ỉ “cháy”. Trao đổi với chúng tôi, ông Vì Văn Chỉnh, Bí thư Đảng ủy xã Mường Và cho biết: Năm 2009, toàn xã còn 244 người nghiện ma túy qua phát giác và xét nghiệm. Xã đã lập Ban chỉ đạo phòng chống ma túy nhằm tuyên truyền, vận động được 74 đối tượng đi cai nghiện tại Trung tâm cai nghiện 06 của tỉnh Sơn La, số còn lại chuyển lên trại cai nghiện của huyện hoặc tập trung cắt cơn tại xã. Hiện nay, bản được coi là “tâm dịch” ma túy vẫn là bản Mường Và. Cùng với các chính sách về xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, đời sống của bà con tại xã nói chung đang từng bước thay da đổi thịt. Từng ngôi nhà kiên cố được xây dựng, khiến Mường Và “choàng tỉnh” sau “nỗi đau ma túy”…

27. Mai Anh. 3 GÃ TRAI HỌ TRÁNG VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO GIẤC MƠ“TIỀN ĐÔ” / Mai Anh; Trúc Hà // An ninh biên giới.– Tháng 10/2010.- Số 10 “TIỀN ĐÔ” / Mai Anh; Trúc Hà // An ninh biên giới.– Tháng 10/2010.- Số 10

Từ giữa tháng 8/2010, các trinh sát Cục Phòng chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng (BĐBP), đồn Biên phòng cửa khẩu Pa Háng, Bộ đội biên phòng Sơn La và Công an huyện Phù Yên, Sơn La lăn lộn ở các mé rừng để theo dõi hoạt động của nhóm đối tượng nghi vấn là Tráng A Dơ, SN 1991; Tráng A Ma, SN 1988; Tráng Láo Của, SN 1985 đều trú tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, Sơn La. Qua điều tra, xác minh, Cục Phòng chống tội phạm ma túy BĐBP xác định đây là đường dây buôn bán ma túy mới được hình thành nhưng không hề “kém cạnh” so với các đường dây “cộm cán” khác về mức độ “đi hàng” mỗi lần…

Khi đã có đầy đủ căn cứ, Cục Phòng chống tội phạm ma túy BĐBP quyết định xác lập chuyên án mang bí số 710L nhằm triệt phá “ngay từ đầu và tận gốc” đường dây ma túy nguy hiểm này. Quá trình điều tra, các trinh sát nhận thấy, trong đường dây này, Tráng Láo Của dù không phải là người nhiều tuổi nhất nhưng đã nhiều lần chứng tỏ được sự liều lĩnh, lại là anh trai của Tráng A Dơ, kẻ được coi là “lắm mưu, nhiều kế” (Tráng A Dơ là học sinh lớp 12 của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành phố Sơn La) nên được cả nhóm tôn làm “đại ca”. Dưới sự chỉ đạo của Của, các đối tượng đã xây dựng một mạng lưới rất chặt chẽ với sự tham gia của các đối tượng ở ngoại biên và nội địa. Để đối phó với cơ quan chức năng, bọn chúng thường thay đổi quy luật vận chuyển “hàng” để tránh con mắt nghi ngờ của những người xung quanh. Bởi vậy, đã nhiều lần ban chuyên án đã phải thu hồi lệnh phá án. Cho đến sáng ngày 19/9, các trinh sát nằm vùng Lóng Sập báo cáo về ban chuyên án: “Cáo đã rời ổ”. 18 giờ ngày 19/9, 3 đối tượng nghi vấn đi từ huyện Bắc Yên về huyện Phù Yên bằng xe máy. Tại ngã 3 Gia Phù, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, một tổ trinh sát phát hiện Tráng A Dơ đi trước làm nhiệm vụ dò đường, liền phát lệnh “kiểm tra hành chính”. Rất bình tĩnh, Dơ lấy lí do cần đến trường nên “mong các chú cho cháu đi kẻo muộn học”. Nếu bình thường, hẳn không ai nỡ từ chối đề nghị của chàng thanh niên Mông “hiếu học” này, nhưng các trinh sát đã ngay lập tức thu giữ điện thoại của Dơ, khiến hắn không thể gọi điện báo cho đồng bọn. Chắc mẩm “đường thông”, Tráng Láo Của, Tráng Láo Ma “lạc” vào đội hình mật phục và bị tóm gọn. Kiểm tra chiếc xe máy mang BKS 26K7-7859 của Tráng Láo Của, các trinh sát phát hiện một gói chất bột màu trắng, một gói chứa các viên nén màu hồng được giấu trong khung xe máy. Ban đầu, các đối tượng tỏ ra bất hợp tác bằng những câu nói ngô nghê và đặc biệt không sử dụng tiếng phổ thông để giao tiếp. Các trinh sát quyết định công phá “bức tường ngôn ngữ” bằng cách đấu tranh với Tráng A Dơ, kẻ đang học lớp 12, không thể nói không biết tiếng phổ thông. Các trinh sát cũng tin rằng, dẫu sao Dơ cũng là người có hiểu biết hơn cả, sẽ hiểu được chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với những người thành tâm hối cải. Và vụ việc dần được làm sáng tỏ. Từ lời khai của Dơ, tổ công tác tiếp tục khám chiếc xe máy mang BKS 26K8-9836, thu bên trong khung của chiếc xe máy một thỏi chất bột màu trắng, dạng nén. Qua giám định, tổng số ma

Một phần của tài liệu db202010 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w